Bệnh dịch tả lợn có nguy hiểm không?
Bệnh dịch tả lợn là căn bệnh xuất hiện trên lợn và có khả năng lây lan rất nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Tại Việt Nam, bệnh dịch tả lợn thường xuất hiện theo từng đợt khác nhau, và mỗi đợt dịch sẽ gây một thiệt hại rất lớn đến ngành chăn nuôi. Chính vì vậy, nó là nỗi hoang mang của người chăn nuôi cũng như là người tiêu dùng vì không thực sự hiểu rõ liệu chúng có thể lây sang người hay không? Bài viết hôm nay sẽ cùng đi sâu phân tích về căn bệnh từ lợn này.
Bệnh dịch tả lợn là gì?
Bệnh dịch tả lợn có nguồn gốc xảy ra lần đầu tiên tại Châu Phi, và do một loại virus gây ra bệnh truyền nhiễm. Bệnh tả lợn có khả năng lây truyền và lan rộng với tốc độ nhanh và sẽ xảy ra trên mọi loài lợn, tất cả lứa tuổi lợn với khả năng chết lên đến 100% khi lợn đã bị nhiễm bệnh. Virus gây ra bệnh tả lợn tồn tại trong các cơ quan, máu, dịch bài tiết từ những cá thể lợn đã bị nhiễm bệnh tả lợn Châu Phi
Xem thêm:Những điều cần biết về bệnh tả
Virus gây ra bệnh dịch lớn có khả năng đề kháng cực kỳ cao, với độ chống chịu khi ở trong môi trường nhiệt độ thấp. Trong cơ thể thịt lợn sống, hoặc trong môi trường nhiệt độ không cao, virus bệnh tả lợn có khả năng sống sót được từ 3-6 tháng, tuy nhiên khi ở nhiệt độ là 70 độ C, virus này sẽ bị chết. Khả năng lây lan và xuất hiện trên phạm vi rộng nhờ vào sức đề kháng rất cao của loại virus này. Chính lẽ đó, mà một đợt bệnh tả lợn xảy ra, thường sẽ kéo rất dài và gây ra rất nhiều thiệt hại cho người dân.
Biểu hiện của bệnh dịch tả lợn
Bệnh dịch tả lợn hay còn gọi là dịch tả lợn Châu Phi có khoáng thời gian 3- 15 ngày ủ bệnh trước khi phát ra, tùy thuộc vào từng cấp độ mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau, trong đó 3-4 ngày ủ bệnh đối với thể cấp tính. Tùy từng thể khác nhau mà các triệu chứng bệnh trên lợn thể hiện khác nhau:
Thể quá cấp tính
Khi lợn bị bệnh tả lợn ở thể này, lợn sẽ chết cực kì nhanh, và thường không xuất hiện triệu chứng lâm sàng nào hoặc chỉ xuất hiện việc lợn sẽ sốt cao trước khi chết.
Thể cấp tính
- Lợn sẽ nằm sốt cao từ 40,5 độ C- 42 độ C
- Trong vòng 2,3 ngày khi mắc bệnh dịch tả lợn, lợn sẽ có triệu chứng chán ăn, không thích hoạt động, chỉ nằm một chỗ,và ưa nằm những chỗ gần nguồn nước
- Tiếp đó lợn sẽ xuất hiện vấn đề như di chuyển một cách bất thường,trên một vùng da từ màu trắng sẽ dần chuyển sang màu đỏ, đặc biệt tại những vị trí như: đuôi, tai, cẳng chân, hay vùng da ở dưới bụng và ngực có thể xuất hiện màu xanh tím.
- Sau đó trước khi lợn chết từ 1-2 ngày, những triệu chứng xuất hiện ở bệnh tả lợn trong giai đoạn này như thần kinh, di chuyển khó khăn, không thể đứng vững, hơi thở cực kì gấp, trong mũi có máu lẫn bọt, nôn mửa, viêm mắt, có thể táo bón hoặc cũng có thể tiêu chảy kèm theo máu.
- Trong vòng từ 3 đến 6 ngày lợn mắc tả lợn có thể chết, tuy nhiên thời gian đó có thể kéo dài lên đến 20 ngày.
- Khi mắc bệnh dịch tả lợn, lợn đang mang thai sẽ dễ bị xẩy thai, đồng thời tỷ lệ chết gần như tuyệt đối 100%
- Nếu lợn có thể khỏi bệnh hoặc mắc virus nhưng có xuất hiện triệu chứng gì thì rất nguy hiểm vì nó virus đó sẽ đeo bám cả đời và chính là nguồn lây nhiễm bệnh tả lợn.
Thể á cấp
Ở thể á cấp của bệnh dịch tả lợn, lợn sẽ xuất hiện các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc không sốt, sụt cân, ăn uống giảm rõ rệt, ho và khó thở. Khả năng di chuyền kém, viêm khớp, đối với lợn mang thai khi mắc bệnh tả lợn sẽ dễ xẩy thai.
15-45 ngày là khoảng thời gian lợn sẽ chết sao khi mắc bệnh tả lợn, ở thể á cấp này tỷ lệ tự vong thấp hơn tầm 30-70%
Biện pháp phòng tránh bệnh dịch tả lợn
Hiện nay, chưa có vacxin phòng chống bệnh dịch tả lợn, nên chỉ có thể sử dụng biện pháp phòng tránh. Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn chủ yếu là virus xuất hiện ở nguồn nước bị ô nhiễm, vì vậy cần làm sạch nguồn nước, nếu có thể hãy sử dụng biện pháp lọc nước.
- Phải thật nghiêm ngặt trong việc cấm các hoạt động vận chuyển, giết mổ, buôn bán, hay tiêu thụ những giồng lợn không rõ xuất xứ, lợn bị nhiễm dịch tả lợn.
- Tích cực giám sát đối với đàn lợn được nuôi, để khi phát hiện lợn bị mắc dịch tả lợn cần cách ly ngay và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.
- Đối với các lò giết mổ, lợn được đưa vào để thực hiện phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý giết mổ lợn khi lợn đang bị nghi nhiễm dịch tả lợn. Phải báo ngay với các cán bộ có chức năng để kịp thời xử lý và xác minh liệu lợn có bị dịch tả lợn hay không
- Tuyệt đối khi bệnh tả lợn xảy ra, không nên giấu mà kịp thời thông báo đến các cán bộ thú y và các cấp có chính quyền nhằm phát hiện lợn bị bệnh tả lợn hoặc nghi nhiễm.Từ đó có hoạt động khoanh vùng dịch, để có những giải pháp khẩn trương cụ thể phù hợp với điều kiện từng vùng.
- Không tự ý điều trị lợn nhiễm dịch tả lợn, hoặc nghi mắc nhiễm dịch tả lợn
Tìm hiểu thêm: máy lọc htech
Trên đây là tất cả thông tin về căn dịch tả lợn gây nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi, phải có các biện pháp phòng tránh kĩ càng để bệnh dịch tả lợn ít có khả năng bùng phát.
Trả lời