Những điều hay ho về nước điện giải cho bé
Chúng ta đã quá quen thuộc với những sản phẩm điện giải bù nước cho cơ thể. Không chỉ cho người lớn mà trẻ em cũng có thể bù nước điện giải. Vì vậy thông qua bài viết này tìm hiểu về những điều hay ho về nước điện giải cho bé.
Nước bù điện giải cho bé
Trẻ em bị mất nước thì việc đầu tiên của các bà mẹ hay làm là sẽ bù nước điện giải cho bé. Trong nước điện giải chứa rất nhiều các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể bé. Vì vậy khi bé sốt, nôn thì nên bù nước điện giải. Tuy nhiên, việc pha nước điện giải cho bé sai cách cũng ảnh hưởng không nhỏ với sức khỏe của bé. Khi uống nước điện giải gói, pha với nồng độ quá đặc, sẽ làm cho hàm lượng muối trong máu cơ thể bé tăng lên dẫn đến tình trạng em bé bị co giật, sốt cao, vật vã và có thể dẫn đến hôn mê. Nếu không đem đi cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng của bé. Ngược lại, nếu pha loãng gói điện giải lại không có tác dụng bù nước, giá trị cung cấp điện giải sẽ kém đi.
Vì vậy các phụ huynh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và bù nước điện giải cho bé đúng cách tránh các trường hợp như trên. Lưu ý khi pha điện giải cho bé:
- Sử dụng đúng liều lượng được chỉ định.
- Nước điện giải cho bé đã pha chỉ sử dụng trong vòng 24 tiếng, bảo quản kỹ, tránh nhiễm bẩn.
- Không nên chia nhỏ gói thuốc để sử dụng nhiều lần. Điều đó sẽ làm các thành phần trong gói điện giải không đồng nhất và gây nhầm lẫn thể tích khi pha.
- Không đun sôi dung dịch điện giải đã pha.
- Không pha nước điện giải cho bé với nước khoáng chỉ nên dùng nước lọc đun sôi, để nguội.
- Theo dõi các phản ứng của trẻ nếu như phát hiện trẻ bị mất nước, khả năng đáp ứng thuốc, nôn ói, co giật,.. xuất hiện dấu hiệu nặng, bất thường cha mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Nước điện giải cho bé bị sốt
Trên thực tế rất nhiều phụ huynh ép con mình phải uống nước điện giải khi con bị sốt. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại chỉ nên sử dụng nước điện giải khi bé bị tiêu chảy, nôn ói dẫn đến mất nước.
Hiện tại y khoa chưa có hướng dẫn nào về việc dùng nước điện giải khi bé bị sốt. Có thể việc sử dụng nước điện giải để bù nước và khoáng chất bắt nguồn từ việc điều trị tiêu chảy, nôn mửa cho bé, nên nhiều phụ huynh cũng áp dụng để bù mất nước cho bé trong sốt, nhưng đây là việc áp dụng hoàn toàn không đúng.
Sẽ là rất cần thiết phải bù nước điện giải nếu như bé khi bị sốt kèm theo tiêu chảy. Còn với một trẻ bình thường không chịu uống điện giải, mà khi sốt lại thích uống loại dung dịch điện giải này thì có khả năng là cơ thể mất nước nhiều, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm.
Cách pha nước điện giải cho bé
Nếu như hiện tại bé bị nôn ói hay tiêu chảy mà chưa thể dẫn bé đi khám hoặc không có dung dịch điện giải cho bé tại nhà được. Thì các phụ huynh hãy làm theo cách sau
Bỏ vào cốc hòa 6 thìa đường và ½ thìa muối thêm 1 lít nước lọc. Hãy đảm bảo về liều lượng khi pha bởi quá nhiều đường cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng tiêu chảy của con trầm trọng thêm, còn cho nhiều muối sẽ khiến canxi bị đào thải qua phân nhiều hơn. Phụ huynh cũng nên chú ý thêm là không sử dụng các gói chất hóa học, tạo hương không cho thêm trái cây, rau củ quả, gia vị nào khác vào dung dịch bù nước điện giải cho bé.
Ngoài ra một số loại nước có thể thay thế nước điện giải như:
- Nước trái dừa
- Sữa mẹ
- Cháo muối hay cháo cà rốt
- Nước gạo rang lưu ý nên cho một xíu muối vào
- Bù nước điện giải cho trẻ sơ sinh
Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị mất nước trầm trọng:
- Nếu hơn 6 tiếng mà bé không làm ướt một chiếc tã.
