Lựa chọn hệ thống lọc nước bể cá phù hợp nhất
Những ai đã và đang nuôi cá điều biết rằng, để có được một con cá khoẻ mạnh thì điều quan trọng đó là hệ thống lọc nước trong bể cá phải tốt, kết cấu chặt chẽ, sức chạy bền để duy trì sự cân bằng trong bể cá. Các chuyên gia về hệ thống lọc nước thường phân ra làm ba loại hệ thống lọc trong nuôi cá cảnh, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng cần nắm rõ để áp dụng vào hồ nuôi cá trong gia đình bạn cho phù hợp và nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với nhiều loại cá khác nhau thì chất lượng nguồn nước đầu vào bể cá cũng khác nhau. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là chất lương nguồn nước phải đảm bảo sạch, đủ độ PH và không được nhiễm chất độc hại. Điều này được thể hiện qua hệ thống lọc nước bể cá.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước bể cá
Để có được nguồn nước luôn sạch, điều đầu tiên ta nghĩ đến đó là thường xuyên thay nước. Tuy nhiên việc thay nước thường xuyên không phải là điều tốt nhất cho bể cá nhà bạn, nó tốn thời gian, công sức, và tiền bạc để chi trả tiền nước nhiều hơn. Như chúng ta đã biết, việc hằng ngày có rất nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, tảo,… bám víu lấy thành bể tích tụ lâu ngày làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó, một giải pháp đã được đưa ra và ngày càng phát triển đó là hệ thống lọc nước bể cá.
Máy lọc dùng cho việc lọc nước trong hồ có hình dạng khác nhau cũng như nguyên lý hoạt động. Loại máy lọc thường gặp là:
- Lọc treo (Overhang fillter)
- Lọc đáy (lọc nền) dùng sỏi đáy trong hồ làm vật liệu lọc
- Lọc ngoài (Canister or External fillter) đặt ở ngoài hồ
Cây thủy sinh sẽ nhả ra Oxy mà thủy sinh vật cần và làm sạch nước “tự nhiên” bằng cách hấp thu chất độc hại như Ammonia và Nitrogen mà thủy sinh vật thải ra. Đó là lý do tôi luôn luôn nói “Nếu cây thủy sinh trong hồ khỏe thì cá, tép đương nhiên cũng sẽ khỏe (ngoại trừ cá mới mang về hoặc cá đã có mầm bệnh)”.
Nhưng ngoài hệ thống lọc, chúng ta cũng nên nghĩ đến những nhu cầu cơ bản của cây thủy sinh:
- Nước
- Ánh sáng
- CO2 (carbon dioxide).
Nếu hệ thống lọc nước bể cá có diện tích nhỏ đương nhiên số lượng nước được lọc sẽ ít lại và không thể loại trừ hay ngăn cản rêu tảo ra khỏi hồ. Xét về nguồn ánh sáng, lọc treo hay lọc trên hồ sẽ làm giảm hay ngăn cản nguồn ánh sáng mà cây thủy sinh rất cần. Hồ thủy sinh hay bất cứ hồ cá nào thì ánh sáng phải được phân bổ đều khắp hồ và không bị che khuất. Lọc nước chuyên dùng cho hồ cá là yếu tố đầu tiên liên quan trực tiếp đến cá, tép, phải tạo ra Ôxy thay thế CO2. Máy lọc mà đáp ứng được cho cả 3 hình thức (làm sạch nước, không che nguồn ánh sáng, không làm Co2 tan trong không khí) là 1 trong những thiết kế đặc biệt để cây thủy sinh phát triển.
Nhờ hệ thống lọc nước bể cá được lắp đặt trong hồ, bể mà các chất cặn bẩn sẽ biến mất và oxy sẽ được cung cấp đầy đủ cho những chú cá yêu của bạn. Ngoài ra, nước được lọc qua một hệ thống góp phần làm các vi sinh vật và thủy sinh có lợi phát triển, tạo điều kiện giúp cá sống trong môi trường mới sạch sẽ và an toàn hơn.
Các loại hệ thống lọc nước trong bể cá
Để có một bộ lọc thực sự hiệu quả thì phải có bộ lọc có các phần lọc sau : lọc tinh, lọc thô và lọc hóa học. Và lọc tràn bể cá là một trong những hệ thống lọc nước hiệu quả nhất khi có đầy đủ các phần lọc trên.
