Những điều cần biết về bệnh nấm da
Bệnh nấm da hay nhiều căn bệnh ngoài da khác gây nên nhiều phiền toái cho người mắc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Dù là căn bệnh lành tính nhưng khi không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến cơ thể và sức khỏe bệnh nhân. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ về căn bệnh nấm da này qua bài viết bổ ích dưới đây.
Bệnh nấm da là gì?
Bệnh nấm da là căn bệnh ngoài da bị nhiễm nấm tại các vị trí da là lớp thượng bị. Biểu hiện điển hình của nấm da là tình trạng ngứa đồng thời những nốt ban đỏ xuất hiện với hình tròn và nhiều kích thước khác nhau. Những loại nấm da điển hình thường gặp nhất là:
- Bệnh nấm da chân: Xuất hiện chủ yếu ở các kẻ ngon chân hay những vùng da ẩm ướt, cũng có thể là cả bàn chân.
- Bệnh nấm da đùi: Mông, cơ quan sinh dục hay đùi là những nơi thường chịu tổn thương da do nấm nhất.
- Nấm da đầu: Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này với nhiều vùng mảng da đỏ, ngứa và gây trụi tóc từng mảng
- Nấm da thân: thân mình, tay, chân hay mặt là vị trị mắc phải của tình trạng này. Nấm da gây mất thẩm mỹ nhưng không phải là căn bệnh nguy hiểm. Có phương pháp điều trị đúng đắn, hợp lý cơ hội khỏi bệnh và không tái phát là rất cao.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da
Nấm ký sinh trên vùng da thượng bì chết chính là nguyên nhân chính của bệnh nấm da. Ngoài ra, đây là một căn bệnh lây truyền và có thể qua các đường sau:
- Từ người sang người: Việc tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh thì rất dễ lây
- Động vật sang người: động vật mang mầm bệnh được con người tiếp xúc thông qua những cử chỉ như chải lông, vuốt ve chó,mèo. Ngoài ra bò, lợn, dê, ngựa đều có thể là nguyên nhân lây truyền nấm qua cho con người.
- Từ đồ vật: Dùng chung những dụng cụ sinh hoạt hoặc tiếp xúc bề mặt mà những đối tượng nhiễm bệnh đã tác động vào như khăn tắm, quần áo, lược, khăn trải giường, máy cạo râu.
- Từ đất: Tuy đây là trường hợp hiếm, nhưng không phải là không có. Người tiếp xúc với đất nhiễm nấm lâu ngày cũng có thể bị nhiễm theo. Đất giàu chất dinh dưỡng là điều kiện phát triển và sinh sôi nảy nỡ của nấm. Và chúng còn có thể tồm tại rất lâu trong hàng tháng trời, thậm chí hơn thế.
Bệnh nấm da ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh nấm da cho trẻ em
- Nhiều trẻ nhỏ mắc nấm da vì dùng chung đồ đạc với những đối tượng nhiễm bệnh khác, nhất là khi đi học,môi trường tiếp xúc giữa những đứa trẻ sẽ tạo cơ hội để chủng nấm phát triển.
- Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh cũng khiến cho trẻ nhỏ mắc bệnh nấm da. Thuốc kháng sinh có tác dụng trong việc tiêu diệt mầm bệnh,tuy nhiên những vi khuẩn vô hại trong cơ thể trẻ đôi khi cũng bị chúng giết chêt. Những vi khuẩn vô hại đó có chức năng tiêu diệt các nhân tố nấm gây bệnh,nhưng không may bị thành phần trong thuốc kháng sinh giết chết, làm cơ hội cho các loại nấm phát triển mạnh mẽ.
- Rối loạn chức năng hệ miễn dịch ở một số trẻ cũng có thể khiến nguy cơ mắc bệnh nấm da cao hơn. Tuy nhiên, trường hợp này ít khi xảy ra
Biểu hiện bệnh nấm da ở trẻ nhỏ
Khi thấy bé xuất hiện một số triệu chứng sau thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám nhằm có phương án điều trị kịp thời
- Giữa các ngón chân xuất hiện khô, đỏ, nứt và ngứa da
- Trên vùng da ở đùi, mông hoắc bẹn xuất hiện những vết đỏ, khô, ngứa ngáy thì rất có thể bé đã bị nhiễm nấm. Trong môi trường ẩm ướt, loại nấm này phát triển rất mạnh mẽ.
- Hắc lào: Dấu hiện là nổi mẫn đỏ, ngứa, mụn nước. Xuyên suốt trong ngày, tình trạng ngứa ở những vùng da bị tổn thương khiến trẻ khó chịu. Bề mặt những vùng da thường xuất hiện những mụn nước, đồng thời ở vùng giới hạn rõ ràng sẽ nổi các mẫn đỏ. Vì hình dạng tương tự đồng tiền nên hay được gọi là lác đồng tiền.
