Vảy phấn hồng là gì? có tự khỏi không?
Vảy phấn hồng là một bệnh lý về da liễu phổ biến, có dấu hiệu khá giống vảy nến. Vảy phấn hồng khi xuất hiện gây ngứa ngáy cho cơ thể vô cùng khó chịu. Vậy vảy phấn hồng là gì, nguyên nhân do đâu gây nên căn bệnh này, bênh có tự khỏi được không là nỗi băn khoăn của nhiều người. Cùng Máy lọc Htech đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu vảy phấn hồng là bệnh gì?
Vảy phấn hồng là một bệnh da cấp tính, có tên tiếng anh Pityriasis rosea. Bệnh có hai đặc trưng chủ yếu là da đỏ và bong vảy. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhất là trong độ tuổi từ 10 đến 35 tuổi. Bệnh thường gặp vào mùa xuân, mùa thu và tiến triển cực nhanh. Tuy nhiên, bệnh này được đánh giá là tương đối lành tính. Mặc dù vậy, trong một vài trường hợp vảy phấn hồng vẫn có thể thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với người bệnh.
Bệnh vảy phấn hồng mới xuất bằng một mảng lớn, có vảy, hơi nổi lên. Các mảng này thường có hình bầu dục hoặc hình tròn lớn, kích thước có thể tới 10 cm. Bờ xung quanh các vết vảy nến hồng tươi, ở giữa màu nhạt hơn, hơi nhăn nheo. Giữa các vùng da được cách biệt bởi các lớp vảy dính vào da ở phía ngoài. Tổn thương da có xu hướng lan ra các vùng xung quanh. Sau khi xuất hiện tổn thương tiên phát khoảng từ 2 đến 20 ngày, sẽ có các đốm nhỏ. Các đốm này có hình huy hiệu xếp thành nếp gần giống như hình cây thông.
Các bệnh nhân mắc vảy phấn hồng thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị bệnh. Có tới 50% người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nhiễm trùng hô hấp, đau cổ, ho, nghẹt mũi, nhức đầu, đau cơ…
Nguyên nhân gây vảy phấn hồng
Tương tự các dạng vảy nến khác, bệnh vảy phấn hồng được gây ra bởi nguyên nhân gì thì đến nay vẫn chưa có lời giải chính xác. Tuy nhiên nhiều kết quả nghiên cứu có đề cập đến vai trò của một loại virus có tên là Epstein – Barr. Loại virus này thuộc họ Herpes, HHP6 hay HHP7 có khả năng kích hoạt bệnh. Ngoài ra, có một số loại thuốc cũng được cho là có liên quan đến vảy phấ hòng như terbinafin, omeprazole, metronidazole, griseofulvin, ketotifen, isotretinoin.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo ngoài yếu tố kể trên còn có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn như hút thuốc lá, môi trường bụi bặm, ô nhiễm, ăn uống thiếu lành mạnh, cơ địa dị ứng…
Câu hỏi vảy phấn hồng có tự khỏi không?
Người bệnh khi bị vảy phấn hồng thường xuyên cảm thấy bị ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, vảy phấn hồng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như nấm da, viêm da dị ứng, chàm, vảy nến. Chính vì vậy mà nhiều người chủ quan không điều trị làm cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Vậy vảy phấn hồng có tự khỏi không?
Trong hầu hết trường hợp, bệnh vảy phấn hồng có thể tự khỏi được sau khoảng 2 đến 8 tuần, may mắn là không để lại sẹo. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh kéo dài lâu hơn, có thể lên đến 12 tuần tùy vào cơ địa mỗi người. Tỷ lệ tái phát vào khoảng 2%.
Mặc dù vảy phấn hồng như đã đề cập là có thể tự khỏi nhưng nó cũng gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Để giảm các triệu chứng gây ngứa ngáy, khó chịu, da tróc vảy, người bệnh cần lưu ý các nội dung sau:
Những việc cần làm giúp tránh để lại sẹo
– Uống nhiều nước. Nước là yếu tố không thể thiếu hằng ngày. Nước giúp ích cho quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh dưới tác động của nước cũng có tác dụng nhanh, hiệu quả.
– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Đây là việc làm căn bản giúp cho vùng da bị bệnh vảy nến hồng loại bỏ được các yếu tố làm viêm nhiễm nặng thêm.
– Bổ sung các loại thực phẩm:
Thực phẩm giàu omega – 3 như cá, dầu cá. Cá thực phẩm này giúp tiêu sưng và kháng viêm, tránh phải dùng các loại thuốc Corticoid.
Thực phẩm giàu beta caroten như bơ, xoài, cà rốt… giúp bảo vệ cấu trúc da.
Thực phẩm giàu acid folic như súp lơ, ngũ cốc, cam quýt… Axit folic có lợi cho quá trình phân chia tế bào, giúp da khỏe mạnh, hồng hào hơn.