Nguyên lý lọc có thể phân ra được 3 lọai:
- Lọc hoá học
- Lọc sinh học
- Lọc cơ học
QUÁ TRÌNH LỌC HOÁ HỌC
Quá trình lọc hóa học người ta sẽ dùng zeolite hay than họat tính để loại Nitrogen & Ammonia ra khỏi nước. Còn lọc sinh học thì dùng vi khuẩn để phân hủy Ammonia & Nitrogen để chuyển hóa thành Nitrates ít độc hại hơn (với thực vật thuỷ sinh) qua quá trình Oxy hóa. Cả 2 phương pháp này đều có lợi điểm và cùng được sử dụng cho hệ thống lọc nước bể cá và cây thủy sinh.
Quá trình ban đầu mới tạo lập hồ nước cho đến khi vi khuẩn đã phát triển tối đa trong vật liệu lọc, quá trình lọc hóa học với than họat tính có thể làm giảm vi khuẩn. Tuy nhiên nếu chỉ dùng than họat tính bỏ vào trong hộp lọc của máy, nó sẽ giữ lại nhiều mẩu cặn thải lớn làm nguy hại đến bộ phận lọc sau này. Sau 1 thời gian các cặn thải này sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn, chuẩn bị vào quá trình lọc sinh học 100%.
Xác định chính xác thời gian chuyển đổi từ lọc hóa học sang sinh học là rất quan trọng. Do đó, không nên chuyển từ lọc với than hoạt tính sang lọc sinh học trong thời gian quá ngắn. Vì điều này làm hệ vi sinh bám trên than và các vật liệu lọc khác chưa phát triển đủ mạnh để đảm nhận lọc sinh học trong thời gian đầu. Nếu điều trên xảy ra sẽ có một sự mất cân bằng về hệ sinh thái, cá sẽ thiếu nguồn nước bắt đầu chết và rêu tảo phát triển. Do đó, than hoạt tính có thể tiếp tục được sử dụng như là vật liệu lọc cho quá trình lọc sinh học trong bể cá.
Mặc dù là vật liệu lọc rất tốt và khá cần thiết để làm sạch môi trường nước nhưng than hoạt tính có một số bất lợi là hay làm cho lọc bị tắc sau một khoảng thời gian. Vì vậy nó thường được thay thế bằng các vật liệu lọc khác cũng tốt cho sự phát triển của con vi khuẩn. Việc thay vật liệu lọc không quá khó, mà việc quyết định thời gian khi nào cần thay mới khó. Tựu trung lại, than họat tính nên được thay thế ngay sau lần thứ nhất hoặc lần thứ hai sau khi lọc bị tắt.
QUÁ TRÌNH LỌC SINH HỌC
Thoạt nhìn sơ qua, chúng ta có thể thấy những công thức hoá học trong cách phân tích về nguyên lý hoạt động của quá trình lọc sinh học, nhưng xét trên tổng thể đây là phương pháp tối ưu nhất của hệ thống lọc nước bể cá mà nhiều người chọn.
Các phản ứng hóa học (thông qua quá trình oxy hóa) bằng những con vi khuẩn đã chuyển hóa Ammonia dạng độc hại sang Ammonia không độc hại : ammonia (NH3) > Nitriet (NO2), Nitrate (NO3). Nhưng nếu tích luỹ nhiều Nitrate trong nước nó cũng sẽ trở thành độc hại. Do đó, để đảm bảo an toàn cho những chú cá chúng ta cần phải luôn thay nước thường xuyên ngay cả khi vẫn dùng máy lọc nước.
Để quyết định các độ an toàn của các chất hoá học có trong nước có 2 cách tính: dùng dụng cụ đo và phương pháp hóa học. Cách thứ 2 sẽ tối ưu hơn nhưng có lẽ hơi tốn kém cho túi tiền của bạn. Khi nitrates (NO3) tăng thì độ pH sẽ giảm, và nếu nước có độ NO3 cao sẽ có pH cao. Khi đo nước nếu độ pH5 thì có nghĩa là NO3 cao.
QUÁ TRÌNH LỌC CƠ HỌC
Hệ thống lọc cơ học có mục đích chính là lấy đi những chất trong nước, lơ lửng, bám díu và những cặn bã dưới đáy xã hội (hồ cá), nó làm cho ta có ảo giác rằng nước trong về chứ không hề tạo ra thay đổi lớn nào về tính lý hóa của nước. Đây cũng là dạng hệ thống lọc nước bể cá thường được bán ngoài thị trường tại các cửa hàng cá cảnh: dùng một mô tơ bơm nước hồ qua lớp gòn không thấm nước để lọc các tạp chất.
