Những điều cần biết về bệnh tả
Bệnh tả là căn bệnh rất dễ gặp ở mọi đối tượng nhưng đặc biệt trẻ em và người già là hai đối tượng dễ mắc phải và chuyển biến xấu hơn. Trong môi trường ô nhiễm hay sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể làm bùng lên dịch tả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cùng bài viết tìm hiều về căn bệnh phổ biến này.
Bệnh tả là gì ?
Bệnh tả có tên tiếng Anh là Cholerae là một căn bệnh liên quan trực tiếp đến đường tiêu hóa và là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh xuất phát từ vi khuẩn tả Vibrio Cholerae là nguyên nhân gây bệnh. Biểu hiện thường gặp nhất ở người bị bệnh là tiêu chảy và nôn với số lượng lớn và nặng, khi đó hiện tượng mất nước và điện giải sẽ xuất hiện nhanh và trầm trọng. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng thậm chí là tử vọng.
Vào những năm trước đây, bệnh tả đã gây ra những trận dịch với mức độ lớn, làm hàng triệu đã tử vong. Theo những số liệu thống kê ngày nay, thì bệnh tả đã được nhiều nơi khống chế,tuy nhiên châu Phi hay một số quốc gia châu Á hằng năm vẫn thường xảy ra những đợt dịch. Ở Việt Nam, bệnh tả vẫn xảy ra nhưng không còn xuất hiện trên diện rộng , xảy ra ở một số trường hợp tản phát và nhiều nhất là vào mùa hè.
Bệnh tả gồm những thể sau:
- Thể bệnh tả không xuất hiện triệu chứng
- Thể bệnh tả nhẹ: tương tự như tiêu chảy thông thường
- Thể bệnh điển hình: Nôn và tiêu chảy tần suất lớn
- Thể bệnh tối cấp: toàn thân dần dần suy kiệt do diễn biến bệnh xảy nhanh, mất nước rất nhiều khi đi tiêu và nôn, có thể bị trụy tim mạch dẫn đến tử vong
- Bệnh xuất hiện ở trẻ em: thường gặp nhất là ở bệnh thể nhẹ như bị tiêu chảy bình thường. Ở những trẻ lớn, có thể kèm theo sốt và đi tiêu, nôn mửa như người lớn
- Bệnh khi gặp ở người già: Dù được bù dịch nhanh nhưng vẫn thường xảy ra những biến chứng như suy thận.
Đặc điểm của bệnh tả
- Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh của bệnh có thể chỉ từ vài giờ hoặc kéo dài đến 5 ngày
- Thời gian khởi phát: Biểu hiện phổ biến của bệnhthời kỳ này là đầy bụng, sôi bụng, và đi tiêu chảy vài lần
Tìm hiểu thêm: Bệnh dịch tả lợn nguy hiểm không?
- Thời gian toàn phát:
Bệnh tả khiến người bị phải đi ngoài với tần suất và khổi lượng lớn, tiêu chảy liên tục,thậm chí có thể ước tính hàng chục lít phân một ngày. Phân khi bị bệnh có đặc điểm chủ yếu là nước, màu như nước vo gạo trắng đục, nhầy máu không xuất hiện
Dễ bị nôn mữa, bước đầu có thể nôn ra thức ăn, nhưng sau đó chỉ toàn là nước
Thường không có triệu chứng sốt với người mắc bệnh, ít khi cảm thấy đau bụng.
Khi tình trạng diễn biến nguy hiểm sẽ có biểu hiện là mất điện giải và nước dẫn tới chuột rút, mệt lả người….
- Giai đoạn hồi phục: Nếu được bù đủ lượng nước và cấp cứu điều trị phù hợp sẽ tầm 1-3 ngày bệnh tả sẽ biến mất.
Cấp độ mất nước ở bệnh nhân bệnh tả
Ở mức độ 1
Bệnh nhân mắc bệnh sẽ ít cảm thấy khát nước, da vẫn trong tình trạng bình thường, Mạch đập < 100 lần/phút, huyết áp hay tay chân vẫn trong trạng thái bình thường. Số lần đi tiểu ít, lượng nước mất đi chiếm tầm 5-6% trọng lượng cơ thể
Ở mức độ 2
Bệnh nhân bệnh bắt đầu cảm thấy khát nước nhưng vẫn trong mức độ vừa phải, da trở nên khô hơn, mạch đập nhanh và nhỏ tầm 100-120 lần/phút, tay chân trở nên lạnh, huyết áp < 90mmHg. Số lần đi tiểu rất ít kèm theo lượng nước mất đi tầm 7-9%
Ở mức độ 3
Bệnh nhân bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi vô cùng khát nước. Da bắt đầu nhăn nheo, ấn vào không có độ đàn hồi,mắt trũng xuống. Huyết áp tụt rất thấp và mạch đập nhanh khó bắt được, toàn thân run rẩy lạnh tanh, không buồn tiểu và mất đi lượng nước tầm 10%.
