Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không?
Bệnh đau mắt hột gây nhiều phiền toái đến cuộc sống của người mắc bệnh. Nhưng liệu tất cả mọi người đều biết bệnh đau mắt hột là gì? Nguyên nhân của nó xuất phát từ đâu? Và liệu chúng có nguy hiểm không? Bài viết hôm nay sẽ đưa các bạn tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này.
Bệnh đau mắt hột là gì?
Bệnh đau mắt hột là một căn bệnh mà kết mạc và giác mạc của mắt bị viêm mạn tính. Vi khuẩn Chalamydia Trachomatis chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau mắt hột. Vi khuẩn có thể gây bệnh trên nhiều bộ phận của cơ thể, đó có thể là đường hô hấp, mắt, với người trưởng thành có thể ở đường sinh dục, hay với trẻ em là ở phổi. Ngoài vi khuẩn chính đó ra,bệnh đau mắt hột còn do các tác nhân khác gây nên như:
- Điều kiện sống thấp và đông đúc: Các vi khuẩn khi được ở trong môi trường sống thấp sẽ có khả năng phát triển và sinh sống mạnh mẽ. Đồng thời nguy cơ lây nhiễm của chúng còn cao hơn khi sống trong không gian hẹp.
- Điều kiện vệ sinh kém: Tình trạng ô nhiễm khu vực sống, nguồn nước ô nhiễm không được xử lý sạch, vệ sinh yếu kém khiến cho mắt dễ mắc bệnh. Bệnh có nguy có lây lan hơn khi trong khu vực điều kiện và môi trường sống nhiều ruồi,muỗi và côn trùng hay những như chưa xây dựng nhà vệ sinh.
Biểu hiện của bệnh đau mắt hột
- Nổi hột: Rìa giác mạc hay bề mặt kết mạc xuất hiện nốt hình tròn và nổi lên phía trên, vây quanh nhiều mạch máu và có màu trắng xám
- Thẩm lậu: Tế bào lympho, plasmo,.. gây ra những phản ứng của tình trạng viêm mãn tính khiến cho hệ mạch ở dưới bị che bởi kết mạc bị đục và phù. Khi rìa giác mạc xuất hiện thẩm lậu khiến cho giác mạc bị đục và nông.
- Nhú gai: Ở giữa là trục mạch máu, màu hồng đặc trưng, lan tỏa ra xung quanh những mao mạch. Đây là quá trình giãn mạch, các tế bào viêm bị nhâm nhiễm do sự tăng sinh của những mao mạch.
- Sẹo: Khi bệnh đau mắt hột đã hình thành trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sẹo. Sụn mi trên sẽ là nơi tổn thương phổ biến, hình thành những dãi xơ màu trắng giống hình ngôi sao và phân nhánh.
Bệnh đau mắt hột có tự khỏi không ?
Bệnh đau mắt hột chính là hậu quả của những tác nhưng bên ngoài môi trường khiến vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc với mắt, chúng không được tiêu diệt, dần dần tích tụ và phát bệnh. Hầu hết các trường hợp bị bệnh đau mắt hột đều có sự can thiệp của nhiều phương pháp điều trị nhằm giúp thị giác không bị ảnh hưởng
Đến hiện tại, vẫn chưa có thống kê cụ thể liệu bệnh đau mất hột có thể tự khỏi mà không cần chữa trị hay không. Bởi vì hầu hết các người mắc bệnh đều nhờ sự thăm khám của bác sĩ và điều trị kịp thời vì tránh những biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra.
Nhiều yếu tố có thể quyết định đến việc bệnh đau mắt hột có khả năng tự lành hay không như cơ địa, tình hình sức khỏe hay công tác xử lý và chăm sóc của người mắc. Để tránh căn bệnh này thì bạn nên tự có những biện pháp làm vệ sinh sạch sẽ vùng mắt đúng cách ngay khi vừa tiếp xúc với những chất bẩn.
Ngoài ra, thực đơn ăn uống hằng ngày phải được bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhằm tăng hệ thống miễn dịch cũng như sức đề kháng cho cơ thể để bệnh đau mắt hột nhanh khỏi
Nếu tình trạng bệnh đau mắt hột đang còn nhẹ, và có hành động xử lý đúng lúc sẽ có cơ hội cho bệnh tự khỏi.
Tuy nhiên không nên xem thường bệnh đau mắt hột vì rất có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như mù lòa, dị tật hay sẹo nếu không phát hiện sớm cũng như điều trị không kịp thời hoặc sai cách.
Vì thế, khi phát hiện mình bị đau mắt hột thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thay vì để cho nó tự khỏi
Đau mắt hột nguy hiểm thế nào ?
Như đã được đề cập ở phía trên, bệnh đau mắt hột và những điều nên biết về việc có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được điều trị và xử lý kịp thời. Nếu không, hậu quả về sau có thể xảy ra rất nặng nề với những biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
- Viêm kết mạc mạn tính: Ngứa mắt, đỏ và cộm mắt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
- Lông xiêu, lông quặm: Lông mi khi quá trình kết mạc bờ mi bị tổn thương dẫn đến chúng bị xiêu vẹo, quặp và biến dạng, giác mạc bị những sợi lông mi này liên tục cọ xác dẫn đến trầy xước, tổn thương, loét và đục giác mạc
- Mù lòa: Nhãn cầu bị viêm mủ do vi khuẩn xâm nhập từ việc người bệnh không vệ sinh sạch sẽ, kém hiệu hỏa dẫn tới tình trạng này
- Viêm sụn mi: Sụn mi bị biến dạng, bờ mì phát triển dày lên, xơ hóa
- Loét giác mạc: Nhức mắt, đau mắt, sợ ánh sáng và dẫn đến việc người bệnh bị loạn thị do biến dạng giác mạc, đục và có nguy cơ mù lòa
- Bội nhiễm: Bệnh đau mắt hột khiến tổn thương giác mạc, làm chúng dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, vi nấm
- U hạt: diện đồng tử có thể bị các u hạt này lan vào, thậm chí nguy cơ toàn bộ giác mạc đều bị
- Loạn thị: Giác mạc bị lởm chởm dẫn đến đường đi của ánh sáng bị sai lệch, làm giảm thị lực gây loạn thị
- Viêm tuyến lệ: khiến mắt bị chảy nước mắt sống, mờ mắt
- Khô mắt: loét giác mạc, nguy cơ mù mắt do thủng giác mạc.
Bài viết đã điểm qua những điều cần biết về căn bệnh đau mắt hột gây nên nhiều khó chịu cho người mắt. Dù bất cứ vấn đề gì về mắt, cũng nên được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tránh để lại những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời thực hiện nhiều biện pháp phòng bệnh để có thể bảo vệ cửa số tâm hồn của bạn được tốt nhất
Trả lời