Nguyên lý hoạt động của lọc tràn là nước được bơm từ bể cá vào ngăn đầu tiên của bể lọc để lọc thô sau đó sẽ qua ngăn thứ 2 hoặc thứ 3 để lọc tinh và đến ngăn tiếp theo để lọc hóa học trước khi đến ngăn cuối cùng để bơm ngược lại bể.
Hệ thống lọc nước bể cá lọc tràn trên
Lọc tràn trên thường được dùng phổ biến từ 4 – 5 ngăn lọc như sau:
- Ngăn 1 : Vì là lọc thô nên cấu tạo của nó cũng rất đơn giản dùng bông lọc để lọc các cặn thừa của cá bên dưới có bùi nhùi để tăng hiệu quả lọc giúp nước tràn qua nhanh hơn.
- Ngăn 2: Kế tiếp lọc thô là lọc bên trên bùi nhùi bên dưới vừa lọc thô vừa lọc tinh vì có 1 vài loại sứ (sứ vàng) có lỗ li ti để lọc lại một lần nữa những cặn có kích thước nhỏ hơn.
- Ngăn 3: Nham thạch trộn san hô vụn cũng có tác dụng lọc thô nhưng nhiệm vụ chính là nơi VI SINH có ích trú ngụ, khi nước chảy qua nó sẽ được diệt khuẩn một lần nữa trước khi xuống bể kê bùi nhùi bên dưới các loại vật liệu lọc nhằm tăng hiệu quả lọc.
- Ngăn 4 : Dùng nham thạch + bùi nhùi + đá lọc Asen + than hoạt tính vừa có tác dụng lọc sinh học vùa có tác dụng lọc hoá học
- Ngăn 5: Không nên để gì cho nước thoát nhanh, hoặc lót tấm nhựa và 1,2 lượt bông mỏng để giữ lại các cặn bẩn nhỏ lọt qua các ngăn trước đó
Bạn vẫn có thể gộp luôn cả ngăn 2 và 3 vào với nhau nếu bạn làm lọc tràn 4 ngăn
Hệ thống lọc nước bể cá lọc tràn dưới
Với các loại bể cá có kích thước lớn như bể cá nhà hàng, bể cá rồng…. Thì chúng tôi khuyên dùng hệ thống lọc nước bể cá có loại lọc tràn dưới bới vì loại lọc tràn này có hiệu quả lọc cao nhất trong tất cả các loại lọc tràn hiện có ở nước ta và thường được dùng trong hệ thống lọc nước cho bể cá.
Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sắp xếp vật liệu lọc bể cá.
Ở ngăn đầu tiên bạn sẽ đặt ngăn lọc thô thường xử dụng các loại vật liệu lọc thô như túi lọc, bông thô, vải sợi,… Ngăn thứ 2, 3, 4 trong hệ thống lọc bạn nên xếp các loại vật liệu lọc vi sinh như là một nơi ở của các loại vi sinh vật có tác dụng làm phân hủy các chất thải có trong nước chẳng hạn: sứ lọc thanh, bùi nhùi,…
Ở ngăn cuối cùng, đặt máy bơm để bơm nước đã lọc lên trên bể chính đặt đèn UV loại đèn này sẽ chiếu các tia cực tím giúp diệt khuẩn, diệt nấm và các mầm bệnh cho cá rồng các bạn có thể trồng thêm các loại cây thủy sinh dễ trồng như là dương xỉ để tăng hiệu quả lọc sinh học. Vào mùa đông để bảo quản máy lọc tốt nhất bạn cũng nên đặt sưởi ở ngăn này vì nước sẽ được sưởi ấm trước khi cấp vào bể chính làm tăng độ ấm cho bể cá và nước cho những chú cá.
Hệ thống lọc nước bể cá lọc tràn bên
Lọc tràn bên trong hệ thống lọc nước bể cá là một loại lọc tràn được thiết kế đặt một hoặc hai bên vách của bể. Hệ thống lọc nước bể cá lọc tràn trên này được dùng nhiều cho các bể cá nhỏ như bể thủy sinh hoặc bể treo tường vì loại lọc tràn này khá gọn gàng hiệu quả tốt không tốn nhiều diện tích. Lọc tràn bên đặc biệt hiệu quả và sử dụng nhiều ở bể cá nhỏ làm cho hồ cá của bạn thẩm mỹ và tốt hơn.
Với các bể có chiều dài nhỏ hơn 80cm nên được làm lọc tràn một vách, tức là lọc ở một bên vách. Còn các loại bể kích thước lớn hơn có thể làm lọc 2 vách để tăng hiệu quả lọc nước.
Trả lời