Những điều cần biết về đau mắt đỏ ở trẻ em
Một căn bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ là căn bệnh đau mắt đỏ. Chúng thường rất phổ biến. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên lưu ý và cần tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em và có cách xử lý chính xác.
Diễn biến đau mắt đỏ ở trẻ em
Thời tiết hiện tại đã bắt đầu chuyển mùa sang xuân rồi, thời tiết tuy dần trở nên đẹp hơn nhưng đi kèm theo nó luôn là những mầm bệnh khiến người khác đau đầu. Và quen thuộc nhất chính là bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi “viêm kết mạc mùa xuân”. Đối với những hộ gia đình có trẻ nhỏ nên cẩn trọng với bệnh này vì bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 tuổi trở lên đến 20 tuổi.
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ em bởi vì vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém dễ dàng cho các virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu tác nhân chủ yếu gây bệnh phát triển mạnh. Nhất là đối với trẻ nhỏ ngây thơ hay có thói quen dụi mắt, mút ngón tay, chạm vào những đồ vật xung quanh có khả năng mang mầm bệnh như dùng chung như khăn, gối, chậu rửa mặt hoặc dùng chung nguồn nước hoặc đơn giản hơn chính là tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
Diễn biến căn bệnh
Con đường lây lan của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em vô cùng đa dạng bởi vì đau mắt đỏ chủ yêu lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti dễ dàng có mặt khắp mọi nơi nên phụ huynh cần phải lưu ý những triệu chứng ban đầu của bệnh để có thể kịp thời chữa bệnh và điều trị. Nhất là trong 2 tuần đầu giai đoạn bệnh dễ dàng lây lan cho người khác.
Biểu hiện bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em dễ nhận biết nhất là mắt đổ ghèn dày tạo thành lớp vỏ cứng khi bé mới ngủ dậy,lòng trắng mắt chuyển dần sang màu màu đỏ. Bé sẽ dễ dàng quấy khóc do cộm xốn, khó chịu như có cát trong mắt vì thế luôn cần phụ huynh quan tới bé.
Tùy vào từng trường hợp mà ghèn có thể màu vàng hoặc xanh nên phụ huynh đừng quá hoang mang khi con mình đổ ghèn màu xanh. Ngoài ra còn các triệu chứng khác như sau: Mí mắt bị sưng và đỏ lên, nước mắt bị chảy liên tục, cảm giác chói mắt và cực kỳ nhạy cảm trước các ảnh sáng của các thiết bị điện tử trong gia đình. Ngoài ra trẻ có thể nổi hạch trước tai
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ em bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như đau mắt hột, viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt….Vì thế một khi trẻ bị bệnh đau mắt đỏ người thân tốt nhân nên đưa bé tới bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Thường các trường hợp bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em đều sẽ điều trị ngoại trú nên ba mẹ cần cho uống thuốc theo toa của bác sĩ. Nhỏ mắt và dùng dung dịch nước muối sinh lý Natri Chlorua 0,9% để vệ sinh mắt cho bé.Trách các yếu tố: bụi, lông thú,… có thể gây kích thích tới mắt bé. Bởi vì ghèn đóng ngay mắt nên nhiều bé có thói quen dụi mắt nên cần phụ huynh chú ý để không cho bé dụi mắt để không lây sang bên mắt khác, thay vào đó ta có thể dùng khăn thấm chút nước ấm để vệ sinh ghèn ngay mắt cho bé. Hãy lấy ghèn khi ghèn còn ướt bởi ghèn khô lại sẽ gây đau khó chịu cho bé
Những chiếc khăn, gạc đã dùng thì nên đem đi vứt, rửa sạch thau, chậu và rửa tay sạch bằng nước rửa tay sau khi vệ sinh mắt. Nhiều đứa trẻ ngày ngay có thói quen dùng điện thoại vì thế cần giảm bớt số lần sử dụng để đôi mắt bé nhanh phục hồi.
Giặt sạch và phơi khô mọi vật dụng của bé như chăn ga gối, khăn mặt .Chia khăn của bé thành 3 loại khăn khác nhau :khăn lau mắt, lau mặt và lau người. Nên cho bé tạm thời nghỉ học để bé có thời gian phục hồi và tránh lây lan cho những bạn học cùng lứa.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không
Trẻ lớn mang theo kính râm bảo vệ mắt, ngăn ngừa lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình. Người chăm sóc bé cũng phải cẩn thận để ngừa chừa hợp bị lây nhiễm.Bổ sung thêm nhiều loại trái cây vào bữa ăn hằng ngày của bé để giúp tăng sức đề kháng.
Trong trường hợp bé còn đang bú sữa mẹ thì nên cho bé bú càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ.Tuyệt đối không chữa bệnh theo phương pháp dân gian như nhỏ sữa mẹ vào mắt vì có thể gây tình trạng nhiễm trùng khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng. Nên tái khám thường xuyên cho bé.Trong trường hợp các triệu chứng bệnh không giảm bớt sau 10 ngày. Thay đổi trong tầm nhìn, mắt đau dữ dội, nhạy cảm quá mức với ánh sáng, mí mắt bị sưng to thì cần lưu tâm và đưa gấp bé đến các trung tâm y tế vì các dấu hiệu trên có thể khiến nghi ngờ đến khả năng viêm kết mạc biến chứng.
Sau bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em đã khỏi bệnh thì khả năng tái bệnh vẫn rất cao nên các cha mẹ cần lưu ý tránh để trẻ tiếp xúc của những người đang mắc bệnh và không được dùng chung các vật dụng cá nhân hay chạm tay vào nhau. Thường xuyên rửa tay và chà tay bằng xà phòng hoặc gel rửa tay chuyên dụng tránh sự lây lan của nhiễm trùng, tuy nhiên không được để dây dính vào mắt. Với sự chăm sóc tận tình và lòng yêu thuơng của bố mẹ thì dù căn bệnh thế nào bé cũng sẽ nhanh chóng khỏe mạnh.
Bài viết đã cung cấp thông tin cho các phụ huynh về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em. Từ đó phụ huynh cần chú ý, lưu tâm hơn trong việc ngăn ngừa và điều trị cho bé.
Trả lời