Tại sao mụn bọc lại gây ám ảnh và khó chữa
Bạn có biết về các loại mụn và trong đó mụn bọc là loại mụn khó chữa và mất thời gian điều trị lâu nhất không hay không? Vậy cùng tìm hiểu về loại mụn này ngay nhé.
Tìm hiểu về mụn bọc là gì?
Mụn bọc là loại mụn mà rất nhiều người nhầm lẫn dưới da với mụn trứng cá hay các loại mụn khác.Tuy nhiên nó sẽ không giống với loại mụn thông thường, mụn này chứa nhiều mủ có đầu trắng, gây sưng đỏ và đau nặng ở vùng mụn. Trên khuôn mặt mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào như cằm, mũi, trán,… nhưng thường gặp và dễ để lại di chứng nhất là ở 2 bên má.
Mụn bọc còn được gọi với cái tên khác là mụn bọc mủ. Mụn này là do của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da. Khi lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn, phấn trang điểm còn sót lại trên da, bụi bẩn tích tụ nó sẽ được hình thành,… Tạo điều kiện thuận lợi cho loại vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển, tấn công làn da của bạn, và hình thành nên mụn bọc.
Loại mụn bọc này có kích thước lớn, vùng nhân mụn có dịch mủ màu trắng hoặc màu vàng. Xử lý sai cách hoặc lấy nhân mụn quá sớm thì mụn có thể sẽ bị vỡ ra, gây viêm nhiễm cho ba và các vùng da xung quanh, khiến da bị mụn bọc càng trở nên nặng hơn và đừng xem nhẹ loại mụn này. Đặc biệt, nếu vùng da mụn bọc đã bị viêm và bị tổn thương không phục hồi tốt, mụn vỡ ra sẽ để lại thâm rất lâu thậm chí sẹo rất khó chữa.
Các giai đoạn tiến triển của mụn bọc thế nào?
So với các loại mụn khác thì bạn sẽ thấy rõ loại mụn bọc thường kéo dài lâu hơn trên khuôn mặt và quá trình hình thành của chúng phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Đa phần thì mụn trứng cá hình thành do bụi bẩn, hay sợi bã nhờn khiến lỗ chân lông trở nên bít tắc, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công gây nên viêm, từ đó biến mụn sang thành mụn bọc mủ. Ở giai đoạn này khá nhỏ, chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng.
Giai đoạn 2
Chuyển sang giai đoạn này, quá trình viêm đã xảy ra khiến mụn sưng to lên xuất hiện rõ trên bề mặt da, bên trong nó chứa dịch mủ màu vàng hoặc trắng. Dịch mủ này có thể nằm sâu bên trong da mà bạn không thấy rõ và nhưng bạn sẽ cảm giác đau nhức mỗi khi chạm tay vào mụn. Nên lưu ý mụn bọc ở giai đoạn này bạn không nên chạm tay vào hay lấy nhân mụn quá sớm vì sẽ khiến mụn bị chai, dễ để lại thâm lâu ngày và sẹo khó lành.
Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn mà mụn chín, mủ được đẩy lên bề mặt da nhô lên mà ta thấy rõ và có thể vỡ ra. Bạn biết rằng mụn vỡ, không chỉ mủ mà cả máu sẽ tràn ra và đẩy ra ngoài hết da sẽ dần lành lại. Tuy nhiên thâm mụn để lại sau đó kéo dài rất lâu nếu xử lý không tốt mụn bọc còn để lại sẹo lồi hoặc lõm vĩnh viễn, vậy nên cần tìm kiểu trị thâm sau mụn để hạn chế để lại thâm lâu ngày.
Nguyên nhân gây ra mụn bọc
Trong các loại mụn thì trị mụn bọc được coi là loại mụn mà khó xử lý và chữa dứt điểm cũng lâu nhất.Vvì một phần do nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, khó loại bỏ triệt để chúng.Đây là các nguyên nhân phổ biết dẫn đến mụn bọc:
Rối loạn chức năng bài tiết
Gan và thận là hệ bài tiết chính của cơ thể, khi hai cơ quan này hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến độc tố tích tụ và da cũng sẽ chịu ảnh hưởng.ị Rối loạn chức năng bài tiết, khi đó tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn khiến da đổ dầu nhiều nhất là đối với người có làn da dầu, bụi bẩn sẽ dễ dàng bám bẩn trên da, những tế bào da chết hình thành nên mụn. Ngoài ra, kết hợp với việc vệ sinh da không tốt hay hiểu sai cách về mụn bọc ở mũi, má hay cằm sẽ càng dễ dàng phát triển.
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu lành mạnh
Không thể không kể đến nguyên nhân này vì không chỉ tinh thần mà cơ thể cũng có thể gặp phải tình trạng stress khi thận và gan hoạt động kém hiệu quả gây ra rối loạn các cơ quan khác trong cơ thể. Những thói quen như ngủ muộn hay nghỉ ngơi không hợp lý, ăn thực phẩm kém lành mạnh, thực phẩm không đảm bảo an toàn, thời gian làm việc dài không nghỉ,… sẽ ảnh hưởng đến nội tiết, thậm chí còn gây nhiễm độc gan, và mọc mụn bọc chỉ là một trong những hệ lụy bạn sẽ gặp phải nếu sinh hoạt không điều độ, bạn cần lưu ý nhé. Không khí xung quanh chứa đẩy bụi bẩn cũng làm tích vụ vi khuẩn trên da mặt gây ra tình trạng viêm nhiễm dẫn đến mụn bọc.
