Thực trạng vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Mặt trái của việc xã hội không ngừng phát triển là biến đổi khí hậu nguyên nhân xuất phát từ tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Và nguồn nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay rất nặng nề, cần có những biện pháp cần thiết kết hợp với ý thức người để lấy lại vẻ trong sạch vốn có. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thực trạng vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
Thế nào là ô nhiễm nguồn ngước ?
Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi chất lượng và các thành phần nước không đáp ứng được các nhu cầu hay mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn được cho phép và gây hậu quả xấu đến sức khỏe, đời sống mọi sinh vật trong đó có con người.
Dưới sự phát triển nhanh như vũ bão của xã hội, thì trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, con người cả vô tình lẫn cố ý làm ô nhiễm nguồn nước bằng những chất thải, hóa chất từ các công trình xí nghiệp, nhà máy. Các hộ gia đình thường sử dụng giếng khoan,nhưng sau khi không còn sử dụng, thì không có bất cứ phương pháp gì bịt các lỗ khoan lại, vô tình làm nước bị bẩn trở lại gây nên tình trạng ô nhiễm nước ngầm. Từ ô nhiễm không khí do khói bụi từ khu công nghiệp dẫn đến việc khi trời mưa ,những chất khói này sẽ lần vào trong nước mưa góp phần gây ô nhiễm nước.
Xem thêm: máy lọc htech
Ô nhiễm nguồn nước có thể được phân thành những loại sau
Ô nhiễm nguồn nước từ tự nhiên
Tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão vô tình đưa các chất thải bẩn, các loài sinh vật gây hại hay những xác chết của chúng vào môi trường nướcÔ nhiễm nguồn nước do con người
Các chất thải công nghiệp, sinh hoạt , nông nghiệp , giao thông là những chất độc dưới dạng lỏng mà con người đã thải chúng vào môi trường gây ô nhiễm nước
Người ta cũng phân các loại ô nhiễm nguồn nước theo từng bản chất của các tác nhân gây mnên tình trạng này thành: ô nhiễm nguồn nước hữu cơ, ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học,ô nhiễm từ tác nhân vật lý, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm nước mặn và biển.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Có rất nhiều tác nhân gây ra vấn đề ô nhiễm nguồn nước toàn cầu cũng như ở Việt Nam được chia làm 2 loại : ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo
Ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên
Nguyên nhân điển hình nhất là từ các xác chết của động vật bị phân hủy lâu dần và ngấm vào trong lòng đất, lẫn vào trong mạch nước ngầm. Ngoài ra, những tác động từ thiên tai bão lũ dẫn đến việc nguồn nước đã bị ô nhiễm trước đó lẫn vào nguồn nước sạch gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ
Dù đây cũng là một nguyên nhân gây ra vấn đề ô nhiễm nhưng nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn từ tác động của con người dù vô tình hay cố tình.
Bài viết liên quan: Nước bị ô nhiễm vào cơ thể bạn như thế nào?
Ô nhiễm nguồn nước nhân tạo
Nước thải từ sinh hoạt hằng ngày
Dường như công tác xử lý nước thải sinh hoạt hằng ngày vẫn chưa có phương pháp và phải thải ra ngoài môi trường. Những chất thải, nước thải từ sinh hoạt đời sống hằng ngày được đổ thẳng ra các hồ, ao,sông suối khiến nước bị mất đi một lượng oxy, làm các sinh vật sống trong nước khó có khả năng tồn tại.
Các chất gây ô nhiễm nguồn nước tồn tại trong nguồn nước thải này phải kể đến như: K+, Na+, PO43, CL-.
Các khu công nghiệp
Được xem như nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và trên toàn thế giới hiện nay,bởi vì sự phát triển cùng tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa được đẩy mạnh, nhu cầu con người cần thiết phải tạo ra nhiều khu công nghiệp để đáp ứng được đầy đủ
Tại Việt Nam, nhiều khu công nghiệp, hay các nhà máy hằng ngày vẫn đang thải hằng nghìn mét khối nước ra môi trường mà không qua một phương thức xử lý nào dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nặng tại khu vực đó. Chính vì lý do đó, mà sức khỏe cùng tuổi thọ bị giảm sút nặng nề. Đáng nói, số lượng “ Làng ung thư” xuất hiện ngày một nhiều chủ yếu quanh các khu xí nghiệp, nhà máy là thực trạng đáng báo động hiện nay.
