Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nguy hiểm thế nào?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một trong những bệnh nguy hiểm có tiến triển dần dần và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của con người. Mức độ khó thở của người mắc bệnh copd ngày càng tăng dần ở những giai đoạn sau của bệnh. Bạn đã biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh copd này như thế nào chưa? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những băn khoăn của bạn về copd mà bạn không thể bỏ qua.
Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính copd có tên tiếng anh là Chronic Obstructive Pulmonary Disease, được viết tắt là COPD. Bệnh này có tình trạng là sưng viêm mạn tính khiến cho tận sâu bên trong các đường thở nhỏ hơn bình thường gây cản trở chức năng thông khí thoát ra khỏi phổi. Vì đường thở bị hẹp so với bình thường nên người mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính copd thường cảm thấy khó thở và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến suy hô hấp.
Theo nghiên cứu của GS.TS.BS Ngô Quý Châu và các cộng sự, copd là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh chiếm 2% dân số tại Hà Nội và 5.65% tại Hải Phòng. Trong các khoa hô hấp copd cũng là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất.
Triệu chứng của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính COPD
Triệu chứng bệnh copd có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Những tổn thương ban đầu trong tắc nghẽn phổi mạn tính copd thường tập trung chủ yếu ở nhu môi phổi và các nhánh phế quản nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2mm.
Các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính copd ban đầu có thể bao gồm: khó thở, thở khò khè; ho có đờm kéo dài, tức ngực, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, giảm cân không kiểm soát hoặc tình trạng bị sưng phù bàn chân hay mắt cá chân.
Bệnh nhân của copd cũng có khả năng bị các đợt cấp tính, trong đó các triệu chứng trên có thể nặng hơn so với những biến động bình thường mỗi ngày và có thể kéo dài thêm ít nhất vài ngày. Trường hợp copd nặng hơn có khả năng phải nhập viện, điều trị, thở máy, kháng sinh, tiêm corticoid… chức năng hô hấp giảm sút, thời gian sống bị rút ngắn đi.
Khi các triệu chứng copd ở giai đoạn đầu sớm xuất hiện, người mắc bệnh tắc nghẽn mãn tính phổi copd thường chủ quan cho rằng ho và có đờm là bệnh bình thường và thường xuyên thấy ở nhiều người, không có gì đáng lo ngại. Từ đó không có biện pháp can thiệp kịp thời dẫn đến tình trạng copd nặng hơn cho đến khi xuất hiện triệu chứng khó thở dai dẳng. Ban đầu, cơn khó thở thường chỉ xảy ra khi gắng sức, về sau cơn khó thở xảy ra thường xuyên hơn và ở giai đoạn cuối người bệnh khó thở ngay cả khi nằm nghỉ tại giường.
Bạn có thể sử dụng thang phân mức độ theo tác giả sadoul để đánh giá mức độ khó thở copd như sau:
Mức độ 0: Khi leo cầu thang không bị khó thở
Mức độ 1: Khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên bị khó thở
Mức độ 2: Khi leo dốc bị khó thở
Mức độ 3: Khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng bị khó thở
Mức độ 4: Khi đi lại với tốc độ bình thường bị khó thở và phải dừng lại thường xuyên để nghỉ
Mức độ 5: Khi thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày bị khó thở
Các triệu chứng phổ biến của COPD bao gồm khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất, ho khò khè, mệt mỏi hoặc tiết ra chất nhầy dai dẳng. Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn nên tìm đến chuyên gia Bác sĩ để thăm khám tình trạng sức khỏe của mình. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thử nghiệm kiểm tra hơi thở để kiểm tra chức năng phổi. Đây là phương pháp được sử dụng để phát hiện đường thở có bị hẹp không và đo khả năng thở ra của bạn. Bằng cách dựa trên kết quả xét nghiệm và sự kết hợp của các triệu chứng Bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng phổi copd của bạn.
Những diễn biến, sự thay đổi của căn bệnh COPD này cũng có thể được nhìn thấy trên CT scan ngực hoặc X-quang ngực. Khi Bác sĩ đã xác định rằng bạn bị tắc nghẽn mãn tính COPD, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng hô hấp của bạn cả khi vận động cũng như khi nghỉ ngơi. Tiến trình này cũng bao gồm cả việc xem xét mức độ bão hòa oxi của bạn.
Tham khảo: Bạn đã biết cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Các biến chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Tràn khí màng phổi
Bệnh nhân bị copd nặng có tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, tức là lượng không khí hít vào phế nang không thể thở ra hết. Sự tích tụ khí này tăng lên làm cho các phế nang giãn ra và mỏng đi. Dần dần và dễ dàng tràn vào khoang màng phổi, dẫn đến tràn khí màng phổi. Tính mạng của người bệnh copd bị đe dọa nếu tình trạng này kéo dài và không được khắc phục.
Bệnh tim
Ở giai đoạn nặng của bệnh, không khí ra vào phổi bị cản trở, không được đổi mới thường xuyên, các thành của phế nang bị phá hủy khiến việc thở càng trở nên khó khăn hơn. Trao đổi khí, làm giảm nồng độ oxy trong máu và tích tụ một lượng lớn carbon dioxide. Thiếu oxy mãn tính làm suy giảm chức năng của các cơ quan, đặc biệt là tim.
Không những thế, phế quản và phế nang càng bị tổn thương, huyết áp trong tuần hoàn phổi càng tăng cao, tim phải làm việc nhiều hơn, lâu dần sẽ bị giãn và thậm chí là suy tim phải.