Nguyên nhân di truyền
Mụn bọc khó chữa và cần thời gian nhất định vì nó kéo dài dai dẳng do yếu tố di truyền,các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác gen liên quan tới loại mụn này. Nếu mụn bọc do nguyên nhân di truyền, thì sẽ không có biện pháp điều trị triệt để mà chỉ hết trong một thời gian tạm thời,tuy không kéo dài mãi mãi và bạn có thể cải thiện phần nào nhờ chăm sóc da một cách khoa học và chăm sóc sức khỏe tốt.
Một số câu hỏi về mụn bọc
Câu hỏi mụn bọc có tự xẹp không?
Theo các bác da liễu, mụn bọc sẽ không thể tự khỏi được mà cần phải có sự can thiệp kịp thời và đúng lúc với việc điều trị bằng cách sử dụng các thuốc trị mụn và lấy đi nhân mụn ra. Để việc điều trị nhanh đạt hiệu quả thì các bạn cần nặn mụn để loại bỏ đi nhân mụn sâu trong da ra khỏi bề mặt da và trách để mụn tái đi tái lại do chưa lấy hết nhân mụn. Việc này sẽ giúp cho làn da của các bạn nhanh lành hơn và láng mịn hơn và cải thiện da một cách nhanh hơn nếu cứ đợi mụn tự xẹp.
Những lưu ý rằng vuệc nặm mụn không nên tự ý nặn mụn tại nhà, đặc biệt là người bị mụn bọc. Vì mụn bọc là mụn viêm, dễ gây bị nhiễm trùng và để lại sẹo. Cần đến những cơ sở có chuyên môn như các phòng khám da liễu để được vệ sinh da và nặn mụn đúng cách, đúng quy trìnhđể lấy mụn.Rất cần đảm bảo vệ sinh nếu không sẽ làm cho dịch máu và mủ chảy ra và lan sang vùng da lành, rồi gây viêm nhiễm vùng mụn. Ngay cả bạn khi nên lấy nhân mụn sớm để rút ngăn thời gian điều trị thì việc nặn mụn quá sớm này sẽ gây tổn thương sâu tới lớp da, càng tăng nguy cơ hình thành sẹo rỗ trên mặt.
Thời điểm thích hợp nhất là khi mụn đã giảm viêm và chuyển sang giai đoạn hình thành( giai đoạn 3) cồi nhân mụn. Khi đó bạn sẽ không còn sợ nguy cơ viêm nhiễm tăng và dễ dàng loại bỏ được hết nhân mụn bên trong hơn và điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Câu hỏi nặn mụn bọc xong nên làm gì
Khi nặm mụn nên chăm sóc da như nào? đó là câu hỏi nhiều quan tâm đặc biệt là phái nữ. Để tránh ảnh hưởng tới vùng da đang bị tổn thương và tránh để lại thâm lâu bạn nên:
- Làm sạch làn da
Tổn thương trên bề mặt da sau khi nặn mụn là điều không thể tránh khỏi, còn tùy thuộc vào mức độ nhiều hay ít, tình trạng mụn lúc đó và nơi nặn mà sẽ gây nên những tổn thương ở mức độ khác nhau .Việc làm sạch da là bước vô cùng quan trọng để tránh tình trạng viêm, nhiễm hay sẽ bị kích ứng sau nặn. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lí để làm sạch da thay vì sử dụng các loại sữa rửa mặt ngay lúc này. Bởi vì nếu không chọn đúng laoij sữa rửa mặt dịu nhẹ sẽ gây kích ứng cho vết thương hở.
- Bôi các sản phẩm đặc trị
Nên bôi các hính vì thế hãy bôi sản phẩm đặc trị được chỉ định bởi bác sĩ da liễu thay vì dùng các sản phẩm dưỡng da và chăm sóc da như hằng ngày. Nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ khuyên dùng để vết thương mụn không trở nên trầm trọng hơn và tái phát trở lại. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc vào những giai đoạn này vì có chứa thành phần mang tính chất lột tẩy, bào mòn da, làm trắng cấp tốc làm da mỏng kích ứng như một số loại kem như trên thị trường ngày nay kem trộn, thuốc rượu,…
- Ngăn tác hại từ tia UV
Giai đoạn này da đang rất yếu và cần phải được bảo vệ trước các tác nhân bên ngoài như khói bụi và tia UV từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy phải sử dụng kem chống nắng là điều vô cùng cần thiết.
Hay bạn có thể tham khảo các loại máy lọc không khí, máy lọc htech để tránh bụi bẩn làm hại đến da trong quá trình điều trị cũng như loại bro tác nhân bụi bẩn vi khuẩn tronng không khí tích tụ gây viêm nhiễm trên da. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.
Trả lời