Bạn đã biết cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những căn bệnh được tổ chức y tế thế giới WTO quan tâm hàng đầu bởi sự nguy hiểm của nó. Trên thế giới có khoảng hơn 300 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và là gây ra cái chết cho khoảng 3 triệu người. Đây là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, có những triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên căn bệnh này có thể phòng và điều trị được. Sau đây là một số cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tái phát và các lời khuyên dành cho các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như thuốc lá, khói bụi, không khí ô nhiễm,… Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh phổi. Vì vậy, việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu được các chuyên gia y tế đưa ra đó chính là thuốc lá và môi trường. Chính vì vậy muốn không bị mắc bệnh cần:
Không hút thuốc lá và tránh xa các chất kích thích
Bởi hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, trung tâm y tế thì những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần những người không hút thuốc. Có tới khoảng 80-90% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính hút thuốc lá. Chính vì vậy cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả nhất là nói không với thuốc lá và thuốc lá thụ động.
Che chắn mũi và miệng khi trời trở lạnh, khi có gió hay đi ra ngoài. Và luôn giữ môi trường xung quanh thật sạch sẽ
Xem thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nguy hiểm thế nào?
Theo các chuyên gia nghiên cứu không khí lạnh, khô hoặc không khí nóng có thể khiến các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bùng phát. Môi trường bên ngoài có nhiều bụi bẩn, tạp chất và chúng có thể làm con người mắc bệnh. Chính vì vậy khi ra ngoài, đi bất cứ đâu cũng phải che chắn mũi và miệng. Việc giữ môi trường ở, việc làm sạch sẽ cũng là biện pháp phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bởi ở những chỗ này có rất nhiều bụi bẩn, lông thú cưng và phấn hoa, khi chúng ta hít vào rất có hại cho hệ hô hấp và đặc biệt gây ra bệnh
Một trong những thiết bị giúp cho môi trường sống xung quanh của con người trở nên trong lành thoáng mát, sạch sẽ đó chính là sử dụng máy lọc không khí. Những tính năng vượt trội vô cùng hiện đại của máy lọc không khí giúp người dùng nói chung và người bệnh copd nói riêng có được bầu không khí trong nhà không bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
Cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát
Như ở trên chúng ta đã đưa ra cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khi bệnh này tái phát ngoài việc bỏ hút thuốc lá và thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh. Theo các chuyên gia cách tốt nhất để phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát là tránh xa các yếu tố nguy cơ. Và nếu chúng ta đã từng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và sợ chúng sẽ tái phát thì có cách cách phòng tránh sau:
- Tiếp tục tránh xa khói thuốc lá
Như đã nói ở phần trên cách phòng tránh tối ưu nhất bệnh là không hút thuốc lá thì muốn bệnh không tái phát tất nhiên là không được hút thuốc. Phải tránh xa những người thường xuyên hút thuốc, vì khói thuốc chính là nguyên nhân lớn nhất làm gây bệnh và tái phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo không khí trong lành cho gia đình và bạn
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Bụi bẩn, lông động vật, khói từ các chất đốt hay phấn hoa…là những yếu tố kích thích làm cho các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ tái phát.
- Khi đi ra ngoài cần có các biện pháp che mũi và miệng. Bệnh rất dễ tái phát khi gặp không khí lạnh, gió và bụi bẩn.
- Tránh tình trạng nhiễm trùng hô hấp
Bởi nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng nguy hiểm với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vì nó ảnh hưởng đến phổi và đường dẫn khí. Cảm lạnh, cảm cúm có thể làm tăng tính nghiêm trọng thêm triệu chứng ho, hô hấp khó khăn của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời những bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn tới viêm phổi gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân. Người bệnh phổi tắc nghẽn hãy thường xuyên rửa tay với các dung dịch cồn diệt khuẩn và đảm bảo rằng đã tiêm đầy đủ vacine cần thiết.
- Kiểm tra sức khỏe định kì
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải khám sức khỏe định kỳ để nhằm kịp thời phát hiện bệnh. Nhất là những bệnh nhân từng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đi kiểm tra thường xuyên hơn nhất là khi mới có những triệu chứng nhẹ như ho.
- Sử dụng thuốc điều trị và điều trị dự phòng
Hiện nay một số loại thuốc thường được bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính sử dụng như thuốc kháng sinh phổ rộng, thuốc giãn nở phế quản, thuốc corticoid, thở oxy…Bên cạnh đó, để kéo dài thời gian và giảm tần suất bệnh tái phát, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải điều trị dự phòng đợt tái phát bệnh cấp tính tránh phải nhập viện điều trị với chi phí lớn, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Các lời khuyên dành cho các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Thứ nhất, những người đang bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng cần thực hiện những những cách phòng tránh ở trên, thực hiện một nếp sống tốt. Nó có thể giúp bệnh nhân tránh được sự biến chuyển nặng hơn của bệnh. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
Thứ hai, khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bệnh nhân không cần phải hoảng loạn bởi bệnh này có thể điều trị được và khi phát hiện các triệu chứng cần đến các trung tâm y tế uy tín hay bệnh viện để được điều trị.
Tham khảo: Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính copd là gì?
Thứ ba, bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu chứa nhiều vitamin C, D và thức ăn chứa nhiều đạm như cá và gia cầm. Nên tránh xa rượu bia, khói thuốc và cách chất kích thích. Uống đủ nước như nước lọc, nước trái cây, nước trà xanh… 1,5 – 2 lít/ngày giúp làm loãng đàm, dễ khạc, dễ đi cầu. Nên uống nước ấm, không nên uống nước đá, lạnh.
Thứ tư, bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.
Thứ năm, đến bệnh viện hay bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi. Cần chuẩn bị sẵn: số điện thoại của bác sĩ, bệnh viện mà bạn có thể đến ngay được, danh sách các thuốc bạn đang dùng. Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu nguy hiểm sau đây: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng, thở vẫn gấp và khó.
Thứ sáu, luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Trên đây là một số thông tin, kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được chúng tôi tìm hiểu một cách chi tiết thận trọng. Hi vọng có thể giúp ích được cho các bạn.
Xem thêm: ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?
Trả lời