Bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ thế nào?
Do đặc điểm đặc biệt về cơ thể, chị em phụ nữ rất dễ bị các bệnh về viêm nhiễm nấm, đặc biệt là những người phụ nữ trưởng thành và đã xảy ra quan hệ tình dục. Có từ 10%-20% phụ nữ có thai bị nấm âm đạo. Bệnh lý có thể diễn ra trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin quan trọng về nấm âm đạo trong khi phụ nữ mang thai nhé.
Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo là tình trạng nấm men phát triển quá mức do môi trường acid của âm đạo bị mất cân bằng, thường tiết ra khí hư nhiều bất thường, dịch thể trắng đục, lợn cợn, vón cục, có mùi khó chịu. Nếu nghiêm trọng người bệnh có thể thấy có máu do âm đạo bị sung huyêt, nóng rát vùng âm đạo.
Nấm âm đạo là một bệnh lý rất phổ biển ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Trong thời kì mang thai, hệ thống miễn dịch tăng sản xuất glycogen (để dụ trữ năng lượng cho cơ thể) và nồng độ ostrogen cũng cao hơn , dẫn đến mất cân bằng môi trường pH vùng âm đạo, tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi. Nấm candida là tác nhân chủ yểu gây ra bệnh nấm âm đạo ở phụ nữ. Khi môi trường pH trong âm đạo được cân bằng, nấm candida vốn tồn tại sẵn, song chúng vô hại. Nhưng khi môi trường pH bị mất cân bằng, nấm candida phát triển quá mức sẽ gây các bệnh lý có hại cho sức khỏe , điển hình trong đó là nấm âm đạo.
Đọc thêm : Nấm âm đạo có nguy hiểm không
Những phụ nữ từng bị nấm âm đạo sẽ rất dễ bị tái phát lại trong thời kì mang thai. Điều trị bệnh nấm âm đạo khi mang thai không phải là một điều quá khó khăn, nhưng để điều trị triệt để và dứt điểm, thì cũng không phải một vấn đề dễ giải quyết.
Một số triệu chứng để mẹ bầu biết rằng bản thân bị nhiễm nấm :
- Khí hư ra nhiều bất thường, màu trắng đục, đặc sệt, có mùi hôi khó chịu.
- Vùng kín bị ngứa ngày, đỏ rát, nóng ran.
- Đôi khi khí hư ra nhiều có lẫn cả màu do bi sung huyết.
Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé
Nấm âm đạo khi mang thai có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Đối với mẹ bầu, nấm âm đạo khi mang thai có thể có những ảnh hưởng như :
- Khiến cơ thể mẹ suy yếu, không nuôi dưỡng tốt cho thai nhi.
- Mẹ có thể gặp những bệnh lý như viêm đường tiết niệu, viêm khung chậu, viêm cổ tử cung hay các bệnh như tích mủ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, âm đạo tích mủ.
- Có nguy cơ xảy thai hoặc sinh non.
Đối với em bé, mẹ bị nấm âm đạo khi mang thai có thể có những ảnh hưởng như :
- Gây ra những thay đối dẫ đến bất thường khi sinh.
- Em bé sinh ra có thể bị yếu hoặc có dị tật.
- Nấm có thể nhiễm vào niêm mạc miệng của trẻ, gây viêm da, tư lưỡi, đen miệng.
- Vì hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa tốt, nhiễm nấm có thể trở nên vô cùng nghiêm trọng. Trong trường hợp nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn, hô hấp, thậm chí là bị nhiễm trùng tiềm ẩn.
- Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung, sức đề kháng yếu, viêm phối.
Cách phòng tránh bị nấm âm đạo khi mang thai
Khi thai phụ phát hiện những triệu chứng của nấm âm đạo hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai , hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín , để thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế ảnh hưởng ở mức tối đa đễn thai nhi.
Bên cạnh việc điều trị, thì phòng ngừa bệnh cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, dù sao phòng cháy cũng vẫn hơn chữa cháy. Thai phụ nên áp dụng một số biện pháp sau đó hạn chế bị nấm âm đạo khi mang thai :
- Không nên cố kéo dài tình trạng bị ngứa ngày vùng âm đạo vì nghĩ rằng uống thuốc sẽ không tốt cho thai nhi.
- Sử dụng đồ lót thông thoáng, rộng rãi, tuyệt đối không được sử dụng chung đồ lót với người khác.
- Vệ sinh vùng kính sạch sẽ hằng ngày, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Hạn chế số lần quan hệ tình dục, nên chỉ có môi quan hệ tình dục một vợ một chồng.
- Không sử dụng bằng vệ sinh hằng ngày liên tục.
- Xây dựng lối sống khỏe mạnh : ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ hợp lý, tập thể dục thường xuyên.
- Ăn các sản phẩm nhiều lợi khuẩn như sữa chua, tránh ăn bánh mì hoặc thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
- Giặt đồ lót bằng nước nóng, xả kỹ, phơi đồ lọt dưới nắng to, nếu có thể, hãy dùng bàn ủi đề dùng nhiệt tiêu diệt triệt để bào tử nấm còn sót lại.
- Cách ngày giặt khăn tắm 1 lần, thay đồ lót 2 lần / ngày.
- Không thụt rửa quá sâu vùng âm đạo.
- Không sử dụng các sản phẩm có mùi nặng và có tính tẩy rửa quá mạnh, nên chọn các sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên, lành tính , an toàn.
- Sau khi tắm hoặc bơi, lau rửa cơ thể thật kỹ, nhất là vùng âm đạo, tránh để tình trạng ẩm ướt mặc quần áo, môi trường âm ướt thường mang lại điều kiện phát triển thuận lợi cho nấm, gây ra các bệnh như nấm âm đạo, nấm da.
- Không sử dụng nước hoa vùng kín.
- Hạn chế lượng đường nạp vào trong cơ thể hàng ngày, thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế.
- Không sử dụng nước lã để lau rửa vùng kín sau khi đi vệ sinh, nếu có thể hãy dùng nước uống, nước đã qua máy lọc để dòng nước được đảm bảo đã được khử khuẩn hoàn toàn, máy lọc nổi tiếng hiện nay có thể nói đến máy lọc htech. Đựng sẵn nước vào chai nhựa để trong nhà vệ sinh, lúc giải quyết xong thì dùng nước ấy đổ ra để tẩy rửa.
Trả lời