Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nên xử lí thế nào ?
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là điều mà các bậc phụ huynh có con nhỏ luôn quan tâm. Và thường đặt câu hỏi tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nên xử lý như thế nào? Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra sao? Để có thêm thông tin cũng như kiến thức thì hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Tiêu chảy là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ biểu hiện bên ngoài là trẻ đi cầu có tình trạng phân lỏng nhiều hơn 3 lần hoặc thường xuyên trong ngày. Nguyên nhân gây ra căn bệnh tiêu chảy thì có rất nhiều nguyên nhân:
– Nguyên nhân thường nhất chính là có liên quan đến việc sự mất cân bằng giữa 2 vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại có trong đường ruột tức là hại khuẩn lấn át đi số số lượng lợi khuẩn dẫn đến bị nhiễm khuẩn.
– Cơ thể bị nhiễm các loại virus như rotavirus, vi khuẩn salmonella và ký sinh trùng giardia dẫn đến gây tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy. Theo thống kê ở Việt Nam, cứ có 2 trẻ nhập viện do tiêu chảy thì sẽ có 1 trẻ bị tiêu chảy do nhiễm rotavirus. Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus ngoài các tình trạng phân lỏng và nước thì còn có thêm tình trạng nôn mửa,đau đầu, sốt, đau dạ dày.
– Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên nó cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Do tình trạng bị kích thích sữa mẹ ở bé khi chế độ dinh dưỡng của người mẹ có sự thay đổi đột ngột. Bởi vì trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa vẫn còn chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất nhạy cảm nên một khi người mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ. Vì thế mong rằng các bà mẹ có một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời gian bé còn uống sữa mẹ.
– Ngoài sữa mẹ thì sữa bột của bé thường uống cũng gây tình trạng đi cầu chảy nguyên do chính là dị ứng protein trong sữa.
– Có nhiều bé sẽ có chứng bệnh không dung nạp được protein hoặc đường nên sẽ bị tiêu chảy.
– Bé hoặc mẹ đang cho con bú sử dụng kháng sinh thì cũng sẽ gây ra tiêu chảy do tác dụng phụ.
– Các nguyên nhân khác của tiêu chảy là bệnh ruột kích thích, bệnh viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột từng vùng(Bệnh Crohn).
Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Hằng năm tại Việt Nam tiêu chảy ở trẻ sơ sinh chính là nguyên nhân hằng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì bệnh tiêu chảy thường sẽ kéo dài tới 1-2 ngày gây mất nước và chất điện giải rất nhanh gây tình trạng báo động tới cơ thể, ảnh hưởng tới sinh mệnh của trẻ. Thế nên phụ huynh cần lưu ý đến dấu hiệu của bệnh xuất hiện ở trẻ. Nhiều người thường nghĩ rằng tình trạng bé đi cầu nhiều chính là bệnh tiêu chảy vậy thì chưa hẳn vì các bé có xu hướng di cầu nhiều khi còn nhỏ ví dụ như trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thi đi từ 2 đến 5 lần mỗi ngày, còn với các bé trên 6 tháng thì bình thường sẽ đi ngoài đến 1,2 lần. Nên dấu hiệu dễ nhận biết nhất bệnh tình trạng chính là dựa trên phân của trẻ.
- Phân của bé bị tiêu chảy thì thường sẽ rất lỏng hoặc toàn nước. Có sự thay đổi màu sắc so với thường ngày. Mùi của phân thì tanh chua và thối.
- Tình trạng bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm khuẩn khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn thì phân đi kèm với nhiều chất nhầy hoặc máu. Biểu hiện của bé lúc này sẽ rất khó chịu, quấy khóc và không có cảm giác thèm ăn.
- Có bé sẽ xuất hiện tình trạng sốt từ 38,5 độ trở lên, đau bụng, thở mạnh và sâu.
Ảnh hưởng của tiêu chảy đối với sức khỏe trẻ sơ sinh
Mất nước chính là ảnh hưởng đáng ngại nhất lên sức khỏe khi tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, nếu không được bù nước kịp thời sẽ làm cho bé bị suy kiệt gây trụy mạch, suy thận cấp và tử vong. Vì thế trong giai đoạn bị bệnh cần theo dõi nghiêm ngặt tình trạng của trẻ để biết dấu hiệu bé đang bị mất nước.
