Mụn bọc ở má – cẩn thận kẻo kém xinh
Mụn bọc đáng ghét có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên khuôn mặt của bạn. Nhưng thường thấy nhất là mụn bọc ở má. Nếu không xử lý mụn đúng cách, mụn bọc ở má có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ làn da cũng như sức khỏe của bạn. Vậy tại sao lại có mụn bọc ở má, trị mụn bằng cách nào? Đọc ngay bài viết sau để hiểu thêm!
Tại sao mọc mụn bọc ở má
Mụn bọc là dạng mụn nghiêm trọng nhất trong số các thể loại mụn. Mụn bọc xảy chủ yếu do vi khuẩn P.Acnes trong nang lông. Khi loại vi khuẩn này xâm nhập vào trong nang lông, da phản ứng lại và hình thành mụn bọc.
Mụn bọc khi mới xuất hiện thường là những nốt nhỏ màu đỏ trên má. Sau đó dần sưng lên thành nốt lớn, cứng và đau nhức. Nếu mụn bọc ở má không trị dứt điểm sẽ làm các nốt mụn lan rộng. Mụn bọc ở má thường do nguyên nhân chính là:
Mụn bọc ở má do vệ sinh da kém
Môi trường sống nhiều bụi bẩn, bị ô nhiễm dẫn đến da tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và dầu thừa. Đây là điều kiện cơ bản để hình thành mụn bọc ở má. Khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi các tác nhân này, chất nhờn và bụi bẩn tích tụ dưới da sẽ gây ra viêm, nổi mụn bọc ở má.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở cả nam và nữ trong lứa tuổi dậy thì, thời kỳ trước kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh đối với nữ. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc kinh nguyệt thất thường, bạn cũng có nguy cơ mọc mụn bọc ở má.
Chế độ ăn uống không lành mạng và sinh hoạt không hợp lý
Chế độ ăn có nhiều tinh bột, đườngvà dầu mỡ, ít xơ là tác nhân kích thích mụn bọc mọc nhiều hơn ở má. Bên cạnh đó, lối sống “cú đêm” của nhiều bạn trẻ cũng là lý do khiến da xấu đi. Và kèm theo đó là những nốt sưng có thể phát triển lên thành mụn bọc ở má.
Trị mụn bọc ở má nhanh nhất?
Để trị mụn bọc ở má, các bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Luôn giữ da mặt sạch sẽ
Thông thường, vùng da ở hai bên má ít đổ dầu hơn vùng chữ T (trán, mũi, cằm). Nhưng nếu vùng má xuất hiện mụn bọc thì đồng nghĩa với việc bạn phải chăm sóc cẩn thận, kỹ càng hơn đối với vùng da này.
Tuyệt đối không được nặn mụn bọc ở má
Bạn nghĩ nặn mụn bọc sẽ khiến nó xẹp và bớt sưng? Không đâu! Khi mụn bị tác động thì nó sẽ sưng to hơn. Kèm theo đó là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến lâu khỏi. Chưa kể nếu nặn không đúng cách còn để lại sẹo ở má, rất mất thẩm mỹ.
Hạn chế trang điểm
Khi bị mụn bọc ở má thì vùng da này sẽ trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương. Vì vậy, nếu bạn trang điểm bằng mỹ phẩm với mục đích “che chắn” sẽ vô tình buộc da phải tiếp xúc với những hóa chất trong mỹ phẩm. Tình trạng mụn bọc sẽ càng tồi tệ. Nếu bắt buộc bạn phải trang điểm, cần lưu ý chọn mỹ phẩm không chứa dầu. Ngoài ra cần tẩy trang kỹ bằng nước tẩy trang và gel rửa mặt.
Đắp mặt nạ
Các loại mặt nạ với nguyên liệu tự nhiên có tác dụng rất lớn trong việc đánh bay vi khuẩn, da được làm sạch và giảm sưng viêm. Cũng không nên đắp tần suất thường xuyên. Chỉ nên thực hiện 2 đến 3 lần/ tuần sẽ có hiệu quả.
