Các biện pháp phòng tránh viêm dạ dày cấp
Viêm loét dạ dày là bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam. Bệnh lý này có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ tầng lớp, lứa tuổi, giới tình nào nào cũng đều có nguy cơ mắc phải. Vì vậy, để tránh không phải chịu khổ sở từ bệnh lý, bạn nên tìm cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày.
Viêm dạ dày cấp là gì ?
Viêm dạ dày cấp là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sưng và viêm đột ngột, dẫn đến cảm giác đau nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơn đau do dạ dày cấp thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn.
Khác với tình trạng viêm dạ dày ruột có thể ảnh hưởng cả dạ dày và ruột, khiến bạn bị tiêu chảy cùng với nôn và buồn nôn. Thì viêm dạ dày chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và thường gây nôn và buồn nôn chứ không ảnh hưởng đến ruột.
Mặc dù tỷ lệ mắc viêm dạ dày mãn tính ở các nước đang phát triển đã giảm, tuy nhiên tỷ lệ viêm dạ dày cấp vẫn còn cao.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp
Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải viêm dạ dày. Đặc biệt ở những người có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh viêm dạ dày, bao gồm:
Thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên
Thành phần nicotin có trong khói thuốc lá đặc biệt gây hại cho sức khỏe dạ dày. Chất này sẽ kích thích dạ dày tiết ra lượng lớn cortisol. Đây tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, trong khói thuốc còn có đến 200 chất độc hại khác nhau gây tổn hại đến cơ thể con người.
Không chỉ thuốc lá, các đồ uống có cồn như bia rượu cũng kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, làm cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Các biểu hiệu rõ ràng nhất của từ ảnh hưởng của bia rượu là cảm giác nóng bụng, đau quặn bụng và chướng bụng. Lâu dài, những biểu hiện này sẽ dần trở thành các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ và thiếu khoa học
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng bận rộn và rất dễ bị rơi vào guồng quay của công việc. Với những người “tham công tiếc việc” thì việc thức khuya hay ăn không đúng bữa không phải điều thường xuyên xảy ra. Thế nhưng đó lại tạo thuận lợi cho bệnh viêm dạ dày âm thầm tấn công cơ thể. Ngoài ra, thói quen, lối sống thiếu lành mạnh này còn gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe và giảm sức đề kháng, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
Yếu tố do căng thẳng và lo âu (stress)
Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường áp lực cao thường dễ bị stress và căng thẳng. Tình trạng căng thẳng và stress kéo dài ảnh hưởng xấu đến hoạt động bài tiết acid của dạ dày, đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày.
Các biện pháp phòng tránh viêm dạ dày cấp
Điều chỉnh thói quen ăn uống
– Luôn ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn là bài học bạn được dạy từ khi còn nhỏ để tránh gây đau bụng. Đây cũng là biện pháp phòng ngừa nhiễm các loại ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại cho dạ dày, ruột.
– Ăn uống khoa học và điều độ, không bỏ bữa hay ăn trễ giờ, không nên ăn quá no để dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
– Ăn chậm và nhai kỹ để giảm thiểu gánh nặng công việc cho dạ dày. Không nên vừa ăn vừa làm việc để việc hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
– Không nên vừa ăn vừa uống. Bạn nên uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp ăn ngon miệng hơn. Sau khi ăn không nên uống quá nhiều nước mà cũng chỉ nên uống một vài ngụm nước nhỏ.
– Không ăn nhiều trước khi đi ngủ. Nếu đói, bạn chỉ nên uống 1 ly sữa ấm để xoa dịu cơn đói của dạ dày sẽ tốt hơn.
– Trong thời gian 30 phút sau ăn, không hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh. Vì khi ăn cơ thể đang tập trung dồn toàn bộ năng lượng của cơ thể vào việc tiêu hóa thức ăn. Việc hoạt động sau ăn sẽ phải chia sẻ bớt năng lượng cho việc khác thì dạ dày sẽ hoạt động kém đi, lâu ngày sẽ dẫn đến đau dạ dày.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn ở hàng quán vỉa hè vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP gây nên viêm loét dạ dày.
Giảm cân
Khi thừa cân, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đẩy acid vào thực quản dẫn đến tình trạng ợ chua, ợ hơi… Do vậy, để tránh gây hại cho dạ dày và làm tăng các nguy cơ gây viêm loét thì giảm cân là điều cấp thiết.
Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid và chất kích thích
– Các loại thực phẩm cay nóng như Ớt, mù tạt, tiêu… sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị dễ gây tổn thương dạ dày.
– Thực phẩm chua sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày, nếu bạn các loại thực phẩm chua như: ăn cóc, xoài, chanh, dưa muối,… lúc đói có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng dạ dày bị viêm, loét.
– Đồ uống có ga: Lượng khí được sinh ra từ các loại đồ uống có ga trong dạ dày sẽ làm nó phình to, kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn.
– Cà phê: Có thể kích thích dạ dày tiết nhiều acid làm tăng nồng độ acid trong dạ dày.
– Rượu bia: Đồ uống có cồn gây kích thích và ăn mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid, khiến dạ dày dễ bị viêm, loét và xuất huyết.
– Muối: Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày. Muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong loại vi khuẩn này, vì vậy việc ăn nhiều muối có thể khiến chúng trở nên độc hại hơn.
Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid
Ngày nay, thuốc chống viêm không steroid được sử dụng khá rộng rãi để điều trị. Được sử dụng nhiều trong các triệu chứng đau đầu, hay đau mỏi chân tay,… Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều, thường xuyên thì nhóm thuốc này lại có những tác hại vô cùng đến hệ tiêu hóa của chúng ta.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây nên viêm hoặc kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến tính trạng loét. Do vậy bạn nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác hại của loại thuốc này trước khi sử dụng. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dạ dày bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tránh stress
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, các áp lực trong công việc và học tập, rất nhiều người có dấu hiệu đau dạ dày do căng thẳng, stress. Vì khi bạn bị căng thẳng, dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn, làm tăng nguy cơ gây viêm, loét dạ dày.
Tránh thức khuya
Cơ thể bạn có một chiếc đồng hồ sinh học, trong khi bạn ngủ thì một số cơ quan bên trong cơ thể vẫn liên tục hoạt động miệt mài để duy trì sự sống của cơ thể. Nhưng nếu thức khuya, hoạt động đó sẽ bị ảnh hưởng và xáo trộn làm tổn thương một số cơ quan như gan, thận,… và nhất là dạ dày.
Vì khi cơ thể ngủ cũng là lúc dạ dày của bản được nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya dĩ nhiên dạ dày của bạn cũng sẽ phải hoạt động, cùng với sự tiêu hao năng lượng của cơ thể. Do vậy, nếu thức khuya thường xuyên, kéo dài, dạ dày của bạn sẽ bị đuối do hoạt động liên tục, dịch vị tiết nhiều phá hủy dần niêm mạc dạ dày gây viêm, loét.
Để tránh những phiền phức và khó chịu mà viêm loét dạ dày đem lại cho cuộc sống của bạn thì ngay từ hôm nay hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về căn bệnh viêm dạ dày cấp. Qua bài viết trên đây, bạn đã biết được căn bệnh viêm dạ dày cấp là như thế nào rồi phải không? chúng tôi mong rằng bạn đã có kiến thức đầy đủ về căn bệnh này để có thể cho mình một hành trang tốt và chiến đầu với căn bệnh tiêu chảy này nhé này nhé. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình bạn!
Trả lời