Khi bệnh nhân bệnh được cấp cứu sẽ được chẩn đoán xét nghiệm tiệm cận lâm sàng như soi phân, cấy phân, tìm gen CTX trong kỹ thuật PCR, chỉ số tình trạng cô đặc máu, các chẩn đoán liên quan đến rối loạn điện giải, và những biến chứng suy thận với các bệnh nhân bệnh nặng.
Nguyên nhân gây nên bệnh tả
Vibrio Cholerae là vi khuẩn chính gây nên bệnh xảy ra trên người. Vi khuẩn bệnh tả này có dạng tương tự như dấu phẩy, nhờ có một long nên khả năng di động cực nhanh, chúng sinh sôi nảy nỡ trong môi trường giàu chất dinh dưỡng, môi trường có tính kiềm như nước, trong cơ thể của cá, cua,.. hay các động vật biển khác, thức ăn,.. Vi khuẩn bệnh này còn có khả năng sống từ 2 đến 3 tuần nếu ở trong môi trường có nhiệt độ lạnh. Ngược lại, chúng có thể bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ 80 độ C/ 5 phút, hay nhờ các hóa chất diệt khuẩn và trong môi trường axit.
Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh là do vi khuẩn tả sản sinh độc tố cholerae trong ruột non. Độc tố này được hình thành và liên kết chặt với thành ruột, khiến dòng chảy bình thường của các chất như natri hay clorua bị cản trở, do đó cơ thể phải hình thành cơ chế tiết ra một lượng nước cực lớn, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, và bằng một cách nhanh chóng một lượng nước và điện giải bị mất đi.
Nguồn bệnh chính xuất phát từ yếu tố ô nhiễm môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm dân đến xuất hiện dịch bệnh tả. Ngoài ra, một số loại trái cây, rau củ quả, sò ốc sống, hay nhiều loại thực phẩm khác cũng dễ dàng tìm thấy vi khuẩn cholerae trong đó.
Bệnh tả lây qua đường nào
Nguồn nước bị ô nhiễm , nguồn thức ăn bị nhiễm khuẩn chính là nguồn lây truyền của bệnh . Ở các nước phát triển, nguyên nhân chính của bệnh tả thường xuất phát từ các hải sản, còn nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu là nguồn lây bệnh tại các nước đang phát triển.
Hầu hết khi chúng ta ăn phải các loại thức ăn cos chứa vi khuẩn, vì hầu hết những vi khuẩn naỳ không thể sống sót trong dạ dày người vì là môi trường axit. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn có thể sống sót và có thể vượt qua khỏi môi trường trong dạ dày thì sẽ đi đến ruột non. Để đến được bên trong thành ruột, chúng phải di chuyển qua một lớp màng nhầy và dày của ruột. Khi đến được thành ruột, đây chính là môi trường mà chúng có thể sinh sôi nảy nở manh. Từ đây,vi khuẩn bệnh tả V. Cholrae bắt đầu hình thành nên các sợi xoắn xoay nhằm mục đích đưa mình qua được dịch nhầy của thành ruột non.
Tại thành ruột, người bị nhiễm vi khuẩn bệnh tả sẽ bị tiêu chảy tần suất lớn do V. cholerae bắt đầu quá trình hình thành nên các độc tố ở đây. Từ đó gây nen hậu quả là từ nguồn nước uống, các lứa vi khuẩn bệnh tả mới sẽ được đưa vào và chúng sẽ xâm nhập vào những vật chủ tiếp theo nếu như những biện pháp vệ sinh hợp lý và sử dụng nguồn nước sạch, hay xử lý nguồn nước nhờ sử dụng máy lọc nước phù hợp đúng nơi.
Nguồn nước bị ô nhiễm khi được con người sử dụng, vi khuẩn gây bệnh tả sẽ theo đó đi vào cơ thể con người khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, giảm sứt trầm trọng dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng không chỉ riêng bệnh tả. Vì vậy cần phải đảm bảo được nguồn nước sạch trong, sử dụng nhiều biện pháp thích hợp nhằm xử lý nước tốt nhất và loại bỏ hoàn toàn những tạp chất, vi khuẩn cặn bả, để bảo vệ sức khỏe con người và cũng như cộng đồng.
Xem thêm: máy lọc htech
Như vậy, bệnh tả là căn bệnh có thể phòng ngừa được nếu giữ gìn vệ sinh thật tốt, xử dụng nhiều biện pháp thích hợp nhằm xử lý nguồn nước trong sạch, tránh tình trạng ô nhiễm khiến vi khuẩn bệnh phát triển. Vì sức khỏe cộng đồng, môi trường xanh sạch đẹp, đẩy lùi căn bệnh gây nhiều phiền phức đến con người, mỗi cá nhân phải nên có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Tránh để vi khuẩn bệnh có thể dễ dàng hình thành và xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể
Trả lời