Các phương pháp lọc khí sạch thủ công tại nhà
Lọc khí là một việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, ngăn ngừa các tác nhân gây ra các bênh về hô hấp. Trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 như hiện nay thì các phương pháp lọc khí sạch thủ công tại nhà như một vị cứu tinh vừa bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm ví tiền của bạn. Cùng Máy lọc Htech tìm hiểu về các phương pháp này qua bài viết dưới đây!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Lọc khí bằng nến sáp ong
Tác dụng lọc khí của nến sáp ong
Từ xa xưa đến nay, sáp ong được biết đến là một loại nguyên liệu vô cùng thân thiện với môi trường và có nhiều công dụng tuyệt vời. Sáp ong rừng tự nhiên ngoài việc được sử dụng để làm đẹp da, làm son dưỡng môi, đánh bóng gỗ… còn được dùng để làm nến.
Nến sáp ong không những mang lại ánh sáng ấm áp, hi vọng mà nó còn được ví như là cây đèn vì sức khỏe. Đây là một trong những cách lọc khí được khá nhiều người lựa chọn bởi nguyên liệu tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Bên cạnh đó, nến sáp ong lọc khí theo cơ chế đốt cháy sáp ong sẽ tạo ra các ion âm, các ion âm được tạo ra sẽ hút các ion mang điện dương ở bụi bẩn trong không khí. Từ đó bụi bẩn và các chất gây dị ứng khác trong ngôi nhà của bạn sẽ giảm đến mức thấp nhất, giúp tạo ra môi trường không khí sạch sẽ, trong lành, hương thơm dịu nhẹ cho tâm hồn thư thái.
Bên cạnh tác dụng lọc khí, cải thiện chất lượng không khí trong nhà, nến sáp ong cháy chậm nên bạn không phải thay chúng thường xuyên.
Bạn đang xem: Các phương pháp lọc khí sạch thủ công tại nhà. Để hiểu thêm, mời bạn tham khảo: Việc lọc không khí ngày nay quan trọng hơn một chữ “cần”
Cách làm nến sáp ong đơn giản để lọc khí
Bạn hoàn toàn có thể tự làm nến sáp ong để lọc khí tại nhà với những nguyên liệu và cách làm đơn giản.
Để làm được nến sáp ong, bạn cần có sáp ong nguyên chất, sợi bông hoặc sợi bấc đèn dầu để làm tim nến, khuôn làm nến tùy theo sở thích của mình. Với các nguyên liệu đó, bạn tiến hành làm nến sáp ong theo các bước như sau:
– Đặt tim nến vào chính giữa khuôn và cố định hai đầu để không bị lệch.
– Đun chảy sáp ong nguyên chất.
– Cho sáp ong nguyên chất đã được nấu chảy vào khuôn.
– Để nến nguội và tháo khuôn. Bạn cũng có thể để nến trong khuôn và sử dụng.
Một số lưu ý khi lọc khí bằng nến sáp ong
Khi sử dụng nến sáp ong để lọc khí, bạn cũng cần lưu ý không nên đốt nến sáp ong quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên đốt nến khoảng từ 1 đến 2 tiếng để tạo hương thơm nhẹ cho căn phòng. Ngoài ra, cũng không nên đốt quá nhiều nến và dùng quá nhiều loại hương thơm khác nhau trong cùng một lúc, đôi khi sẽ gây tác dụng ngược, chẳng những lọc khí không hiệu quả mà bạn còn có cảm giác khó chịu bởi mùi nồng của nến.
Nến sáp ong nên được đặt ở một số không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc… để tăng hiệu quả lọc khí. Không nên để nến sáp ong ở những nơi đón gió như cửa chính, cửa sổ, ban công vì sẽ làm giảm tác dụng của nến.
Lọc khí bằng than hoạt tính
Than hoạt tính là một chất không mùi, không vị và rất xốp. Một thìa cà phê than hoạt tính bao gồm diện tích bề mặt hơn 10.000 feet vuông.
Trong than hoạt tính có chứa hàm lượng carbon rất cao, có khả năng khử mùi và hút các mùi khó chịu nhất trong nhà bếp, nhà vệ sinh… Than hoạt tính còn có thể lọc khí vô cùng tốt vì chúng có khả năng hấp thụ các hóa chất, bụi bẩn lơ lửng trong không khí và nó cũng không gây hại đến sức khỏe, môi trường.
