Mụn bọc mủ có nguy hiểm không?
Mụn bọc mủ là loại mụn thường gặp, không phân biệt nam hay nữ. Mụn bọc mủ gây ra những cảm giác đau đớn, khó chịu. Loại mụn này cũng dễ để lại nhiều vết sẹo, vết thâm, thậm chí ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vậy loại mụn này do đâu mà có, nó có nguy hiểm không, có nên nặn không? Cùng trả lời tất tần tật những vấn đề trên qua bài viết dưới đây cùng Máy lọc Htech!
Mụn bọc mủ là gì? Tại sao mụn bọc có mủ
Mụn bọc mủ là gì?
Mụn bọc mủ là một dạng nặng của mụn bọc. Kích thước của mụn bọc mủ lớn hơn nhiều so với các loại mụn khác. Mụn bọc ban đầu chỉ là những nốt cứng có kích thước nhỏ, màu đỏ. Sau đó nó mới sưng to và có mủ trắng ở bên trong. Chân của loại mụn này ăn sâu tận trong tế bào da. Do đó mức độ tổn thương và nguy hiểm lớn hơn cũng như khó điều trị hơn so với các dạng mụn bọc thông thường.
Mụn bọc có mủ gây đau nhức, khó chịu và cũng rất dễ lây lan. Đặc biệt nếu không điều trị loại mụn này đúng cách cộng với thói quen dùng tay sờ nắn thì mụn sẽ để lại sẹo rỗ, vết thâm.
Tại sao mụn bọc có mủ?
Chúng ta thường mặc định rằng nguyên nhân chính gây nên mụn bọc là do tính chất của từng loại da. Điều này không sai nhưng cũng chưa đủ. Mụn bọc mủ đặc biệt ở chỗ là nó có thể mọc ở bất cứ loại da nào, từ da dầu đến da khô. Vậy nguyên nhân hình thành của nó là do đâu? Câu hỏi này sẽ được trả lời ngay sau đây:
Nguyên nhân gây mụn từ bên trong cơ thể
Mụn bọc hình thành có liên quan rất nhiều đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Tuyến này nếu hoạt động mạnh hơn bình thường sẽ tiết ra rất nhiều chất bã nhờn dư thừa. Các chất này gây bít tắc các lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P.acnes trú ngụ và, phát triển thành mụn.
Tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động mạnh thường gặp ở những đối tượng đang ở trong lứa tuổi dậy thì. Ngoài ra còn có phụ nữ mang thai, thời kỳ sau sinh, trước chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh. Ở những giai đoạn này có sự thay đổi lớn về nội tiết tố trong cơ thể. Nồng độ hormone sinh dục, androgen tăng cao. Chúng kích thích corticotropin làm cho tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ , sản sinh ra rất nhiều bã nhờn dư thừa.
Các tác nhân khách quan gây mụn
Ngoài yếu tố chủ quan từ bên trong cơ thể, việc hình thành mụn bọc mủ còn do các tác nhân khách quan như:
– Không vệ sinh da sạch sẽ hoặc vệ sinh không đúng cách. Điều này làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
– Lạm dụng mỹ phẩm, trang điểm nhiều. Việc làm này khiến lỗ chân lông không thông thoáng. Vì thế mà bã nhờn không thể thoát ra ngoài được mà tích tụ lại thành ổ gây viêm nhiễm. Hơn nữa, ở một số loại mỹ phẩm còn có chứa thành phần kích ứng. Chúng có thể gây dị ứng, dần dần hình thành mụn bọc.
– Tác dụng phụ của một vài loại thuốc chứa các thành phần như corticosteroid, lithium, hoặc androgen. Những thành phần này có thể kích hoạt tuyến bã nhờn mạnh hơn, mụn ngày càng nghiêm trọng, sinh ra những bọc mủ.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ngọt. Đây cũng là một trong những tác nhân gây ra mụn bọc xuất hiện và tiến triển nặng thành mụn viêm, mụn mủ.
– Các tác nhân khác thuộc về môi trường. Môi trường quá ô nhiễm, nhiều khói thải, bụi bẩn cũng là tác nhân gây mụn. Những đồ dùng trong nhà như gối đầu, chăn đệm không giặt giũ thường xuyên cũng tích tụ bụi bẩn. Chính vì thế có thể dùng máy lọc không khí để làm sạch không gian sống trong nhà, hạn chế tối đa nguy cơ những bụi bẩn này xâm nhập mạnh mẽ vào da gây ra mụn.
