Bệnh lỵ trực khuẩn và biện pháp phòng tránh
Có rất nhiều loại bệnh mà chúng ta cần phải chú ý nhất là những căn bệnh liên quan đến nguồn nước, thức ăn và môi trường sống. Hãy cùng tìm hiểu một trong những căn bệnh phổ biến là bệnh lỵ trực khuẩn và biện pháp phòng tránh bệnh lỵ.
Bệnh lỵ trực khuẩn là gì
Bệnh lỵ trực khuẩn còn có cách gọi khác là bệnh lỵ trực trùng chúng là một căn bệnh gây ra bởi Shigella là một loại trực khuẩn lỵ gây nên nhiễm trùng và đường tiêu hóa. Bệnh lỵ rực khuẩn gây tổn thương đại tràng và có khả năng phát triển thành dịch bệnh. Tuy nhiên căn bệnh thường lành tính và ít có nguy cơ gây tử vong.
Các triệu chứng mà bệnh trực khuẩn lỵ đem lại tự nhẹ đến năng như:
- Người mắc bệnh sẽ có biểu hiện bụng bị đau nhẹ
- Thường là sẽ bị chuột rút
- Đi ngoài thì tiêu chảy
Căn bệnh lỵ trực khuẩn sẽ xuất hiện trong vòng từ 1 đến 3 ngày sau khi bị nhiễm trùng đường ruột và người bệnh có khả năng khỏi bệnh trong vòng một tuần.
Nguyên nhân bệnh lỵ trực khuẩn là do loại vi khuẩn là shigella gây nên căn bệnh này sẽ gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền thông qua phân và vệ sinh kém như:
- Thực phẩm bị ôi thiêu, ô nhiễm
- Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn
- Không thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ
- Tắm ở các nguồn nước ô nhiễm như sông, hồ hay suối
- Trực tiếp tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Bệnh lỵ khuẩn chủ yếu lây lan bệnh nhân mắc bệnh và người bình thường tiếp xúc trực tiếp ở:
- Nhà ở
- Ở các trung tâm chăm sóc
- Trường học nơi nhiều học sinh
- Viện dưỡng lão
- Con đường lây truyền bệnh lỵ trực khuẩn
Đường lây truyền bệnh
Bệnh lỵ trực khuẩn có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường tiêu hóa. Lây trực tiếp là người bình thường tiếp xúc với người mắt bệnh thông qua chạm tay, ôm,… Lây bệnh gián tiếp là lây qua môi trường, thức hay nguồn nước. Mọi người đều có thể lây bệnh và mắc bệnh. Đặc bệt là trẻ em và người gia khi mắc bệnh lỵ trực khuẩn nặng có thể dẫn tới tự vong. Ngoài ra, các loại côn trùng như ruồi, gián, thạch sùng,… khi chạm vào thức ăn cũng có thể bị nhiễm bệnh. Vì thế nên bảo quản đồ ăn thừa trong lồng kín.
Triệu chứng nhiễm bệnh lỵ
Thời gian ủ bệnh của một người bị nhiễm khuẩn lỵ là từ 1 – 7 ngày, sau đó bệnh sẽ phát ra một cách đột ngột, gồm 2 hội chứng là nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ.
Các triệu chứng của hội chứng nhiễm khuẩn là : sốt cao 38 – 39oC, cơ thể mệt mỏi, rét run, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, ở trẻ em khi nhiễm khuẩn cơ thể sẽ có thể có cơn co giật, chán ăn, mau khát nước, miệng đắng, nôn mửa.
Hội chứng lỵ. gồm các triệu chứng: bụng đau, cơn đau ban đầu sẽ âm ỉ quanh rốn, sau đó cơn đau sẽ lan ra khắp vùng bụng, cuối cùng cơn đau thắt ở bụng sẽ ở hố chậu trái. Bệnh nhân bị đau quặn thắt ở bụng sẽ mót rặn lập tức muốn đi đại tiện. Phân ban đầu sẽ sệt, sau đó phân loãng, có mùi thối thối, xen lẫn dịch nhầy và máu. Hoặc phân có chất nhầy nhiều, có khi phân vàng đục như mủ, máu trong phân sẫm đặc, dịch nhầy và máu hòa loãng với nhau không có độ bám dính. Hội chứng lỵ có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lỵ trực khuẩn
Quan trọng nhất vẫn là cách xử lý và phòng ngừa bệnh lỵ trực khuẩn kịp thời bao gồm:
– Với những người đã tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cần phải theo dõi trong vòng 7 ngày để xét có triệu chứng gì không.
– Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi không ăn các thức ăn tái, sống, rau chưa rửa sạch..
– Khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh cần phải vệ sinh cơ thể và chú ý mỗi khi trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh thì hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
-Các chất thải của bệnh nhân nên được xử lý bằng vôi sống 20%và nước vôi 10%. dồ dùng cá nhân hay quần áo của bệnh nhân phải thường xuyên sát khuẩn hoặc ngâm với dung dịch Cloramin B 2%.
– Mỗi khi có thức ăn dư thì nên dùng lồng đây kín hoặc cho vào tủ kín tránh các côn trùng ruồi nhặn bò vào thức ăn.
Ngoài trị bệnh chúng ta nên thực hiện tốt cách phòng tránh bệnh như:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Khi trẻ bị ốm để ý khi thay tã
- Khi bơi ở hồ bơi chú ý cẩn thận không được uống nước hồ
- Hạn chế hoặc không ăn các thức ăn bán ở những môi trường khói bụi hoặc không rõ nguồn gốc.
Nguồn nước đảm bảo an toàn vệ sinh cho sức khỏe nhà nhà như:
- Nước uống đóng chai
- Nước uống có ga trong lon hoặc chai
- Nước sôi để nguội
- Máy lọc nước dành cho gia đình
Có thể áp dụng các biện pháp sau để điều trị bệnh lỵ trực khuẩn sau:
Đối với người lớn khi bị bệnh đề kháng cao sẽ tự khỏi bệnh à không cần điều trị.
Đối với người già và trẻ em khi mắc bệnh nên sử dụng dung dịch Oresol để bù nước và điện giải cho cơ thể. Trong thời gian điều trị bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh sẽ rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa lây nhiễm bệnh.
Áp dụng các biện pháp sau để kiểm soát tình trạng bệnh:
Nghỉ ngơi đầy đủ, vệ sinh ra giường và quần áo thường xuyên. Đặc biệt là khi khỏi bệnh.
Dùng nhà vệ sinh riêng, khi chà rửa phải mang bao tay. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ không ra ngoài được, bệnh tình sẽ năng hơn.
Bệnh lỵ trực khuẩn và lỵ amip đề là những bệnh liên quan tới đại tràng. Vì thế bài viết đã cung cấp thông tin và biện pháp phòng tránh từ đó hãy bảo vệ sức khỏe bản thân mình nhé.
Trả lời