Đau mắt hột và những điều nên biết
Như những căn bệnh về mắt khác, đau mắt hột là tình trạng viêm mắt khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu khi gặp phải những triệu chứng của nó. Song song, nhiều người vẫn tâm thế chủ quan và không chăm sóc kỹ cũng như nhờ sự điều trị của các y bác sĩ khiến biểu hiện bệnh nghiêm trọng và hồi phục chậm hơn. Cùng chúng tôi điểm qua một vài thông tin về căn bệnh khá phổ biến trong đời sống con người hiện nay.
Nguyên nhân của đau mắt hột
Khái niệm đau mắt hột
Đau mắt hột hay được biết đến là một bệnh thuộc viêm kết mạc và giacs mạc mà Chlamydia chính là vi khuẩn chính gây nên. Đặc tính bệnh có thể trở thành mạn tính. Bệnh có yếu tố lây lan và có thể bùng thành dịch khi người lành tiếp xúc trực tiếp với dịch gỉ hay nước mắt, hoặc có thể lây qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang mắc bệnh
Hình thành các hột ở vùng mắt là tổn thương cơ bản của đau mắt hột. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến diễn biến bệnh nặng hơn khi sự to lên của các hột làm chúng nổi trên bề mặt giác mạc. Và khi chúng vỡ ra có thể để lại sẹo. Sẹo tùy vào mức độ, nhưng khi bị nặng, chúng có thể làm sụn mi bị ngắn đi khiến các lông quặm phát triển do mi bị lộn vào phía trong bờ.
Đồng thời, thủng giác mạc hoặc loét giác mạc có thể xảy ra nếu khi bị lông quặm không được điều trị. Ngoài ra còn có thị lực bị giảm sút do viêm nội nhãn,, nguy hiểm hơn còn có khả năng bị mù vĩnh viễn.
Nguyên nhân đau mắt hột
Như đã được đề cấp phía trên, nguyên nhân chính của đau mắt hột là gây ra bởi chủng vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Nó tồn tại một số đặc điểm như sau:
- Chlamydia Trachomatis không chỉ là tác nhân gây bệnh về mắt mà còn có thể trở thành nguyên nhân của các căn bệnh liên quan đến đường tiết niệu sinh dục. Tổng cộng có tất cả 15 tuýp huyết thanh, có tính chất khác nhau và tác động đến các vấn đề về mắt và đường sinh dục
Trong môi trường lạnh có nhiệt độ cực thấp, chúng dễ dàng phát triển và sống tốt đến hàng tuần. Và ngược lại, ở nhiệt độ cao tầm 50 độ C chúng sẽ bị chết chỉ trong vòng 15 phút. Không sống được quá thời gian là 24h nếu ở bên ngoài cơ thể con người
Ngòai nguyên nhân chính là do vi khuẩn, một số tác nhân khác có thể khiến bạn mắc bệnh đau mắt hột như:
- Khi điều kiện sống không được cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các vi khuẩn
- Sống trong môi trường đông đúc, không gian sống hẹp sẽ là yếu tố nguy cơ khiến con người dễ mắc bệnh đồng thời khả năng lây nhiễm ra cộng đồng dễ dàng hơn
- Ô nhiễm khu vực sống khi tình hình vệ sinh kém, vệ sinh cá nhân không tốt khi thường xuyên để mắt và tay trong trạng thái bẩn sẽ khiến bệnh dễ lan rộng hơn
- Ngoài ra vấn đề tuổi tác cũng có thể là một phần trong tình trạng mắt bệnh đau mắt hột ở người như trẻ em có độ tuổi từ 2 đến 6 là đôi tượng dễ gặp phải vấn đề này nhất.
- Nước sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày không được đảm bảo chất lượng và sạch sẽ, không qua công nghệ lọc nước nào để loại bỏ các mầm bệnh ra khỏi nguồn nước khiến chúng dễ dàng đi vào cơ thể con người và khiến người mắc bệnh.
Triệu chứng của đau mắt hột
2 bên mắt thường sẽ cùng xuất hiện một số triệu chứng điển hình của đau mắt hột như:
- Cảm giác ngứa nhẹ, bắt đầu xuất hiện tình trạng sưng mí, kích ứng mí mắt và mắt
- Gỉ mắt lúc này phát triển nhiều kèm theo với đó là dịch mủ và dịch nhầy
- Cảm giác đau rát ở mắt, trở nên cực kì nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng đồng thời thường xuyên chảy nước mắt
- Hột xuất hiện ở mắt: Tập hợp thành những nốt hình tròn,nổi lên một chút trên bề mặt giác mạc, có những mạch máu bao bọc ở phía trên đồng thời hột có màu xám trắng. Vị trí thường xuyên xuất hiện của chúng ở bệnh đau mắt hột là kết mạc mi trên hoặc cùng đồ, kết mạc mi dưới hay rìa giác mạc. Số lượng hột khá nhiều với kích thước không được đông đều từ 0,5 đến 1mm.