Dùng kem chống nắng
Đeo khẩu trang, đội mũ để tránh da tiếp xúc với ánh nắng là chưa đủ. Bạn cần phải bôi thêm kem chống nắng thì da mới được bảo vệ khỏi tác hại của tia UV.
Chế độ ăn hợp lý
Cần hạn chế ăn thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, chiên xào, đồ ngọt… Thay vào đó, nên bổ sung rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại nước detox để thanh lọc cơ thể như mật ong, chanh, trà xanh, giấm táo… Ngoài ra, cần thường xuyên tập thể dục thể thao và tránh xa stress.
Mụn bọc ở má có nên nặn
Có nên nặn mụn bọc ở má không
Khi bị mụn, hầu như ai cũng thường ngứa tay, chỉ muốn nặn để mụn biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn nặn mụn không đúng cách sẽ có thể để lại những sẹo trên da.
Với mụn bọc ở má, không nên nặn khi mụn chưa se cồi và đẩy lên bề mặt. Nhân mụn bọc ban đầu cũng nằm sâu tít dưới lỗ chân lông. Nếu nặn mụn trong khi nhân đang chìm dưới da, có thể sẽ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.
Bạn cần xác định chính xác thời điểm nếu muốn nặn mụn. Chỉ nặn các loại mụn mới, nhẹ, kích thước nhỏ. Ngoài ra, cồi mụn phải trồi lên, đầu mụn khô thì mới nên nặn mụn.
Sau khi nặn mụn bọc ở má, bạn không nên chạm tay vào vùng da vừa nặn. Điều này để tránh vi khuẩn, bụi bẩn trên tay chạm vào vết thương, hạn chế tình trạng viêm, nhiễm trùng.
Các trường hợp không được nặn mụn bọc ở má
– Mụn bọc gồm nhiều ổ viêm. Đó là tình trạng mụn mưng mủ, sưng thành các cục to màu đỏ, đau, mụn bọc không đầu.
– Mụn bọc nổi theo từng đám. Ở giữa mụn có mủ trắng, mềm và rất đau. Mủ có mùi rất hôi, dễ dàng lây sang các vùng da khác.
– Mụn bọc ác tính. Khi mụn xuất hiện sẽ đi kèm với các triệu chứng như viêm, sốt nhẹ. Kích thước mụn lớn và gây cảm giác đau nhức.
Không khí bẩn gắn kết mụn và bạn
Các hạt bụi lửng trong không khí khi xâm nhập vào da sẽ lưu lại trên lỗ chân lông làm lỗ chân lông bị bít tắc và gây ra mụn. Ozon trên mặt đất phản ứng với dầu tự nhiên ở trên da sẽ làm thay đổi cấu trúc dầu, dầu co thành dạng sáp. Dần dần hình thành mụn trên da.
Hơn nữa, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có rất nhiều đợt không khí nóng ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại đến làn da.
Ngoài ra, những vật dụng trong gia đình bạn lâu ngày không vệ sinh sẽ tích tụ bụi bẩn. Một vật dụng ít người để ý chính là chiếc vỏ gối chúng ta sử dụng hằng ngày. Kem dưỡng, da chết dính trên đó hằng ngày. Hay khăn mặt, khẩu trạng, cọ rửa mặt không được làm sạch thì vi khuẩn, bụi bẩn cũng ồ ạt tấn công làn da.
Để hạn chế tác động của bụi bẩn, không khí ô nhiễm đến làn da của bạn, hạn chế mụn bọc, bạn có thể sắm cho mình một chiếc máy lọc không khí. Có thể là máy lọc không khí cỡ lớn hoặc là máy lọc mini. Nó sẽ góp phần làm sạch không khí, hút được các hạt bụi siêu nhỏ để chúng không gây hại đến làn da xinh đẹp của bạn.
Trả lời