Hậu quả của mụn bọc mủ
Khi bị mụn bọc mủ hay mụn viêm, bạn cần phải cẩn thận. Nếu nặn mụn không đúng cách hoặc điều trị không hợp lý có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Đó là:
Gây mất thẩm mỹ
Mụn bọc mủ có kích thước lớn. Khi xuất hiện mụn trên da mặt, làn da sẽ không được láng mịn lại còn trở nên “kém duyên”. Thêm vào đó sẹo thâm, sẹo lồi mụn sẽ khiến làn da già nua và trông mất thẩm mỹ.
Ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng công việc
Mụn bọc gây mất thẩm mỹ. Chính vì điều đó mà không ít chị em cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Từ đó tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng.
Tác động xấu tới sức khỏe
Mụn bọc mủ là dạng mụn nghiêm trọng có chân ăn sâu. Mụn này cũng khó điều trị hơn thông thường. Do vậy nếu không xử lý đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng huyết, thậm chí ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh.
Nhận biết mụn bọc mủ
Biểu hiện của mụn bọc mủ
Mụn bọc mủ thường hay bị nhầm tưởng là mụn trứng cá. Tuy nhiên loại mụn nghiêm trọng hơn mụn trứng cá. Do khu vực các lỗ chân lông bị mụn viêm nhiễm nặng, hình thành ổ vi khuẩn sâu trong da, gây tổn thương và hình thành mụn bọc chứa mủ.
Biểu hiện dễ nhận thấy của mụn bọc có chứa mủ là sưng đỏ và hơi cứng xung quanh mụn. Vùng nhân mụn có dịch màu trắng hoặc vàng. Dịch này còn được gọi là mủ. Loại mụn này rất dễ bị tổn thương. Vì thế khi vô tình sờ vào hoặc nặn mụn sai cách mụn sẽ bị vỡ ra. Các khu vực lân cận dễ bị viêm nhiễm. Đặc biệt, khi sờ vào bạn sẽ thấy có cảm giác đau. Sau khi mụn lành thường sẽ để lại vết thâm khó mờ.
Các giai đoạn hình thành mụn bọc mủ
Giai đoạn 1: Mụn bị vi khuẩn tấn công và tiến triển thành mụn bọc mủ. Lúc này các vết mụn có kích thước nhỏ bình thường và chưa nhận biết được.
Giai đoạn 2: Mụn bắt đầu to lên rồi sưng mọng. Dần dần có nhân chứa dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Lúc này bạn không được chạm vào mụn. Bởi việc làm này có thể làm mụn bị chai, khó lành.
Giai đoạn 3: Mụn chín và vỡ ra. Khi mụn vỡ ra có thể kèm theo máu. Vết thâm lành nhanh hay chậm còn tùy vào loại da và mức độ nghiêm trọng của mụn.
Mụn bọc mủ có nên nặn không
Một trong những thói quen sai lầm làm cho tình trạng mụn mủ trở nên nghiêm trọng hơn chính là việc nặn mụn khi chưa đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh. Các chị em thường dùng tay hoặc cây nặn mụn để nặn mụn mà chưa qua bước khử trùng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thậm chí là nguy cơ viêm da hay ung thư da thường trực. Chính vì thế, khi bị mụn bọc mủ chúng ta không nên nặn.
Ngoài lý do nói trên, không nên nặn mụn mủ còn là vì mụn có thể mọc ở những vùng da nhạy cảm. Nếu nặn mụn sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh đó. Lúc đó sẽ càng nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, việc trị mụn bọc không đơn giản là chỉ cần lấy đi nhân mụn. Còn phải làm sạch ổ khuẩn từ sâu bên trong. Như vậy nặn mụn mủ không những không chữa được mụn mà còn làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Nhất là ở vùng tam giác chết trên khuôn mặt, không cẩn thận còn có nguy cơ tử vong.
Bạn chỉ nên chăm sóc để mụn nhanh lành bằng cách vệ sinh sạch sẽ da mặt hàng ngày, hạn chế trang điểm. Khi ra đường cần che chắn kỹ càng, sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ. Ngoài ra có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Luôn giữ cho môi trường sống trong lành, sạch sẽ vói mát lọc không khí – ngăn chặn vi khuẩn bụi bẩn quanh bạn
Trả lời