Viêm phế quản ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và phòng tránh
Tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là những vấn đề về hô hấp, viêm phế quản là một trong số đó. Mặt khác trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương bởi các bệnh như vậy. Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ, các phu huynh cần nắm được những thông tin về viêm phế quản ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ em là gì để có cách phòng tránh. Máy lọc Htech sẽ cung cấp những thông tin để giải đáp vấn đề này qua bài viết sau đây!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
Trong hệ hô hấp của con người, phế quản là một bộ phận dẫn khí nằm ở hệ thống hô hấp dưới, tiếp nối phần khí quản để thực hiện quá trình hô hấp và trao đổi khí oxy.
Viêm phế quản (tên tiếng anh là bronchitis) là tình trạng nhiễm trùng tại các tổ chức xung quanh phế quản (tiểu phế quản, lớp niêm mạc). Điều này làm cho đường hô hấp rất khó lưu thông không khí, gây ra các triệu chứng ho ở người bệnh.
Trong số các đối tượng bị viêm phế quản, trẻ em luôn chiếm tỷ lệ phổ biến do chưa phát triển toàn diện, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây ra các vấn đề về hô hấp. Nếu không điều trị kịp thời, tích cực, trẻ rất dễ gặp những biến chứng không mong muốn.
Để hiểu thêm, hãy tham khảo: Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân và triệu chứng để phòng tránh
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cha mẹ cần nắm bắt để không chủ quan dẫn đến viêm phế quản tiến triển nhanh chóng. Viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu xuất phát từ những yếu tố sau:
Vi khuẩn, virus
90% người bị viêm phế quản là do vi khuẩn, virus gây nên, thường gặp nhất là virus cúm gia cầm, virus đại thực bào… Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản ở trẻ em.
Sau một thời gian ngắn xâm nhập, virus có thể tiến triển nhanh hơn dẫn đến nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay xuất hiện nhất khi đó là phế cầu khuẩn, H. influenzae, sau đó là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Do cơ thể của trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, những vi khuẩn này sẽ xuất hiện ở mũi họng một cách nhanh chóng. Sau đó chúng sẽ tăng độc tính, hoạt động mạnh mẽ và gây bệnh.
Môi trường ô nhiễm
Khi tiếp xúc nhiều với môi trường nhiều khói bụi, chất bẩn, hóa chất độc hại, các chất gây dị ứng… sẽ kích thích phế quản tiết nhiều đờm, mầm bệnh có thể sinh sôi, phát triển trên hệ hô hấp của trẻ gây ra viêm phế quản
Để hiểu thêm, hãy tham khảo: Viêm phế quản phổi gần bạn như thế nào khi không khí ô nhiễm?
Khí hậu, thời tiết
Thời tiết thất thường, thay đổi đột ngột dễ gây kích thích niêm mạc hô hấp, đồng thời tạo cơ hội để vi khuẩn và virus phát triển, tấn công và gây nên viêm phế quản ở trẻ em.
Khói thuốc lá thụ động
Viêm phế quản rất dễ xuất hiện ở những người hút thuốc lào, thuốc lá. Khói thuốc là chứa nicotin và đây là nguyên nhân làm cho niêm mạc đường hô hấp viêm nhiễm nặng. Đối với những người phải hít khói thuốc lá một cách thụ động như phụ nữ trẻ em thì còn gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm hơn so với người hút thuốc lá trực tiếp. Vì vậy cần lưu ý tránh xa trẻ em khỏi nơi có khói thuốc.
Yếu tố cơ địa
Sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ kém và chưa được hoàn thiện để có thể chống đỡ một cách mạnh mẽ các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào dẫn đến viêm phế quản
Biểu hiện bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em thường bắt gặp với những trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Song những dấu hiệu nhận biết viêm phế quản là vô cùng khó vì chúng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác về đường hô hấp.
Biểu hiện đầu tiên và hay xuất hiện nhiều nhất của viêm phế quản ở trẻ em là ho, khiến trẻ khó thở và thở rít. Cùng với đó là sốt và niêm mạc mũi sẽ tiết nhiều dịch nhầy gây chảy mũi. Trong một số trường hợp trẻ còn có biểu hiện cơ thể tím tái, lồng ngực bị rút lõm, thở khó khăn.