Giảm tuổi thọ
Ngay cả những bệnh nhân nhẹ thì thời gian sống cũng bị rút ngắn hơn bình thường, COPD càng nặng thì thời gian sống càng ngắn đi. Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán copd khi bệnh đã nặng hoặc rất nặng. Khoảng 70% bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính copd nặng và 30% bị bệnh rất nặng sống sót sau 5 năm sau khi được chẩn đoán.
Theo tính toán có tới khoảng 30% bệnh nhân tử vong do suy hô hấp cấp và mãn tính, sau đó là suy tim (13%). Các nguyên nhân gây tử vong khác là: nhiễm trùng đường hô hấp, nhồi máu phổi, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi.
Tàn phế
Khi so sánh các tiêu chí về khuyết tật của Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng tàn phế của bệnh có thể do các điểm chính sau:
Tàn phế hô hấp là tình trạng khó thở và đau cơ làm hạn chế khả năng vận động. Tàn phế về mặt xã hội là tình trạng bệnh nhân cảm thấy bị cô lập với xã hội và phụ thuộc vào người khác trong các hoạt động hàng ngày của họ. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm và giảm chất lượng cuộc sống trầm trọng
Khoảng 60% bệnh nhân có chỉ định thở oxy dài ngày, những trường hợp này thường phải nằm lại 17-18 giờ / ngày, điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy nhược của bệnh nhân.
Tham khảo: ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có chữa được không
Cho đến nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, nếu tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân bị copd có thể được kiểm soát tình trạng bệnh và giảm số đợt cấp cần nhập viện.
Trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính copd, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ: trong mọi trường hợp không hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc, sử dụng các loại thuốc do bác sĩ chỉ định, đúng liều lượng, tiêm vắc-xin ngừa cúm và bệnh phế cầu, v.v …
Thuốc giúp giảm các triệu chứng bệnh copd bao gồm corticoid, thuốc giãn phế quản. Nhìn chung, thuốc dạng hít và khí dung được ưu tiên hơn thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Liệu pháp giãn phế quản được chỉ định trong trường hợp suy hô hấp, nhưng hiệu quả của thuốc giãn phế quản trong COPD không phải lúc nào cũng mong muốn.
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị được sử dụng để làm giảm tắc nghẽn phế quản do tiết dịch trong các đợt cấp và cũng là một phương pháp điều trị phục hồi chức năng phổi khi bị copd. Liệu pháp oxy được chỉ định trong giai đoạn suy hô hấp, khi bệnh nhân thiếu oxy trong máu. Thở máy không xâm nhập có thể được chỉ định trong trường hợp suy hô hấp nặng, mệt cơ hô hấp
Tuy nhiên, phổi vẫn bị hư hại và rất khó để có thể trở lại như bình thường. Do đó, COPD là một bệnh suốt đời có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn bằng cách dùng máy lọc không khí để thải bỏ những chất gây bệnh có trong không khí nhà bạn.
Một số câu hỏi về COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính copd giai đoạn 4?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính copd giai đoạn 4 rất nghiêm trọng, xảy ra khi FEV1 ít hơn 30%. Ở giai đoạn này người bệnh thường gặp những tình trạng như khó thở nghiêm trọng, cấp cứu đột ngột, tăng huyết áp phổi và giảm cân mất kiểm soát. Những giải pháp để kiểm soát tình trạng copd giai đoạn 4 an toàn đó là từ bỏ thói quen hút thuốc lá, luôn mang theo thuốc được bác sĩ kê đơn theo mình, áp dụng các bài tập thở, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, cải thiện môi trường sống trong không khí trong lành sạch sẽ. Người bệnh có thể sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn, đem đến luồng không khí thoáng đãng, trong lành.
Copd có lây không?
Câu trả lời là copd KHÔNG lây! Từ những nguyên nhân kể trên, có thể thấy rằng copd không phải do vi khuẩn, virus, bởi copd chỉ xuất phát ở nguyên nhân nội tại và do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài hay những thói quen xấu của con người như hút thuốc.
Copd nên kiêng gì?
Lời khuyên của các chuyên gia cho người bị bệnh copd đó là nên ăn kiêng. Việc trọng lượng cơ thể quá béo hoặc quá gầy đều ảnh hưởng đến tiến triển của copd. Các biện pháp ăn kiêng rất cần thiết để làm giảm cân nặng hay tăng cân, đồng thời giúp tình trạng hô hấp của bạn được cải thiện hơn.
Những thực phẩm nên sử dụng bao gồm cho người bệnh copd đó là những loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, sữa, các loại hạt, các chất béo có lợi, … Bên cạnh đó người bệnh copd cũng nên tránh ăn đồ chiên rán, muối mặn, thức ăn nhanh. Đặc biệt cần kiêng tuyệt đối cồn men thuốc lá.
Xem thêm: Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính copd là gì?
Trên đây là những chia sẻ đã được chúng tôi tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh copd mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng bài viết của chúng tôi cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để giúp bạn phòng tránh bệnh copd cho bạn và gia đình. Ngoài ra bạn có thể cân nhắc việc ngăn chặn ngay từ đầu yếu tố gây bệnh phổi tắc nghẽn từ tác nhân môi trường độc hại bằng cách sử dụng máy lọc không khí loại bỏ khí bẩn xung quanh bạn.
Trả lời