Triệu chứng và phương pháp điều trị mắt đỏ
Đau mắt đỏ là một trong những căn bệnh về mắt phổ biến mà chúng ta thường hay mắc phải. Để biết thêm thông tin về bệnh hãy cùng bọn mình tìm hiểu các triệu chứng và phương pháp điều trị mắt đỏ.
Triệu chứng của đau mắt đỏ
Chúng ta đều biết bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh phổ biến vì thể để biết được khi nào bệnh đau mắt đỏ và đau mắt đỏ là gì và các triệu chứng của chúng.
Thế nào là bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một căn bệnh không nghiêm trọng gây ra bởi virus Adenovirus,vi khuẩn hoặc do nhiễm trùng nhưng đa phần là do virus ,có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần nhưng gây sự bất tiện cho người bệnh .
Tuy bệnh viêm kết mạc không nghiêm trọng nhưng nếu điều trị không đúng cách như tự ý dùng gây giảm thị lực, sẹo giác mạc, nhất là thuốc chứa corticoid có thể dẫn đến biến chứng như giác mạc gây ra sự suy giảm thị lực ,mù lòa sau này. Nhất là trong vòng 2 tuần đầu bị bệnh ,bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan tạo thành ổ dịch rất cao nên người bệnh cần chú ý những triệu chứng của bệnh để phát giác sớm.
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là mắt sẽ cảm giác khó chịu, cảm giác cộm cộm như có cát trong mắt, sẽ xuất hiện nhiều ghèn ở mắt khiến 2 mắt dính chặt và khó mở mắt sau khi ngủ một đêm và thức dậy vào sáng sau.
Tùy theo tác nhân gây bệnh mà ghèn có thể màu xanh hoặc là màu vàng. Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu,nước mắt tiết ra nhiều hơn bình thường. Một số người bệnh còn có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi- họng, nổi hạch trước tai, sợ ánh sáng đặc biết là sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại, mỗi khi nuốt nước bọt họng đau. Và đối với trường hợp đau mắt đỏ do virus thể có thêm tình trạng sưng hạch bạch huyết. Nếu bệnh nhân xuất hiện trường viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi mới thấy) thì sẽ lâu khỏi hơn những bệnh nhân bình thường.
Các triệu chứng viêm mắt đỏ thường gây khó chịu cho người bệnh nhưng nó sẽ không hề ảnh hương tới thị lực của chúng ta trừ khi có biến chứng viêm giác mạc. Ngay khi những triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ thì ta cần đến gặp bác sĩ để điều trị theo đơn kê của bác sĩ. Tùy nguyên nhân bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn khác nhau như kháng viêm, kháng sinh, thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo…
Đối với trường hợp nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn: dùng các các kháng sinh phổ rộng và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin…Kết hợp thêm thuốc rửa mắt như nước muối sinh lý 0,9 % và có thê uống thêm thuốc giảm phù.
Còn với trường hợp viêm kết mạc do virus: thường dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không có tác dụng đối với virus.Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu thì chườm lạnh,rửa mắt bằng nước lạnh và sạch trong 5 đến 10 phút nhiều lần trong 3 đến 5 ngày sẽ khá hiệu quả. Sau đó bệnh nhân có thể dần tự khỏi mà không cần theo dõi điều trị của bác sĩ nữa.Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn.
Viêm kết mạc do dị ứng: không nên tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng cho mắt, sử dụng thuốc kháng viêm – kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Sử dụng thuốc nhỏ mắt để rửa trôi và làm dịu giảm kích ứng mắt.
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ đúng cách
Trong quá trình điều trị chúng ta cần lưu ý ngưng sử dụng kính áp tròng cho tới khi bệnh khỏi hẳn, dùng kính có gọng để thay thế và phải vệ sinh kính và đồ đựng sạch sẽ. Ghèn tích tụ ở mắt có thể gây khó chịu nhưng tuyệt đối dừng dùng tay dụi mà thay vào khó dùng khăn ẩm để vệ sinh sạch sẽ vùng mắt. Tránh dùng chung khăn với người khác, dọn đẹp bông băng mỗi khi dùng, hạn chế tiếp xúc gần để ngăn tình trạng lây lan. Nên giữ vệ sinh và thường xuyên rửa tay, dọn dẹp nơi ở hàng tuần.
Nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng tạo điều kiện bệnh khỏi nhanh. Tuyệt đối không điều trị theo phương pháp nhân gian, lời truyền miệng hay tự ý mua thuốc.
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Lúc nào cũng vậy phòng bệnh luôn là cách tốt nhất hơn chữa bệnh. Muốn phòng bệnh:
Ta cần rửa tay vệ sinh cá nhân thường xuyên hằng ngày, không nên dùng chung các vật dụng cá nhân dể tránh lây nhiễm bệnh.