- Mắt của trẻ bị trũng, không thể khóc ra nước mắt.
- Số lượng tã ướt ít hơn thường ngày.
- Trẻ trở nên thụ động, thờ ơ.
- Tình trạng như bị kích thích.
- Môi và da trở nên khô khốc, nếp gấp da bụng bé không trở lại bình thường khi véo nhẹ.
Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên suy dinh dưỡng. Nó ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa của trẻ khiến bé dẫn trở nên lười ăn làm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng suy giảm dẫn đến sự phát triển, tầm vóc và trí tuệ của trẻ kém đi.
Cách chăm sóc trẻ sợ sinh bị tiêu chảy thế nào ?
Cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy chính là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm nhất. Bởi vì một khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ngoài việc đứa bé đến trung tâm y tế để được điều kịp thời và đúng cách thì việc chăm sóc bé tại nhà cũng quan trọng không kém. Khi chăm sóc bé cần lưu ý để đảm bảo bé không bị mất nước chính là tình trạng ưu tiên hàng đầu.
– Nếu bé có thể bú sữa mẹ thì cần cho con bú nhiều hơn vì việc bú sữa mẹ không chỉ giúp con bổ sung lượng nước và chất dinh dưỡng đã bị thiếu hụt mà trong sữa mẹ còn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi, kháng thể tốt cho miễn dịch đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa tiêu chảy và phục hồi bệnh nhanh hơn
– Sau các lần cho ăn mà vẫn thấy bé có cảm giác còn khát thì nên báo với bác sĩ các tình trạng của trẻ để được hướng dẫn. Thông thường bác sĩ sẽ khuyên cho trẻ uống thêm các chất điện giải với công thức sau:
- Thuốc Oresol: pha theo tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì rồi cho bé uống.
- Nước đường muối: Hỗn hợp bao gồm 8 muỗng đường thêm một muỗi muỗng với một lít nước chín thế là xong.
- Nước gạo và cà rốt rang: Gạo ta lấy 1 nhúm và rang cà rốt lên rồi bảo vào nấu nước, trong đó thêm vào chút muối. Công thức này giúp bé bù nước nhanh và cầm tiêu chảy rất hiệu quả.
- Nước gạo lứt cũng rất có ích cho trẻ để bù chất:công thức đơn giản chỉ là lấy gạo lứt không qua vo gạo mà rang lên.Dùng 1 nắm nhỏ gạo lứt rang nấu thành nước để cho bé uống.
- Khi bé bị bệnh cũng cần có một chế độ ăn khác thường ngày.
Đối với bé còn đang ăn dặm thì ngoài cho bé tiếp tục bú sữa mẹ thì trong bữa ăn cần hạn chế lượng rau, nước ngọt và nước cam. Thêm các thực phẩm tốt và dễ tiêu hóa cho dạ dày như: táo, chuối, ngũ cốc. Thức ăn cho trẻ cần phải nấu chín, nhuyễn và được chia thành nhiều bữa khác nhau trong ngày.
Cho bé uống các men vi sinh để bổ sung thêm lợi khuẩn như L. rhamnosus, B. lactis, S. thermophilus. để tạo lại hệ cân bằng vốn có của đường ruột,hỗ trợ cho việc giảm tiêu chảy.
Không cho bé uống chứa nhiều đường như nước ép trái cây, sữa hộp,các thức ăn có tính dầu mỡ, nhiều chất xơ khó tiêu khó tiêu hóa nhiều để tránh tình trạng bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh không nên cho bé tự tiện dùng thuốc nếu không có lời khuyên của bác sĩ.
Qua bài viết trên giúp các bậc phụ huynh có thêm thông tin và kiến thức để có thể xử lý tính trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên vẫn nên phòng bệnh cho trẻ không để bệnh tiêu chảy xảy ra ở con nhỏ. Hy vọng thông tin bài viết này hữu ích đối với các bạn.
Trả lời