Viêm ruột – Bệnh không của riêng ai
Trong cuộc sống hiện nay, bệnh viêm ruột đang là một trong những căn bệnh nguy hại đến sức khỏe của mỗi người. Bệnh viên ruột có những triệu chứng gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này? Bạn cần ăn và kiêng những món ăn nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc này của các bạn, mời các bạn thao khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Viêm ruột là gì ?
Viêm ruột được gồm 2 dạng bệnh đó là do viêm đường ruột: bệnh viêm loét đại tràng mãn tính và bệnh Crohn, trong đó:
Bệnh viêm loét đại tràng mạn tính: bệnh này thường xảy ra ở ruột kết và trực tràng, trong trường hợp bệnh nhẹ thì chỉ có trực tràng bị tổn thương. Trường hợp bệnh nặng, có thể dẫn đến các hiện trạng như bị loét rộng, mất nhiều niêm mạc và nguy cơ giãn kết tràng do độc đó là một trong những biến chứng gây tử vong cho người bệnh.
Bệnh Crohn: bệnh này với dấu hiệu đặc trưng là có những vùng dạy dày ruôt bị dày lên, có dấu hiệu viêm và lan ra tất cả các lớp, loét sâu, lớp viêm mạc nứt nẻ và có thể xuất hiện các u hạt. Có thể gây tổn thương ở bất kỳ chỗ nào trong dạ dày ruột và còn xen kẻ vào những vùng mô tương đối bình thường. Bệnh này thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non, nhưng bệnh này không chỉ dừng lại ở các khu vực này và có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa.
Viêm ruột có nguy hiểm không
Viêm ruột hiện hiện đang là một trong những bệnh rất nguy hiểm hiện nay, người bị bệnh viêm ruột có nguy cơ cao dẫn đến viêm loét đường tiêu hóa. Đường ruột viêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công cơ thể con người. Bên cạnh đó, bệnh viêm ruột còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tắc nghẽn đường ruột, suy dinh dưỡng, ung thư,… nếu người bệnh không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Bệnh viêm ruột có nguy cơ cao dẫn đến các căn bệnh khác như:
Bệnh viêm ruột gây tắc nghẽn đường ruột: bệnh này sẽ tác động đến độ dày của thành đường ruột, lòng ruột sẽ bị thu hẹp và điều này ngăn cản dòng chảy của ống tiêu hóa. Để tình trạng này tái diễn nhiều lần sẽ dân đến phải cắt bỏ phần ruột viêm.
Gây suy dinh dưỡng cho người bệnh: người bị bệnh viêm ruột thường có các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón… và điều này sẽ gây cản trở đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng tại đường ruột và khiến ch người bệnh bị sụt cân nhanh và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Gây bệnh ung thư: bệnh viêm ruột có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, nếu bệnh này không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể lây lan sang đại trực tràng, thậm chí gây ung thư hậu môn.
Xem thêm: Thực trạng vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Nước bị ô nhiễm vào cơ thể bạn như thế nào?
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm ruột
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm ruột, sau đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh viêm ruột:
Yếu tố di truyền
Một trong những yếu tố đầu tiên có thể kể đến đó là việc duy truyền căn bệnh viêm ruột. Tùy vào mỗi người, mỗi gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột cao hơn nếu trong gia đình có người từng bị viêm ruột. Ngoài ra nguy cơ di truyền của bệnh Crohn cũng sẽ cao hơn so với viêm loét đại tràng. Nguy cơ mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng cao hơn nếu ba mẹ đều mắc bệnh viêm ruột.
Mặc dù di truyền được xem là một yếu tố đầy tiên trong nhiều nguyên nhân khởi phát bệnh viêm ruột, nhưng chúng ta vẫn không thể chỉ dựa vào điều này để có thể dự đoán ai mắc bệnh Crohn.
Yếu tố môi trường
Bên cạnh yếu tố di truyền đã được đề cập, môi trường hiện nay cũng được xem là nguyên nhân khởi phát bệnh viêm ruột. Tiêu biểu các yếu tố ảnh hưởng của môi trường lên con người như:
Con người ăn quá nhiều chất béo hoặc do sử dụng thực phẩm tinh chế và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột. Ngoài ra, việc chế độ ăn kiêng và căng thẳng cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Thêm vào đó, do đặc trưng khí hậu, những người sống ở miền Bắc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người sống ở miền Nam.
Do virus tác động
Bệnh viêm ruột còn có thể do virus gây ra, một số virus phổ biến gây viêm ruột có thể kể đến như
Vi khuẩn Salmonella gây ra các bệnh như thương hàn hay nhiễm trùng máu và ngộ độc thực phẩm và viêm ruột.
