Những điều cần biết về sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh khiến nhiều người e ngại và là nỗi lo của nhiều người dân vùng sông nước, vùng cao. Căn bệnh này gây nên những nguy hiểm gì thì hãy cùng tìm hiểu về những điều cần biết về sốt xuất huyết.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Khi thời tiết giao mùa mang theo những cơn mưa và cũng mang theo một mối lo ngại tăng cao chính là căn bệnh sốt xuất huyết. Mưa ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền dịch.Điều này làm gia tăng thêm nỗi lo “dịch chồng dich” khi mà dịch Covid đang diễn biến hết sức sức tạp.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virut Dengue gây ra. Bệnh lây lan thông qua con đường truyền từ muỗi muỗi Aedes aegypt hay còn gọi là muỗi vằn. Chúng thường hoạt động vào ban ngày và chỉ có duy nhất muỗi cái có thể chích người và truyền bệnh đi.Thời gian ủ bệnh trong cơ thể muỗi là từ 8 đến 11 ngày và thời gian virut tuần hoàn trong máu khi bệnh muỗi nhiễm bệnh chích là từ 2 đến 7 ngày.
Nếu như trong khoảng thời gian này ta bị muỗi vằn chích thì muỗi sẽ tiêu hóa máu có virut và ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, rồi tiếp đó muỗi nếu chích một người thì người đó sẽ phát bệnh 4-13 ngày.Vì thế con đường lây nhiễm của bệnh này vô cùng mau chóng bởi vì nó chính là một vòng tuần hoàn lặp lại.
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết
Cả covid 19 và bệnh sốt xuất huyết đều có những dấu hiện ban đầu giống nhau và dễ gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đau mỏi người. Điều đó dẫn đến sự chủ quan và không đi thăm khám kịp thời. Nên vì thế ta cần phải tìm hiểu kĩ về các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết và chúng có 2 loại thể bệnh:
-Thể bệnh nhẹ ( sốt xuất huyết cổ điển): Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh sẽ thường bắt đầu với triệu chứng sốt cao dột ngột >39 độ C, khó hạ sốt và sẽ kéo dài từ 2-7 ngày.Ngoài ra,còn có thêm các triệu chứng: đau đầu dữ dội ở vùng trán, phía sau nhãn cầu, đau khớp và cơ,buồn nôn và ói mửa. Đặc biệt là có thể có nổi mẩn, phát ban. Các ban do bệnh sẽ kéo dài từ 3 đến 4 ngày sau khi phát sốt và giảm bớt sau 1 đến 2 ngày.Nhưng mà bạn vẫn có thể bị nỗi lại lần nữa.
-Thể bệnh nặng: Xuất hiện các dấu hiện xuất huyết, chảy máu cam và chảy máu ở nướu dưới da, có vết bầm tím. Và nặng hơn nữa là hội chứng sốc dengue với những biểu hiện bao gồm tất các các bệnh sốt xuất huyết truyền thống cộng với những triệu chứng vô cùng nguy hiểm với như: suy tuần hoàn cấp gây biểu hiện vật vã, li bì hoặc bứt rứt, bàn chân, bàn tay lạnh, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt và bệnh nhân có thể bị huyết áp thấp. Và có thêm các các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể.Nếu không thể chữa trị và xử lý kịp thời bệnh có thể gây tử vong cho người bệnh
Sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện
Đa phần các bệnh sốt xuất huyết điều có thể điều trị và theo dõi ngoại trú tại nhà. Tuy nhiên, một khi có những biểu hiệu cần lưu ý sau đây thì ta phải đưa bệnh nhân vào viện nhanh chóng:
- Thân nhiệt hạ, huyết áp thấp
- Biểu hiện mệt mỏi, lừ đừ,vật vã kéo dãi hơn 3 ngày nhưng chưa thấy cãi thiện
- Biểu hiện xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng: chảy máu cam, chảy máu chân răng, kinh nguyệt nhiều, đái đỏ, đi ngoài phân đen,…
- Xét nghiệm máu thấy nồng độ HCT tăng cao, số lượng tiểu cầu giảm thấp. Nhập viện kịp thời và nhanh chóng điều trị giúp giảm những biến chứng trầm trọng do bệnh mang tới ảnh hướng tới tỉnh mạng mình.
Sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi
Bệnh sốt xuất huyết tùy thuộc và cơ địa, sức khỏe và hệ miễn dịch mà có thời gian ủ bệnh khác nhau từ 3-14 ngày. Nhưng từ khi phát bệnh với cơn sốt cao đầu tiên thì thông thường bệnh sẽ dỡ dần từ 7 đến 10 ngày với 3 giai đoạn nặng dần:
- Giai đoạn sốt( giai đoạn phát bệnh): nhanh nhất là 3 ngày, lâu nhất là 7 ngày. Sốt cao lên tới 39-40 độ. Người bệnh sẽ có triệu chứng nhức đầu, đau khắp cơ thể, đau 2 hốc mắt, buồn nôn, kém ăn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy, răng bị chảy máu chân răng và chảy máu cam. Xuất hiện các dấu ban dưới da
- Giai đoạn nguy hiểm: kể từ ngày thứ 4 và ngày thứ 7 sau khi phát sốt bệnh bắt đầu đi vào giai đoạn nguy hiểm và kéo dài 3-4 ngày. Lúc này cơn sốt đã hạ nhẹ hoặc hết sốt, tuy nhiên có nhiều nốt ban đỏ hiện lên trên da khu vực mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong đùi, bụng, 2 cánh tay, mạn sườn. Ngoài ra còn có hiện tượng xuất huyết niêm mạc như chảy máu lợi, chảy máu mũi, tiểu ra máu. Xuất huyết nội tạng là trường hợp nặng nhất như xuất huyết não, chảy máu dạ dày, suy tạng như viêm cơ tim, viêm não, viêm gan,…Trong giai đoạn này cần phải được điều trị và chữa trị kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Giai đoạn hồi phục: khi đã lướt qua được giai đoạn nguy hiểm 1-2 ngày ta bắt đầu đi vào giai đoạn hồi phục ,cơ thể bắt đầu tốt hơn. Có những triệu chứng khả quan như hết sốt, thèm ăn, huyết áp trở về ổn định, tiểu nhiều, các chỉ số trong cơ thể bình thường lại trong vòng 2-3 ngày
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm làm sao
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm bởi bệnh vẫn chưa có vacxin phòng bệnh cũng như thuốc đặc trị.
Bệnh dễ dàng xuất hiện vùng dịch, làm khó khăn cho công tác điều trị và khi trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết nặng cũng có thể gây tử vong vừa tổn hại đến sức khỏe mà vừa thiệt hại về kinh tế.
Vi rút Dengue có 4 type được ký hiệu là D1, D2, D3, D4 là nguyên nhân gây nên căn bệnh sốt xuất huyết. Ở Việt Nam đều xuất hiện 4 type này và luân phiên xuất hiện tạo thành bệnh. Nếu trong lúc bị mắc bệnh mà đã khỏi thì chỉ có thể miễn dịch được với type mà chúng ta mắc với những type khác ta vẫn có thể bị bệnh lại.
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh
- Muỗi vằn thường là loại muỗi truyền bệnh có thân và chân có đốm trắng.
- Muỗi vằn cái thường tìm kiếm vào ban ngày nhưng thời điểm muỗi cái đi hút máu nhiều nhất là vào chặp chiều và tối.
- Nơi muỗi vằn thường lưu trú là các góc tối , vùng tối trong nhà hoặc nơi treo quần áo.
- Muỗi vằn cái thường đẻ trứng và sinh sản ở những nơi có nước đọng hoặc các đồ dùng đựng nước sạch thường được đăt ở trong và xung quanh nhà như thùng nước, bể chứa nước, lu, khại, xô, giếng nước, trong hốc cây có chứa nước,… các đồ vật hoặc đồ phế thải khi mưa xuống có thể chứa nước như lọ hoa, bát, kê chạn, gáo dừa,… vào mùa mưa là thời điểm thích hợp nhất cho muỗi vằn phát triển trong nhiệt độ trung bình hàng tháng trên 20 độ.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho gia đình
Để phòng tránh căn bệnh này thì ta phải tìm các tác nhân dẫn bệnh và diệt chúng như muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Để hạn chế sự sinh sản của muỗi cũng như diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+Những nơi chứa nước sinh hoạt cho gia đình chúng ta hãy đây kín lại
+ Thả cá ăn lăng quăng vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng, bọ gậy.
+ Vệ sinh các dụng cụ chứa nước như lu, khạp, thùng nước,.. hàng tuần để tránh muỗi vào đẻ trứng.
+ Thu gom các vật dung như chai lọ không dùng đến và các rác thải có khả năng chứa nước để không cho muỗi sinh sản.
+ Thường xuyên thay nước bình bông và cho muối vào các chén kê chân tủ.
– Phòng chống không cho muỗi đốt như:
+ Khi ngủ nên mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong mùng.
+ Sử dụng bình xịt côn trùng, vợt chích muỗi hoặc tha kem phòng chóng muỗi.
+Trong nhà nếu có người bị bệnh tốt nhất nên cho họ ngủ trong mùng, màn để tránh trường hợp muỗi là vật dẫn truyền bệnh cho người khác.
+Phối hợp tích cực với chính quyền và các nhân viên y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh.
Bài viết trên đã giúp bạn biết thêm nhiều điều về căn bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy hãy nhớ bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng cách phòng tránh bệnh này nhé.
Trả lời