Thực phẩm giàu vitamin E như hạnh nhân, cải bó xôi, măng tây, dầu oliu, dầu dừa, vừng đen…
Thực phẩm chứa kẽm như cua, hến, thịt lợn nạc, hạt điều, bột cacao, sữa chua… để bổ sung kẽm, tốt cho việc điều trị vảy phấn hồng.
Những việc không nên làm giúp tránh để lại sẹo
– Tránh bụi bẩn và không để bị côn trùng cắn. Vùng da bị tổn thương nếu dính thêm bụi hoặc bị côn trùng cắn sẽ càng gây viêm nhiễm, hoại tử và sẹo to hơn.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi vùng da vảy phấn hồng chưa hoàn toàn hồi phục thì rất nhạy cảm với ánh nắng. Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng làm vùng da này nhanh sạm màu.
– Tránh tiếp xúc với hóa chất.
– Kiêng các loại thực phẩm như đồ cay nóng, thức ăn sẵn, thực phẩm nhiều đường… Các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đồ uống có gas… Các loại thức ăn mà người bệnh bị dị ứng…
Máy lọc không khí – bảo vệ gia đình bạn khỏi vi khuẩn vi rút
Máy lọc không khí hẳn là một thiết bị không còn xa lạ gì với các gia đình với tình trạng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay. Vảy phấn hồng cũng một phần gây ra bởi ô nhiễm không khí. Chính vì vậy máy lọc không khí chính là một sự lựa chọn thông thái của mọi nhà để đẩy lùi nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh lợi ích đó, máy lọc không khí còn đem lại những tiện ích không ngờ khác. Có thể kể đến như:
Loại bỏ các bụi bẩn, hóa chất có hại ra khỏi môi trường trong nhà
Đóng cửa sổ, cửa ra vào của ngôi nhà không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể ngăn chặn các chất ô nhiễm như nito dioxide, cacbon oxit xâm nhập vào không gian sống của chúng ta. Ngoài ra ở những thành phố lớn có lưu lượng xe cộ lưu thông cao nên bầu không khí trong nhà cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi, các chất tẩy rửa thông thường.
Với các công nghệ lọc hiện đại, máy lọc không khí có thể làm sạch hóa chất có hại, tái chế không khí trong lành giúp tránh các nguy cơ về sức khỏe.
Làm trung hòa các mùi khó chịu
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (gọi tắt là VOC) tìm thấy trong bình xịt, sơn, đồ nội thất hoặc chất làm mát không khí. Mùi từ VOC có khả năng gây khó thở và thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến chức năng nhận thức của bạn.
Một số sản phẩm máy lọc không khí hiện nay được trang bị bộ lọc than hoạt tính. Các bộ lọc này có tác dụng giữ lại các chất khí, các hạt có hại và những mùi khó chịu để làm giảm các chất ô nhiễm trong nhà, tạo ra một không gian dễ chịu.
Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp
Các bệnh về hô hấp như cảm lạnh và cúm có thể lây lan mầm bệnh qua không khí xung quanh. Khi trong gia đình có một thành viên bị cúm, không lạ khi những người còn lại cũng bị ốm theo. Điều này xảy ra là do mọi người đang sống chung và hít thở trong cùng một bầu không khí bị nhiễm vi khuẩn, vi rút.
Hầu hết các thiết bị lọc không khí đều được trang bị bộ lọc HEPA. Bộ lọc HEPA có khả năng bắt giữ các vi khuẩn, vi rút gây hại này. Khi bạn loại bỏ được vi khuẩn, vi rút gây ra các bệnh có trong không khí, bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu trong gia đình có người già và trẻ nhỏ hoặc bất cứ ai bị suy giảm hệ miễn dịch thì máy lọc không khí là thiết bị không thể thiếu.
Loại bỏ khí radon có hại
Sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ trong tự nhiên như uranium trong một số vật liệu xây dựng nhất định tạo ra khí radon. Radon là loại khí không màu, không mùi, được phát ra từ vật liệu xây dựng như đất, đá và granit.
Khí radon có thể gây ra ung thư. Khí này len lỏi vào không gian nhà bạn qua những vết nứt trên tường, trên sàn hoặc các lớp thạch cao. Để giảm nguy cơ bị ô nhiễm bởi radon, hãy trang bị máy lọc không khí. Bộ lọc HEPA và bộ lọc than hoạt tính có thể giữ lại các hạt radon. Các bộ lọc này là tấm khiên chắn bảo vệ gia đình bạn khỏi tác hại của nó.
Như vậy, máy lọc không khí là thiết bị vô cùng hữu ích cho cuộc sống của mọi nhà. Còn chần chờ gì mà không trang bị ngay cho gia đình một sản phẩm thông minh này!
Trả lời