Sản xuất nông nghiệp
Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam hay trên thế giới xuất phát từ những hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của bà con nông dân. Đó là khi những chất như phân động vật hay thức ăn thừa chưa qua xử lý đã thải ra môi trường rất phổ biến, dường như xảy ra hằng ngày tại Việt Nam. Ngoài ra, nhằm kích thích tăng trưởng cho cây trồng,vật nuôi mà người dân sử dụng thuốc trừ sâu, hay các phân bón hóa học gây ra việc các chất này sẽ ngấm vào đất và đi vào mạch nước ngầm gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Đặc biệt, nhiều chất hóa học cấm được nhiều hộ nông dân dùng để tưới, bón cho cây trồng không chỉ làm tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam thêm nặng nề mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đời sống con người
Rác thải y tế
Các cơ sở rửa thực phẩm, phòng phẫu thuật hay phòng thí nghiệm,… đều thải ra một lượng nước mang theo nhiều virut, mầm bệnh khi không qua biện pháp xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ khiến những tốc độ lây lan của những loại virut này ở mức báo động, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cũng như sức khỏe của chính con người
Tình trạng ô nhiễm nước ngọt
Có thể vẫn nhiều người chưa biết, 97% nước ở trên Trái Đất chúng ta là nước muối, và chỉ 3% số còn lại là nước ngọt. Tuy nhiên nước tồn tại ở dạng mũ băng và sông băng ở các cực đã chiếm hết 2/3 lượng nước ngọt này. Hầu như tất cả các nguồn nước mà con người ta đáng sử dụng cho việc sinh hoạt hằng ngày, những hoạt động công-nông nghiệp, giải trí, gia dụng, môi trường gì dường như cũng cần nước ngọt. Tuy nhiên, việc nước ngọt và nước sạch được cung cấp trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang giảm đi nhanh chóng. Do nhu cầu sử dụng tăng cao cộng với việc vấn nạn ô nhiễm nước đang đặt trong tình trạng báo động đỏ. Lo sợ rằng, với thực trạng như hiện nay, không sớm thì muộn nguồn nước ngọt sẽ bị cạn kiệt dần.
Nguồn nước ngọt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ở mức báo động. Từ nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do tác động của con người mà nguồn nước ngọt, nước sạch của chúng ta đang bị vấy bẩn nghiêm trọng.
Khoảng 1,3 triệu người dân trên khắp thế giới đang đối mặt với việc thiếu nguồn nước sạch để sinh hoạt, sử dụng hằng ngày
Theo ước tính, chỉ đến năm 2025, ở các nước nghèo như Châu Phi, Trung Đông và một số khu vực châu Á tình trạng thiếu nước ngọt sẽ diễn ra phổ biến hơn khi dân số thì ngày một tăng nhanh mà tài nguyên thì hạn chế.
Tìm hiểu thêm tại: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt tại Việt Nam
Việt Nam hiện đang có 2360 con sông suối với 10 km chiều dài cùng với só lượng ao hồ không đếm xuể ở khắp mọi miền đất nước. Việt Nam được thiên nhiên ban tặng một lượng tài nguyên nước ngọt dồi dào từ số lượng ao hồ sông suối cung cấp phục vụ đời sống của conn người
Tuy nhiên ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp do lượng rác thải không ngừng tăng lên, nhưng chưa có hệ thống xử lý một cách hiệu quả. Ước tính mỗi năm có hơn 9,000 người thiếu nước sạch đã tử vong cùng hơn 200000 người mắc căn bệnh hiểm nghèo như ung thư được sử dụng phải nguồn nước bị ô nhiễm
Bộ Y tế cùng Bộ tài nguyên và môi trường đã ghi nhận những số liệu kể trên. Trên thực tế, mức độ ô nhiễm nước ngọt còn đáng lo hơn nữa khi nó đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng và ngày một khan hiếm. Cần xử lý kịp thời trước tình trạng ô nhiễm nước diễn ra trên khắp mọi miền.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặn
Biển và đại dương là các nguồn nước mặn lớn nhất trên Trái Đất của chúng ta, tuy nhiên ô nhiễm nguồn nước mặn cũng trở nên đáng báo động vì nguyên nhân chủ yếu đến từ ý thức con người còn kém. Nhiều người vẫn nghĩ nước là tài nguyên vô hạn và sử dụng nó cũng như làm nó bị vấy bẩn nghiêm trọng mà không nghĩ đến hậu quả sau này.
