Chăm sóc bệnh thủy đậu ở trẻ em tại nhà
Thủy đậu là căn bệnh dễ lây lan, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nhưng nhìn chung trẻ em là đối tượng thường dễ mắc thủy đậu nhất. Bệnh thủy đậu ở trẻ em cũng không quá nguy hiểm, có thể chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu không thực hiện đến nơi đến chốn sẽ dễ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, máy lọc Htech sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin bổ ích về chăm sóc bệnh thủy đậu ở trẻ em tại nhà.
Tìm hiểu về bệnh thủy đậu ở trẻ em
Bệnh thủy đậu ở trẻ em do đâu?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em gây ra bởi virus varicella-zoster, chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Vì vậy, hầu hết các trường hợp mắc thủy đậu là do tiếp xúc không khí với người bị thủy đậu. Chẳng hạn như hít phải nước bọt khi người mắc thủy đậu ho, hắt xì hoặc tiếp xúc với chất dịch trong mụn nước.
Ngoài ra, việc lây thủy đậu còn do dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tăm, bàn chải đánh răng, quần áo hoặc ăn uống chung với người bị thủy đậu.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ nhưng đôi khi có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng nên các bậc phụ huynh phải coi chừng!
Các giai đoạn của bệnh thuỷ đậu ở trẻ em
Bệnh thủy đậu ở trẻ em trải qua 4 giai đoạn. Đó là
Giai đoạn 1: Thời kỳ ủ bệnh (từ khi nhiễm virus đến khi phát bệnh)
Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 10 đến 20 ngày. Hầu như trẻ không có các biểu hiện lâm sàng cụ thể. Do đó rất khó phát hiện được các dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em.
Giai đoạn 2: Thời kì khởi phát
Khi bước sang giai đoạn 2, trẻ có những dấu hiệu đầu tiên như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu và nổi mẩn đỏ có đường kính vài mm có từ 24 đến 48 giờ. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị viêm họng, nổi hạch sau tai.
Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em ở giai đoạn này rất dễ nhầm với cảm cúm thông thường. Do đó khi cơ thể trẻ có các biểu hiện này, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ thăm khám, nhất là trong mùa dịch.
Giai đoạn 3: Thời kì toàn phát
Ở giai đoạn này, trẻ có biểu hiện sốt cao, nhức đầu, chán ăn, nôn trớ. Các nốt ban đỏ chuyển thành mụn nước tròn, đường kính 1 đến 3mm, bên trong có chất dịch. Mụn nước xuất hiện khắp cơ thể, nhiều nhất là ở tay, chân, lưng, mặt và vùng niêm mạc miệng. Nếu tiến triển nặng thì có thể bị nhiễm trùng, kích thước mụn lớn hơn và có chứa mủ màu trắng đục.
Giai đoạn 4: Thời kì hồi phục
Sau khoảng từ 7 đến 10 ngày phát bệnh, nếu không bị nhiễm trùng hay có biến chứng khác, các mụn nước vỡ ra, khô lại, đóng vảy và hồi phục dần. Thời gian phục hồi từ 3 đến 4 ngày. Sau khi mụn nước bong vảy, vùng da sẽ bị thâm sạm. Do đó các mẹ có thể dùng các loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế sẹo thâm, sẹo rỗ trên da của trẻ.
Biến chứng của bệnh thuỷ đậu ở trẻ em
Bệnh thủy đậu ở trẻ em khá lành tính, thường khỏi sau thời gian ngắn phát bệnh. Nhưng điều này không đồng nghĩa là bệnh không nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách, sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đó là:
– Nhiễm trùng, lở loét các mụn nước sau khi các mụn này vỡ, gây chảy máu bên trong.
– Viêm não, viêm màng não: Biến chứng này có thể xảy ra cả ở trẻ em và người lớn. Các triệu chứng kèm theo là sốt cao, hôn mê, co giật, rung giật nhãn cầu, thậm chí có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
– Viêm phổi thủy đậu: Ở trẻ em biến chứng này tuy ít gặp nhưng không phải không có. Biểu hiện là ho nhiều, ho ra máu, tức ngực, khó thở.
– Viêm thận, viêm cầu thận cấp: Nếu gặp biến chứng này trẻ sẽ tiểu ra máu và suy thận.
– Viêm tai giữa, viêm thanh quản nếu các nốt mụn mọc ở khu vực này bị lở loét, sưng tấy.
Khi xảy ra những biến chứng trên tức là bệnh thủy đậu ở trẻ em đã nặng hơn, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Chăm sóc bệnh thủy đậu ở trẻ em
Trẻ bị thủy đậu cần sớm được phát hiện để chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc bệnh thủy đậu ở trẻ em:
– Cách ly trẻ tại phòng sạch sẽ đến khi khỏi hẳn để tránh lây nhiễm ra bên ngoài. Có thể để trẻ nằm ở phòng có máy lọc không khí. Nhờ đó ngăn ngừa các bụi bẩn ô nhiễm, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.
– Khi tiếp xúc với trẻ thì cần đeo khẩu trang. Cho trẻ sử dụng các vật dụng cá nhân riêng.
– Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ bàn tay trẻ sạch sẽ để tránh gãi trầy xước các nốt mụn nước.
– Tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm sạch. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, vải mềm có thể thấm hút mồ hôi. Đặc biệt cần chú ý đảm bảo vệ sinh da của trẻ để ngăn ngừa các biến chứng.
– Không cho trẻ làm vỡ các nốt mụn vì sẽ để lại sẹo và có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Dùng dung dịch xanh Methylene chấm lên khi nốt mụn nước tự vỡ.
– Vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%.
– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước. Không cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, các loại thịt đỏ, hải sản, hoa quả có tính nóng…
– Trường hợp trẻ sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Có thể dùng kháng sinh nếu nốt mụn bị nhiễm trùng, có mủ, vùng da xung quanh tấy đỏ.
Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, co giật hoặc xuất huyết ở nốt mụn thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời theo dõi và điều trị.
Khi nào thì bệnh thủy đậu ở trẻ em phải nhập viện?
Nếu cha mẹ không hiểu rõ về thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn thì tốt nhất là nên đưa trẻ gặp bác sĩ để được tư vấn. Và nếu bé xảy ra các triệu chứng dưới đây thì cần cho trẻ nhập viện:
– Sốt kéo dài hơn 4 ngày hoặc thân nhiệt lên đến hơn 38.8 độ C.
– Ho, khó thở.
– Có vùng mụn nước bị rỉ mủ (chất dịch màu vàng nhạt sền sệt), đỏ, sưng và gây đau.
– Đau đầu dữ dội.
– Uể oải, buồn ngủ và không muốn dậy.
– Đi lại khó khăn.
– Mệt mỏi kèm theo nôn ói.
– Cứng cổ (do nổi các hạch).
Để không xảy ra bệnh thủy đậu ở trẻ em, cách tốt nhất là tiêm chủng vaccine ngừa thủy đậu để tránh gây bệnh cũng như những biến chứng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra máy lọc không khí là sự lựa chọn hoàn hảo để phòng tránh lọc sách viruss gây bệnh tỏng không khí cũng như các chất độc hại khác như khói thuốc, bụi mịn.. gây ung thư hay diệt muỗi lây bệnh viêm não nhật bản, sốt rét,..
Trả lời