Những điều cần biết về bệnh giun sán
Bệnh giun sán là một căn bệnh phổ biến mà rất nhiều trẻ em ở nước ta đã mắc phải. Đây là căn bệnh tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vì thế các bậc phụ huynh phải luôn quan tâm và theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện và kịp thời điều trị. Bài viết này bạn đọc cùng tìm hiểu về Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán? Giun sán kí sinh gây hại gì cho con người? Để phòng bệnh giun sán ta phải làm gì? Tại sao bệnh giun sán ở việt nam có tỷ lệ nhiễm cao?
xem thêm tại:Nước ngầm tốt hay không tốt ?
Bệnh giun sán là bệnh do các sinh vật đa bào sống tự do hay ký sinh trong cơ thể con người và động vật. Tùy thuộc vào số lượng giun mà mức độ và tình trạng bệnh sẽ khác nhau. Đối với số lượng giun ít (vài con giun) thì thường không bị nhiễm trùng, do số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Nếu trong cơ thể tồn tại số lượng lớn giun điều này sẽ gây ra các triệu chứng như: đau bụng, suy nhược, suy dinh dưỡng, giảm phát triển về thể chất hoặc tiêu chảy. Đã có trường hợp trong ruột có quá nhiều giun gây ra tắc ruột và cần được chỉ định làm phẫu thuật.
Tình trạng nhiễm giun sán rất phổ biến ở nước ta. Các loại giun sán thường gặp phải như: giun kim, giun đũa, giun móc, sán lợn, sán lá gan, sán bò,…Trẻ em chính là đôi tượng dễ bị nhiễm giun sán nhất. Ở nước ta vùng nông thôn, vùng cao trẻ em mắc bệnh giun sán chiếm tỷ lệ cao do trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về vệ sinh môi trường và thực phẩm.
Tham khảo tại: Thực trạng vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán
Hiện nay tỷ lệ trẻ em bị nhiễm giun chiếm tới 70-80%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ mắc căn bệnh này. Các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Đầu tiên, do khi chế biến thức ăn chúng ta không vệ sinh sạch sẽ hoặc đồ ăn chưa được nấu chín: Các món ăn sống (hàu sống, bò tái, gỏi cá, tiết canh…), các loại rau sống rửa không sạch cũng tiềm ẩn nguy cơ chứa các loại ấu trùng giun sán như sán lợn, sán dây bò, sán lá gan,… Những loại ký sinh trùng trên đều rất nguy hiểm và gây nguy cơ gây tử vong cao.
Thứ hai, Không tẩy giun định kì: các bậc phụ huynh không quan tâm đến sức khỏe của trẻ, không tẩy giun định kỳ cho trẻ. Vì trong giai đoạn này trẻ đang phát triển, thích chơi đùa, rất năng động, tuy nhiên sức đề kháng lại kém hơn so với người lớn. Vậy nên trẻ rất dễ mắc bệnh. Các bậc phụ huynh hãy tẩy giun định kỳ cho trẻ và cho cả các thành viên khác trong gia đình để phòng ngừa bệnh giun sán.
Thứ ba, Chơi đùa cùng thú nuôi: rất nhiều gia đình nuôi động vật trong nhà, nhưng chính những thú cưng này lại tiềm ẩn nhiều loại giun sán nguy hiểm. Do đó nếu để trẻ tiếp xúc và chơi đùa với thú nuôi sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh giun sán. Bên cạnh đó, trong phân của vật nuôi có rất nhiều trứng của các loài giun và tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài đây cũng là nguồn lây bệnh cho con người.
Thứ tư, Trẻ vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: các loại ấu trùng và sán không chỉ xâm nhập qua đường tiêu hóa mà nó còn có khả năng xâm qua những vùng da hở, khi chúng ta bị thương hoặc xâm nhập qua các vết trầy xước. Vậy nên, hãy bảo vệ trẻ bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, dạy trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đi tiểu, đại tiện để phòng tránh bệnh giun sán. Nhất là, đối với trẻ có độ tuổi nhỏ thì càng cần phải chú ý hơn, vì trẻ hay nhặt các đồ vật dưới đất để ngậm vào miệng.