- Nhú gai hình thành và có đặc điểm như là màu hồng và tập hợp những khối với hình đa giác, ở giữa có trục mạch máu, xung quanh được tỏa ra các mao mạch.
- Sẹo: kết mạc mi trên là nơi thường xuyên xuất hiện tình trạng sẹo ở đau mắt hột, chúng là những xơ trắng có hình sao tạo thành những dải, với nhánh kết hợp tạo thành dạng lưới. Khi bạn cảm thấy bệnh đau mắt hột xuất hiện dấu hiệu này tất chứng tỏ chúng đã tiến triển một thời gian dài.
Lông mi khi này sẽ bị mọc ngược vào, khiến giác mạc bị tổn thương do những tác động chà xác của lông mi. Tình trạng viêm nhiễm dễ bị tái phát và nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực người mắc đau mắt hột là rất cao.
Chính vì vậy, đừng chủ quan để bệnh tự diễn biến và kết thúc mà không có sự chăm sóc, thực hiện nhiều biện pháp phòng tránh hay đến nhờ sự tư vấn và hướng dẫn của các y bác sĩ chuyên khoa nhằm điều trị kịp thời bệnh. Nếu không, tình trạng đau mắt hột sẽ trở nặng hơn dẫn tới những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, đáng tiếc có thể xảy ra, thậm chí mắt có khả năng bị mù vĩnh viễn.
Các biện pháp phòng tránh đau mắt hột
Những biểu hiện của bệnh đau mắt hột chắc hẳn đã nắm rõ được những ảnh hưởng nguy hiểm của nó và cần được đưa ra những biện pháp phòng tránh phù hợp:
- Tuyệt đối không dùng chung những vật dụng và đồ đạc các nhân với người khác hay người đang xuất hiện những biểu hiện của đau mắt hột
- Thường xuyên vệ sinh mắt bằng việc sử dụng nước sạch, cũng như nước muối sinh lý có sự hướng dẫn kĩ càng từ bác sĩ
- Khi đi đường tránh thói quen xấu là đưa tay lên mắt đồng thời không chạm tay vào mắt khi chưa được bảo đảm sạch sẽ
- Nguồn nước ô nhiễm và không sạch sẽ nên tuyệt đối tránh sử dụng để rửa mặt hay tắm rửa cũng như sinh hoạt
- Giữ gìn vệ sinh luôn thoáng mát, sạch sẽ, có biện pháp nhằm tiêu diệt những loại côn trùng hay sinh vật có hại trong khu vực bạn sống là phương án thiết thực trong việc phòng tránh bệnh đau mắt hột
- Với những trẻ em cần được chỉ dạy và hướng dẫn việc giữ gìn vệ sinh cho đôi mắt luôn được sạch
- Khi đi đường, nên sử dụng kính râm để tránh bụi bẩn đồng thời hạn chế tối đa khả năng côn trùng bay trúng và tiếp xúc với xe khi đang di chuyển trên đường
- Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự mua thuốc và sử dụng cũng như tự ý đắp bất cứ thứ gì lên vùng mắt bị đau mắt hột để tránh tình trạng nhiễm trùng và tổn thương trầm trọng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị và phục hồi cũng như tránh những biến chứng đau mắt hột nguy hiểm có thể xảy ra.
- Nghỉ ngơi thư giãn, tránh tiếp xúc với nhiều người khi bị đau mắt hột để giảm nguy cơ lây lan. Nếu cần thiết phải ra đường thì nên sử dụng kính râm
- Khi mắc bệnh đau mắt hột, cần tránh tiếp xúc và cần giữ gìn vệ sinh mắt thật tốt để ngăn không cho bệnh có thể lan sang mắt bên kia. Không tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều như tivi, điện thoại,.. để mắt được nghỉ ngơi
- Hạn chế giao tiếp và tiếp xúc người bệnh với người lành. Nếu phải tiếp xúc, thì người bị bệnh đau mắt hột cần sử dụng khẩu trang trong suốt quá trình
- Hạn chế tối đa thói quen gây hạ cho mắt là dùng tay dụi mắt, đồng thời cần thường xuyên vệ sinh tay.
- Khi dịch đau mắt hột đang bùng phát, cần hạn chế việc tập trung đông người
Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh đau mắt hột gây bứt rứt khó chịu cho rất nhiều người. Qua bài viết, hy vọng bạn đọc có thể rút được nhiều kinh nghiệm để phòng tránh căn bệnh đau mắt hột cũng như những bệnh lý về mắt khác có thể giữ cho cửa số tâm hồn của mình luôn sạch.
Trả lời