Khi nguồn nước ngọt đang dần khan hiếm, nhiều phát minh nhằm sử dụng nguồn nước mặn cho sinh hoạt cuộc sống hàng ngày bằng cách sử dụng công nghệ để tách muối,loại bỏ muối. Tuy nhiên việc, nguồn nước mặn cũng đang phải đối mặt với sự ô nhiễm nghiêm trọng cũng khiến người ta phải đau đầu vì rằng trong tương lai không xa, nguồn nước có thể sử dụng sẽ bị cạn kiệt dần. Nếu chúng ta không có biện pháp từ bây giờ.
Những con số có thể khiến chúng ta phải ngã ngữa về tình trạng ô nhiễm nguồn nước gây ra:
Hơn 500 địa điểm khu vực được xem là vùng chết vì sinh vật không thể tồn tại được nữa
100 triệu loài động vật chết mỗi năm do ảnh hưởng của rác thải nhựa
Hằng ngày, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng tấn lượng rác thải được đổ ra biển một cách vô tội vạ, gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề
Xem ngay: Những điều cần biết về bệnh giun sán
Viêm ruột – Bệnh không của riêng ai
Tình trạng ô nghiễm nguồn nước ngầm
Ô nhiễm nguồn nước ngầm là khi các chất thải trên mặt đất ngấm vào sâu trong đất, rồi vào mạch nước ngầm. Ô nhiễm nước ngầm có thể xảy ra từ tác nhân không mong muốn hay có thể tự xảy ra tự nhiên. Ô nhiễm nước ngầm rất khó để khắc phục bởi vì nước ở sâu bên trong các lớp đất đá và nhiều khi rất khó để thấy được.
Khi bạn sống tại các khu công nghiệp gần những con kênh, con sông thì bận sẽ rất dễ cảm nhận rõ ràng mùi hôi kinh khủng bố lên như thế nào. Tình trạng ung thư hiện nay một phần là từ các chất xả trực tiếp như chì, kẽm, đồng ra ngoài môi trường rồi thấm vào mạch nước ngầm. Các nguồn nước ngầm chủ yếu được khai thác từ các khu vực ven đô thị hay đô thị. Hằng năm , do nhu cầu dân số tăng lên nên kéo theo tình trạng gia tăng các khu đô thị. Vì vậy một lượng nước lớn được khai thác nhằm đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu tại đây, trong đó 50% lượng nướ khai thác đến từ nguồn nước ngầm
Có thể bạn quan tâm: Nước ngầm tốt hay không tốt ?
Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam nói chung, và ô nhiễm nguồn nước ngầm nói riêng đang trong trạng thái vô cùng nghiêm trọng. Do quá trình đô thị hóa mà nguồn nước ngầm đang dần cạn kiệt hoặc bị vấy bẩn nghiêm trọng. Khoảng 800.000 m3 nước được khai thác mỗi ngày chỉ tính riêng ở Hà Nội, khoảng 500000 m3 nước ngầm được khai thác ở TP. HCM, 300.000 m3 nước đối với đồng bằng Nam Bộ.
Thực tế đã chứng mnh nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, nguồn nước sẽ cạn kiệt và con người sẽ không thể nào sống mà thiếu nước. Bản thân từng cá nhân, tổ chức phải tự có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước, để không phải hối tiếc về hậu quả sau này
Trả lời