Nguyên nhân mề đay mẩn ngứa và phòng tránh hiệu quả
Bệnh mề đay mẩn ngứa tuy không phải là bệnh gây tử vong nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị mắc bệnh. Vậy những nguyên nhân nào gây ra bệnh nổi mề đay mẩn ngứa là gì? Có những cách nào để phòng tránh bị mề đay mẩn ngứa không? Hãy cùng tham khảo trong bài viết sau đây để tìm ra lời giải đáp.
Nguyên nhân sinh ra mề đay mẩn ngứa là gì?
Bệnh nổi mày đay dị ứng là tình trạng bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, đó là những phản ứng khá phức tạp của hệ thống miễn dịch chống lại histamine diễn ra dưới mạch máu, người bệnh thường bắt đầu có các triệu chứng ngoài da. Bị nổi mề đay mẩn ngứa thường gây ra các sẩn phù nề, gây mất thẩm mỹ cho da khi xuất hiện các mảng đỏ, mất thẩm mỹ… Và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay rất dễ nhận biết như:
Nổi mề đay do dị ứng bởi thức ăn
Đó là một trong những nguyên nhân điển hình và khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Người bị nổi mề đay mẩn ngứa thường dị ứng với các loại hải sản như tôm, cua, sứa, mực, cá, mít… là nguyên nhân gây nổi mề đay sau khi ăn vài giờ. Mề đay mẩn ngứa thường xuất hiện ở tay, cổ, lưng, chân hoặc đôi khi toàn thân, gây ngứa ngáy, khó chịu và gãi có thể sượt qua da và toàn thân.
Nổi mề đay do dị ứng thuốc
Đây cũng là một trong những nguyên nhân điển hình của bệnh mề đay mẩn ngứa. Tất cả các loại thuốc sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm truyền đều có thể gây ra phản ứng dị ứng sau vài giờ hoặc vài ngày. Bệnh nhân dị ứng với thuốc còn bị sưng hạch, đau khớp, sốt nhẹ. Các thuốc thường gây phản ứng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay như nhóm beta-lactam, thuốc kháng viêm, vitamin, vắc xin, kháng histamine…
Nổi mề đay do côn trùng đốt
Nổi mày đay, nổi mẩn ngứa cũng do cơ địa có thể bị côn trùng đốt. Nọc độc của ong, kiến, muỗi, bọ chét, sâu róm … Vết đốt ngứa khiến vùng bị cắn đau nhức, sưng tấy đỏ, có khi tê liệt. Ngoài ra, người bệnh có thể bị dị ứng với phấn hoa, rơm rạ, khói bụi, nấm mốc, lông chim, lông chó mèo, khói thuốc lá, các loại hương liệu …
Nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng
Theo thống kê của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, 6/10 người bị nhiễm giun sán và ký sinh trùng. Nguyên nhân chính là do ăn gỏi cá, bún riêu, giò, rau sống… chứa nhiều trứng và ấu trùng giun. Khi bị nhiễm giun sán, đặc biệt là bệnh giun đũa chó, cơ thể người thường nổi mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra, dưới da người bệnh có các nốt sẩn hoặc đường chỉ gây sưng tấy và ảnh hưởng đến cấu trúc của da.
Nổi mày đay do thời tiết thay đổi
Tình trạng mề đay mẩn ngứa còn có thể do thời tiết thay đổi, các triệu chứng xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, thậm chí cả mùa. Khi thời tiết chuyển mùa, người bệnh thường bị ngứa, viêm da, mẩn ngứa. Có những trường hợp nghiêm trọng gây khó thở, tụt huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng mệt mỏi, chán ăn … Nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa rất nhiều. Nhưng dù là nguyên nhân nào thì bệnh nổi mề đay cũng gây ra những khó chịu cho sức khỏe của chính bạn. Như vậy bạn đã nắm được một số nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh dị ứng nổi mày đay là gì rồi đúng không nào?
Mề đay mẩn ngứa nên gặp bác sĩ khi nào?
Mề đay mẩn ngứa nên gặp bác sĩ khi nào là câu hỏi cần được lý giải cụ thể. Hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều nhẹ và khỏi nhanh sau khi cách ly tác nhân gây bệnh, chăm sóc tại nhà và dùng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi có thể gây ra phản ứng dị ứng và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng (đặc biệt ở những người bị hen suyễn và các bệnh lý tiềm ẩn khác). Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Mề đay mẩn ngứa dữ dội và lan ra khắp toàn cơ thể
- Cổ họng cảm giác bị phù nề, nghẹn và khó thở
- Mí mắt bị sưng không rõ nguyên do
- Co thắt phế quản
- Choáng váng, chóng mặt, đau đầu
- Huyết áp bị giảm xuống bất thường
Phòng tránh mề đay mẩn ngứa như thế nào cho hiệu quả
Như đã nói ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa. Hơn nữa cũng có nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân. Vì vậy, nếu bạn là người bị dị ứng cơ địa thì cần đặc biệt lưu ý những nguyên nhân để có thể loại trừ bệnh nổi mề đay. Tùy theo nguyên nhân gây nổi mề đay, mọi người cần lưu ý những cách sau để phòng tránh dị ứng nổi mề đay hiệu quả nhất:
- Cẩn thận với những loại thức ăn lạ
- Không nên lạm dụng thuốc lá, chất kích thích
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, làm việc hay khi phải tiếp xúc với hóa chất.
- Không sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc một cách bừa bãi.
- Tránh làm việc quá sức, căng thẳng.
Sử dụng máy lọc không khí để làm sạch sẽ, trong lành bầu không khí trong không gian sinh sống. Bởi máy lọc không khí có những chức năng, tác dụng vô cùng bất ngờ, thay bạn làm sạch một cách triệt để nhất bụi bẩn, mùi hôi, nấm mốc, những tác nhân gây bệnh cho con người đang tồn tại xung quanh nhà bạn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh mề đay mẩn ngứa. Như vậy bạn đã rõ mề đay mẩn ngứa là gì cũng như những cách để phòng tránh bệnh nổi mày đay mẩn ngứa rồi chứ?
Trả lời