Khi viêm phế quản trở nặng hơn trẻ sẽ ho nhiều hơn, gây đau rát ở vùng cổ họng, ho có kèm theo đờm màu xanh, màu xám hoặc hơi vàng. Bên cạnh đó là cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, mệt mỏi kéo dài.
Những biểu hiện bệnh viêm phế quản ở trẻ em rất tương đồng với các bệnh lý về hô hấp khác nên các phụ huynh phải đặc biệt chú ý, tránh bị nhầm lẫn để có cách điều trị chính xác.
Để hiểu thêm, hãy tham khảo: Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không
Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi
Thông thường, viêm phế quản ở trẻ em ban đầu sẽ có những biểu hiện như ho nhẹ, ho có đờm, sốt nhẹ. Với những trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp điều trị khỏi sau từ 5 đến 10 ngày.
Trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ em do vi khuẩn gây nên, các bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu bị virus xâm nhập, phát triển thành bệnh thì thuốc kháng sinh sẽ không thể hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Các bác sĩ sẽ có những biện pháp đặc biệt khác để điều trị.
Với những biểu hiện nhẹ, khi điều trị từ 5 đến 10 ngày thì những triệu chứng viêm phế quản sẽ giảm dần và sức khỏe được cải thiện. Để tăng hiệu quả điều trị, các phụ huynh cần phối hợp thực hiện một số cách chữa bệnh tại nhà:
– Cho trẻ uống nhiều nước nhằm giảm sự tắc nghẽn, dễ ho, ngăn ngừa mất nước
– Cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
– Cho trẻ sinh hoạt ở nơi có khí hậu ẩm, trong lành, thoáng mát, giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc thở
– Vệ sinh và nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng nhỏ vào mũi trẻ từ 1 đến 2 giọt sau đó lấy khăn lau khô.
– Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, cần giữ ấm thường xuyên cho trẻ khi thời tiết lạnh kéo dài
– Khi ngủ kê đầu cao lên cho trẻ, giúp trẻ dễ thở hơn.
– Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, phụ huynh có thể dùng thuốc hạ sốt, các loại như ibuprofen hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin vì loại thuốc này có thể làm trẻ mắc hội chứng Reye, có nguy cơ gây tử vong.
– Không cho sử dụng thuốc chữa ho để trị viêm phế quản ở trẻ em. Vì khi ho ra đờm trẻ sẽ dễ chịu hơn, bệnh cũng nhanh khỏi hơn so với việc sử dụng các loại thuốc ho.
– Cho trẻ uống mật ong để làm giảm cơn ho và đau rát cổ họng.
Trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ em mà điều trị 10 ngày không có tiến triển thì các phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị bệnh. Và những trường hợp viêm phế quản ở trẻ em điều trị sau 10 ngày mà không có dấu hiệu thay đổi thì rất có thể trẻ đang bị viêm phế quản mãn tính hoặc các bệnh lý mãn tính khác.
Để hiểu thêm, hãy tham khảo: Cách phòng bệnh viêm phế quản cấp từ những điều nhỏ nhặt
Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em gây ra sự khó chịu cho trẻ. Nhưng nếu cha mẹ phòng bệnh đúng cách, viêm phế quản ở trẻ em sẽ khó xảy ra. Cụ thể:
– Thường xuyên vệ sinh cho trẻ hằng ngày và dùng nước muối rửa sạch vùng tai, mũi, họng giúp phòng ngừa, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
– Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá…
– Phụ huynh cần vệ sinh tay của mình sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, chăn, gối, đệm cho trẻ để không gian sinh hoạt của trẻ luôn trong lành, khô thoáng.
– Cần giữ ấm cơ thể, tránh để trẻ nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vùng cổ, tay và chân.
– Ngoài ra cha mẹ có thể dùng máy lọc không khí lọc sạch khí bẩn ô nhiễm hiện nay, bảo vệ trẻ và cả gia đình
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nhiều không
Viêm phế quản khá phổ biến và trẻ sơ sinh cũng rất dễ mắc viêm phế quản vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn chỉnh. Nếu không điều trị kịp thời thì viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng cực kỳ nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, các bệnh mãn tính… Vì vậy, phụ huynh không nên chủ quan mà cần phải chủ động phòng ngừa cho trẻ để không gây nguy hiểm cho con.
Trả lời