Thứ năm, Không giữ gìn vệ sinh môi trường: đây là nguyên nhân phổ biến do chúng ta thường xuyên không giặt, không vệ sinh giường, chiếu, đệm, thảm, đồ chơi của trẻ. Vì vậy, các bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, giặt vỏ gối, ga đệm, luôn dọn sạch vườn và không vứt rác bừa bãi.
Thứ sáu, Trẻ tiếp xúc với người mang mầm bệnh: Nếu trẻ chơi đùa hay ăn uống cùng với người đang mắc bệnh có thể khiến trẻ bị truyền mầm bệnh. Giun kim thường lây truyền qua phương thức này.
Xem thêm tại: Máy lọc htech.
Giun sán kí sinh gây hại gì cho con người
Những người bị bện giun sán thường bị suy dinh dưỡng theo nhiều cách:
Các mô chủ bao gồm cả máu đề bị giun ăn, dẫn đến tình trạng cơ thể thiết chất sắt và và protein. Đối với người bị bện giun móc sẽ gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu.
Người bị giun sán sẽ kém hấp thu các chất dinh dưỡng, cơ thể thiếu chất và không phát triển. Bện cạnh đó giun đũa làm chúng ta thiểu vitamin A trong ruột. Một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng, làm cơ thể không hấp thụ được dinh dưỡng và giảm thể lực. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.
Nếu cơ thể có sán, chúng sẽ di chuyển đến các bộ phận khác thông qua các u mạch máu và có thể phát triển thành các u nang nhỏ trong cơ bắp, não và mắt. Tuy nhiên sau khi bị nhiễm thì phải sau nhiều tháng đến nhiều năm thì mới có triệu chứng. Chúng ta có thể bị mất thị giác thị giác sưng và bong võng mạc hoặc nhẹ thì bị mờ mắt. Các u nang trong não và tủy sống có thể gây co giật đau đầu rối loạn, khiến chúng ta không thể tập trung, khó giữ thăng bằng hoặc bị sưng não, thậm chí tử vong. Nếu bị U nang trong tim có thể gây ra bất thường về nhịp tim và có trường hợp suy tim U nang trong cơ bắp mà không có bất kì triệu chứng nào.
Xem thêm tại:Nước bị ô nhiễm vào cơ thể bạn như thế nào?
Để phòng bệnh giun sán ta phải làm gì?
Vì vậy, các bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, giặt vỏ gối, ga đệm, luôn dọn sạch vườn và không vứt rác bừa bãi.
Thứ nhất, Các phụ huynh nên định Kỳ tẩy giun cho trẻ thông thường là 6 tháng- 1 lần. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn.
Thứ hai, các bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, giặt vỏ gối, ga đệm, luôn dọn sạch vườn và không vứt rác bừa bãi. Luôn giữ vệ sinh cá nhân như cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch sẽ.
Thứ ba, Phải rửa thức ăn sạch sẽ, luôn ăn chín, uống sôi, không ăn các đồ ăn sẽ có sán như tiết canh, gỏi cá.
Cuối cùng, hãy đi giày, dép, sử dụng găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm tránh tiếp xúc trực tiếp.
Tham khảo tại:Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương.
Tại sao bệnh giun sán ở việt nam có tỷ lệ nhiễm cao?
Do chúng ta không thường xuyên tẩy giun sán định kỳ. Các phụ huynh luôn xem nhẹ việc đó hoặc do không có hiểu biết dẫn đến trẻ bị mắc bệnh giun sán. Nước ta vẫn còn tỷ lệ dân trí thấp ở vùng cao vì họ không được tiếp cận với thông tin mới. Do đó trẻ em vùng cao mắc bệnh giun sán rất nhiều. Những đồ ăn của trẻ thường là những con vật chưa được vệ sinh sạch, hoặc con vật có sán, giun. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị nhiễm bệnh.
Tham khảo tại:Viêm ruột – Bệnh không của riêng ai.
Bệnh giun sán nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến tử vong. Vì vậy luôn tẩy giun sán định kỳ và phải điều trị ngay nếu những triệu chứng trên. Chúng ta cần giữ gìn môi trường sống và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để có sức khỏe tốt.
Trả lời