Mang kính để bảo vệ mắt khi ra ngoài và dùng kính bơi khi đi bơi nơi công cộng.
Đối với những người dùng lens thì phải vệ sinh lens thường xuyên, ngâm len trong dung dịch chuyên dụng để vệ sinh. Hãy nhớ rằng có một cơ thể khỏe mạnh là liều thuốc tốt nhất để chống mọi dịch bệnh vì thế ta phải tập thể dục thường xuyên,ăn uống đầy đủ.
Những lưu ý khi bị đau mắt đỏ
khi nhỏ thuốc nhỏ mắt thì tuyệt đối không nên chạm đầu nhỏ vào mắt. Đối với thuốc nước nhỏ từ 1-2 giọt; thuốc mỡ, gel khoảng 1cm vào cùng đồ mi dưới. Tránh tra ra ngoài mắt gây lèm nhèm, khó chịu. Trong quá trình điều trị chúng ta cần lưu ý ngưng sử dụng kính áp tròng cho tới khi bệnh khỏi hẳn, dùng kính có gọng để thay thế và phải vệ sinh kính và đồ đựng sạch sẽ.
Ghèn tích tụ ở mắt có thể gây khó chịu nhưng tuyệt đối dừng dùng tay dụi mà thay vào khó dùng khăn ấm để vệ sinh sạch sẽ vùng mắt. Nên lau khi ghèn còn ẩm đừng lau khi ghèn khô vì dễ gây đau rát cho người bệnh.
Tránh dùng chung khăn với người khác,dọn đẹp bông băng mỗi khi dùng, hạn chế tiếp xúc gần để ngăn tình trạng lây lan. Nên giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ nhất là đồ dùng đã dùng qua như ga giường, vỏ gối, khăn tắm thì nên giặt trong nước tẩy và ấm rồi phơi nắng. Nhớ rửa tay với xà phòng nhiều lần trong ngày nhất là sau khi nhỏ mắt.
Hạn chế dùng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh để mắt có thể phục hồi nhanh.
Nghỉ ngơi hợp lý ,tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng tạo điều kiện bệnh khỏi nhanh.
Tuyệt đối không điều trị theo phương pháp nhân gian,lời truyền miệng mà nên uống thuốc theo đơn và làm theo lời khuyên của bác sĩ.Tuy đau mắt đỏ có thể đáp ứng với thuốc co mạch tại chỗ ( thuốc làm thu hẹp các mạch máu ), thuốc kháng histamin hoặc thuốc nhỏ mắt steroid nhưng tuyệt đối không tự ý mua mà không có toa thuốc được chấp thuận từ bác sĩ.
Những thực phẩm kiêng khi mắc bệnh
Trong thực đơn hằng ngày của người bệnh đau mắt đỏ cũng cần nên tránh những món ăn như sau:
– Những thực phẩm cay nóng: chẳng hạn như các gia vị hành tỏi, hẹ, ớt, hoặc thịt chó, thịt dê vì tính nóng của chúng sẽ khiến mắt càng bị đau rát
– Những thực phẩm có mùi tanh nồng: là các loại thực phẩm và hải sản như cá chép và các loại cá khác, tôm, cua và ốc. Những thực phẩm đó sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng viêm kết mạc trở nên trầm trọng và tình trạng đau mắt đỏ nặng thêm lâu phục hồi vì tính tanh của nó.
–Rau muống: Nếu trong tình trạng bình thường thì rau muống khá bổ dưỡng nhưng đối với người đang bệnh đau mắt đỏ thì nó hoàn toàn ngược lại. Đặc tính có sẵn trong rau muống khiến ghèn đổ nhiều hơn làm tình trạng bệnh của mắt càng phức tạp hơn cũng như gây khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh đôi mắt của bệnh nhân.
Ngoài ra bạn nên hạn chế những thực phẩm như mỡ động vật, đồ uống có cồn như bia rượu hay các có chứa các chất kích thích như thuốc lá, cà phê vì điều này sẽ không tốt cho đôi mắt người bệnh. Khiến căn bệnh đau mắt đỏ kéo dài và thêm trầm trọng hơn. Hãy bảo vệ đôi mắt của bạn ngay khi cả khi đôi mắt bạn còn khỏe nhé.
Nhìn chung, căn bệnh nay không phải là căn bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên vẫn nên phòng tránh, cũng như điều trị bệnh một cách có khoa học không nên tự ý vì cũng có thể khiến đôi mắt của bạn bị biến chứng nặng nề hơn.
Trả lời