Để hiểu thêm, mời bạn tham khảo: Tấm lọc không khí là gì? ứng dụng rộng rãi từ bình dân đến cao cấp
Trồng cây lọc khí trong và quanh nhà
Trồng cây xanh trong và xung quanh nhà là một trong những cách lọc khí đơn giản và hiệu quả nhất mà không phải ai để ý. Cây xanh luôn được coi như là lá phổi sống, có tác dụng thanh lọc khí cực kỳ tốt.
Như chúng ta đã biết, quá trình quang hợp của cây xanh dựa trên cơ chế cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide và thải ra khí oxi. Chính vì vậy, quá trình quang hợp của cây có thể lọc khí hiệu quả và cung cấp thêm oxi cho sự hô hấp của chúng ta.
Các chậu cây lọc khí trong nhà còn có thể giúp cân bằng độ ẩm, bảo vệ con người khỏi những chất độc hại. Chẳng hạn như benzen từ khói thuốc lá, sơn, cao su; formaldehye có trong đồ nội thất, thảm trải sàn, thảm lau chân; amoniac trong các bộ phận của máy tính, chất tẩy rửa… Những cây lọc khí sẽ tách các hợp chất độc hại này thành carbon dioxide, nước và nitơ trơ phục vụ cho quá trình quang hợp của cây.
Bên cạnh đó, cây lọc khí còn có tác dụng hút bụi. Chúng ta thường thấy nhiều bụi bám trên lá sau một thời gian. Việc đơn giản là chỉ cần lau sạch để chúng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lọc khí. Thông qua đó cho thấy vai trò của cây lọc khí là tạo nên một không gian thực sự tươi mát, trong lành, giúp chúng ta luôn có cảm giác thư giãn, khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.
Khi trồng cây trong nhà và xung quanh nhà để lọc khí, cần lưu ý không nên trồng quá nhiều cây trong nhà. Điều này không tốt vào ban đêm vì ban đêm là thời điểm cây thực hiện quá trình hô hấp, lấy khí oxi và nhả ra khí carbon dioxide, không có lợi cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, cần cân nhắc chọn những loại cây có khả năng lọc khí tốt như cây trầu bà, lưỡi hổ, thường xuân, cau tiểu trâm, dương xỉ, nha đam, ngũ gia bì…
Để hiểu thêm, mời bạn tham khảo: Tại sao quạt lọc không khí là ưu tiên hàng đầu cho người già và trẻ nhỏ
Lọc khí bằng tinh dầu
Sử dụng tinh dầu được đánh giá là một trong những phương pháp hoàn hảo để lọc khí, khử mùi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu có khả năng tiêu diệt 99,96% vi khuẩn trong không khí. Chỉ với một chiếc đèn xông tinh dầu và một lọ tinh dầu nhỏ, căn phòng của bạn như được khoác lên một diện mạo mới với hương thơm tươi mát, dịu nhẹ.
Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên như quế, hương thảo, oregano, húng tây, cam, bưởi, đinh hương… tùy thuộc vào sở thích của mình. Do chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên nên tinh dầu không chỉ có khả năng lọc khí, loại bỏ virus, nấm, vi khuẩn mà còn rất an toàn với sức khỏe của bạn.
Dọn sạch và hạn chế tạo ra bụi
Bên cạnh mùi hôi thì bụi bẩn là một trong những thủ phạm chính làm ô nhiễm không khí trong nhà. Nếu không loại bỏ kịp thời, những bụi bẩn này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của hệ hô hấp của bạn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài
Chính vì vậy, dọn sạch và hạn chế tạo ra bụi là việc làm không thể thiếu để lọc khí. Một ngày bạn nên dọn nhà 2 lần, nếu thời gian quá eo hẹp thì cung nên quét dọn ít nhất 1 lần. Cần chú ý làm sạch các ngõ ngách, khe tủ để loại bỏ hết bụi bẩn bám vào, thường xuyên giặt chăn ga ga gối đệm để bụi bẩn không trú ngụ quá lâu, phơi dưới ánh nắng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bạn đang xem: Các phương pháp lọc khí sạch thủ công tại nhà. Để hiểu thêm, mời bạn tham khảo: Những hiểu lầm về máy lọc khí khiến nó trở nên “có hại”
Cải thiện lưu thông không khí trong nhà
Lưu thông không khí trong nhà cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả lọc khí. Để lọc khí hiệu quả, bạn nên mở cửa thường xuyên để đón lượng oxi mới từ bên ngoài vào và tạo lối thoát cho lượng carbon dioxide từ bên trong. Có như vậy không gian căn phòng mới trở nên thông thoáng, loại bỏ những mùi khó chịu, tạo không khí trong lành.
Trả lời