Vi khuẩn E. coli: bình thường, vi khuẩn E. Coli này không gây hại. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện vấn đề có thể tạo ra điều kiện cho sự xâm nhập, sinh trưởng của một số nhóm vi khuẩn E. Coli. Điều này có khả năng sản xuất độc tố gây tiêu chảy ở người và gia súc và đặc biệt có thể gây nên những triệu chứng như đau bụng và sốt, nghiêm trọng hơn là đi ngoài ra máu hoặc suy thận.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác nhau. Triệu chứng điển hình khi nhiễm vi khuẩn là bệnh chốc lở, hình thành các ổ áp xe chứa mủ. Khi xâm nhập vào máu, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết; khi xâm nhập vào phổi, vi khuẩn gây viêm phổi.
Vi khuẩn Campylobacter jejuni: đây là một tác nhân gây ra bệnh viêm ruột cấp tính và có thể gây tiêu chảy cấp ở người, đặc biệt ở trẻ em.
Vi khuẩn Shigella được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới và có khả năng gây nên bệnh lỵ trực khuẩn ảnh hưởng đến ruột.
Do những bất thường trong hệ thống miễn dịch
Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch là tấn công và tiêu diệt những kẻ xâm lược cơ thể đến từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virút, nấm và các loài vi sinh vật khác. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bất thường, hệ thống miễn dịch và các tế bào trong đường tiêu hóa lại bị tấn công và tiêu diệt thay vì việc phải tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể đến từ bên ngoài. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, loét hay dày lên ở thành ruột.
Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh giun sán
Viêm ruột nên ăn gì
Khi bị bệnh viêm ruột, người bệnh cần phải cân nhắc và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với đường ruột, có thể kể đến một số loại thực phẩm như:
Về tinh bột nên ăn các loại thực phẩm điển hình như: bánh mì trắng, ngũ cốc, các loại hạt, bột yến mạch; mì gạo, mì ống…;
Đối với rau củ quả: người bệnh nên tăng cường hoa quả có chứa nhiều Vitamin C, các loại rau củ quả nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày của người viêm đường ruột gồm: rau xanh, cà rốt, bí đao, bí đỏ, khoai tây đã bỏ vỏ và các loại chuối chín, bơ, dưa gang, dưa hấu…
Về bổ sung sữa: người bệnh có thể uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai… tuy nhiên không nên dùng nhiều.
Đối với bổ sung thịt và các chất béo
Thịt động vật không chứa chất xơ, nên người bệnh có thể ăn các loại thịt nạc như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, cá… hoặc có thể ăn thêm trứng để bổ sung protein. Lưu ý, ưu tiên thịt trắng và hạn chế ăn thịt đỏ.
Tuy nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu nhưng người bị bệnh viêm đường ruột hoàn toàn có thể ăn các loại chất béo như: bơ thực vật, dầu thực vật, sốt mayonnaise, sốt cà chua, kem sữa, nước sốt sa – lát, mật ong, si rô…
Đối với đồ ngọt, các món tráng miệng, người bệnh có thể ăn với mức độ vừa phải các món: bánh bông lan, bán quy, thạch, kem, bánh xốp và bánh mì
Đối với đồ uống, người bệnh nên uống khoảng từ 2,5 – 3,5 lít nước lọc mỗi ngày, chia thành nhiều lần và có thể uống trà, cà phê, đồ uống có ga với lượng nhỏ, uống nước hoa quả đã lọc bỏ bã.
Viêm ruột kiêng ăn gì
Người bị viêm đường ruột cần nên chú ý, hạn chế các loại thực phẩm để tránh tình trạng dẫn đến bệnh nặng hơn, cụ thể như sau: Bánh mì nguyên hạt, bánh quy giòn; Các loại hạt, đậu và dừa trong bánh mì, ngũ cốc, các loại bánh kẹo; Vỏ của các loại trái cây, rau củ; tránh các loại rau củ quả sống và một số loại rau củ quả đã được nấu chín như: bắp cải, ngô, hành tây, súp lơ…
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh ăn đậu phụ, thịt mỡ, bơ đậu phộng có hạt, các loại mứt; các loại dưa muối và nước ép hoa quả có hạt và chưa bỏ bã… để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình một cách tốt nhất.
Bài viết trên đây chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiêm về bệnh viêm ruột một căn Bệnh không của riêng ai đến các bạn. Hi vọng với những chia sẻ nêu trên sẽ cũng cấp cho bạn được những thông tin hữu ích và có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, tránh gặp phải những căn bệnh không đáng có.
Trả lời