- Nước tiểu của bé có mùi mồng và màu sắc sậm hơn bình thường
- Miệng, môi khô bé thường le lưỡi liếm miệng, khát nước.
- Thóp đầu của bé bị thõm
- Bé khóc mà không chảy nước mắt.
- Bé có biểu hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Bé bị táo bón cũng là dấu hiệu cho thấy bé thiếu nước.
Lưu ý đặc biệt: Nếu thấy mắt bé trũng xuống; chân, tay của bé lạnh hơn; bé ngủ liên tục hoặc quấy khóc dễ cáu kỉnh.
Cách bù điện giải cho trẻ sơ sinh
Đối với những trẻ sơ sinh, phụ huynh nên chú ý nếu thấy bé có 1 trong những dấu hiệu trên thì nên cấp nước cho bé liền. Còn nếu nặng hơn thì hãy dẫn bé đi bác sĩ ngay vì nếu lơ là một phút có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Bù nước điện giải cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì hãy nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tự ý pha dung dịch điện giải. Có thể cho bé uống sữa mẹ vì sữa mẹ có thể thay thế cho dung dịch điện giải.
Đối với bé từ 3 tháng tuổi trở lên: Bác sĩ sẽ chỉ định thêm dung dịch khác ngoài sữa mẹ hoặc những công thức để bổ sung nước, muối và bù nước điện giải cho bé bị thiếu hụt. Bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ cách để mẹ bổ sung nước và chất điện giải cho con như qua thực phẩm thực nhiên, hoặc mẹ có thể bổ sung nước điện giải cho bé bằng dung dịch điện giải.
Bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy
Nếu bé bị nôn, tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước, chất điện giải. Mẹ dùng đúng liều lượng dung dịch điện giải để bù nước điện giải cho bé sẽ giúp bé tỉnh táo và hoạt động bình thường. Các mẹ nên lưu ý một điều là tùy độ tuổi của trẻ khác nhau mà trẻ nhỏ thường nôn khoảng 70-100ml dung dịch mỗi lần. Lúc này, dạ dày đang bị kích thích mạnh nên mẹ tuyệt đối không bù nước điện giải cho trẻ ngay. Điều này sẽ khiến cho trẻ càng uống càng nôn, càng nôn càng mất nước, mà càng mất nước thì sẽ lại bù nước điện giải cho bé. Hậu quả là bệnh của bé sẽ nghiêm trọng hơn.
Thời điểm tốt nhất là khoảng 10-30 phút sau khi trẻ hết hẳn tình trạng nôn, tiêu chảy mới nên uống vài thìa nhỏ. Về liều lượng cũng nê tính toán và để ý xem bé mất nước nhiều hay ít. Cơ thể bé mất nước độ nhẹ khi nôn, tiêu chảy khoảng 50ml/kg, vừa là 100ml/kg, nặng thì nên đem bé chuyền dịch và điều trị tại bệnh viện. Nên bù nước điện giải cho bé theo tỷ trong dưới đây:
– Hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ dưới 1 tuổi.
– Bé từ 1-2 tuổi thì uống 50m/lần, ngày uống từ 2-3 lần.
– Trẻ từ 2-6 tuổi uống từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần uống 100ml.
– Trẻ từ 6-12 tuổi uống từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần uống 150ml.
– Trẻ trên 12 tuổi thì tùy theo nhu cầu mà bù nước điện giải cho bé.
Những điều phụ huynh nên chú ý khi bù nước điện giải cho bé:
– Hãy rửa tay bằng xà phòng trước khi pha dung dịch nước điện giải cho bé.
– Chỉ sử dụng dung dịch bù nước điện giải cho bé trong vòng 24 tiếng kể từ khi pha
– Nếu bé nôn ói khi uống, hãy đợi 10 phút rồi cho uống tiếp, uống từng thìa nhỏ.
– Cho trẻ dùng sản phẩm khác như sữa và nước trái cây để tăng sức đề kháng và bổ sung vitamin.
– Không tự ý chia nhỏ gói dung dịch điện giải khiến các thành phần không đồng nhất và không pha dung dịch điện giải quá đặc.Phụ huynh nên làm theo chỉ dẫn của gói để bù nước điện giải cho bé một cách phù hợp.
Xem thêm:
Những điều cần biết về nước điện giải
Nước điện giải là gì? Có nên uống nước điện giải?
Bạn biết gì về nước điện giải ion kiềm ?
Qua bài viết trên đã chỉ đưa ra những điều hay ho về nước điện giải cho bé. Vì thế các phụ huynh nên chú ý bù nước điện giải sao cho phù hợp với liều lượng và cách thức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các quý phụ huynh.
Trả lời