- Lang ben: Cổ cánh tay là nơi bệnh nấm da này thường xuất hiện nhiều nhất, những vị trí khác cũng sẽ có nhưng rất hiếm. Có ba màu chính thường xuất hiện là nâu, hồng, và trắng khác với những vùng da lân cận. Không gây ngứa gay gắt như ở nấm da hắc lào
Điều trị nấm da cho trẻ em
Khi trẻ bị nấm da cần được đưa đế bác sĩ để chẩn đoán và quan sát tình trạng da. Ngoài ra, để chắc chắn trẻ sẽ được làm một số xét nghiệm để có thể kết luận một cách chính xác nhất nguyên nhân, và loại nấm. Chính vì vậy, chỉ cần cơ thể trẻ có những đốm đỏ thì cần có sự thăm khám của các bác sĩ ngay.
Nhiều loại thuốc và kem bôi chuyên đặc trị cho từng loại bệnh nấm da sẽ được kê cho bé Và các bậc phụ huynh sẽ được hướng dẫn hết sức kĩ càng, giảm tối đa tác động của bé đến vùng bị tổn thương, nhắm tránh nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng.Tùy cơ địa cũng như thể trạng của từng bé, nhưng trung bình sau khi được điều trị nấm khoảng 3-4 tuần, da có thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu nấm biến mất trước khi đơn thuốc được kê được sử dụng hết, thì vẫn tiếp tục cho bé dùng theo kiến nghị của bác sĩ. Đồng thời, cơ địa da của từng bé có thể rất nhạy cảm với thành phần thuốc. Vì vậy, cần thử một ít để xem phản ứng da như thế nào rồi mới tiếp tục sử dụng. Nếu có gì bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Bệnh nấm da đầu là nấm khó điều trị hơn cả nên thời gian phục hồi sẽ lâu hơn các bệnh nấm da khác.
Khi điều trị cho bé bằng thuốc bôi hay thuốc uống cần rửa tay thật sạch, đồng thời thường xuyên vệ sinh phòng cũng như chăn ga, quần áo của bé kĩ càng. Nhằm mục đích cho quá trình chữa trị nấm hiệu quả nhất
Cách phòng tránh bệnh nấm da
Thật ra để phòng ngừa nấm da không phải chuyện dễ. Vì mức độ lây lan của nấm là rất nhanh ngay từ khi mới xuất hiện các triệu chứng. Để có thể giảm được phần nào nguy cơ mắc bệnh nấm da, thì mọi người cần tuân theo những phương pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh thật đảm bảo bằng việc thường xuyên rửa tay để nhiễm trùng khó có thể lây lan. Đặc biệt những khu vực đông người sinh hoạt như trung tâm giữ trẻ, trường học, phòng thay đồ hay phòng tập thể dục.
- Giữ cơ thể luôn trong trạng thái thoáng mát và khô ráo. Để tránh tình trạng ẩm ướt thì không nên sử dụng quá nhiều quần áo dày trong nhiều ngày, tránh việc mồ hôi phát sinh nhiều
- Nếu động vật đã nhiễm bệnh, thì không nên động vào những vùng thiếu lông hay mảng da bị lỡ, khô, tróc vảy.
- Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân hay quần áo để tránh tình trạng lây lan của người mắc bệnh sang người lành
- Nếu không cần thiết thì không nên tắm tại các nhà tắm công cộng
- Ngăn ngừa việc nám da đùi xuất hiện cần tránh mang đồ lót quá chật
- Nên sử dụng giày hoặc tất với thiết kế có nhiều lỗ thông hơi và đế mềm nhằm giữ cho chân được thoáng mát và khô ráo, tránh nguy cơ mắc bệnh
- Nguồn nước bị ô nhiễm là cơ hội để nấm xâm nhập vào cơ thể người, chính vì vậy nên có phương án xử lý nước sạch. Nhằm giảm thiểu tố đa khả năng nhiễm nấm
Trên đây là những thông tin về căn bệnh nấm da rất phổ biến, khiến nhiều người mắc phải cảm thấy cực kỳ khó chịu, đặc biệt là trẻ em. Những tổn thương trên da cần được điều trị kịp thời, để mức độ lây lan được kìm hãm và dễ dàng hơn trong việc chữa trị dứt điểm. Nếu để lâu, thời gian để khỏi bệnh sẽ kéo dài do tổn thương da đã nặng hơn, và mức độ lây lan đã rộng hơn. Tuy là bệnh không gây nguy hiểm, nhưng vẫn tồn tại những biến chứng nguy hiểm tiềm tàng nếu tổn thương da nghiêm trọng. Hy vọng bạn đọc đã nắm rõ những kiến thức cơ bản về bệnh nấm da để có cách phòng ngừa tốt nhất
Trả lời