Hít thở mỗi ngày bạn đã biết về chỉ số chất lượng không khí AQI?
Chất lượng không khí có tầm ảnh hưởng rất quan trọng với sức khoẻ của con người. Không khí bị ô nhiễm hay nói cách khác là chất lượng không khí kém sẽ khiến cho người dân dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến hô hấp. Để biết không khí chúng ta đang hít thở có thực sự trong lành hay đang ở mức báo động, chỉ số AQI hay còn được gọi là chỉ số chất lượng không khí sẽ thực hiện được nhiệm vụ này. Bạn đã biết gì về chỉ số AQI hay chưa? Hãy cùng Máy lọc Htech tìm hiểu về vấn đề này!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Chỉ số AQI là gì? Chất lượng không khí là gì?
Chất lượng không khí chính tình trạng sạch hay bẩn của không khí và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người.
Chỉ số AQI (viết tắt của Air Quality Index) là chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày, cho biết tình trạng chất lượng không khí ở thời điểm đo và mức độ ảnh hưởng của chất lượng không khí đến sức khỏe con người, được tính toán từ các thông số quan trắc chất ô nhiễm trong không khí.
Chỉ số AQI cũng là thước đo để đánh giá mức độ sạch hay bẩn của không khí tại ở khu vực nhất định. Hiểu một cái đơn giản, chỉ số AQI càng cao tức là mức độ ô nhiễm không khí càng cao, càng có hại cho sức khỏe con người.
Chỉ số chất lượng không khí cũng sẽ có sự thay đổi khác biệt với từng thời điểm trong ngày. Vào giờ cao điểm, chất lượng không khí sẽ kém hơn do sự lưu thông dày đặc của các phương tiện. Trong những ngày có mưa hoặc có nhiều gió, AQI cũng sẽ giảm xuống.
Bạn đang xem bài viết về chất lượng không khí. Để hiểu thêm, hãy tham khảo: Không khí có thể nuôi sống cũng có thể giết chết chúng ta
Tiêu chí đánh giá chất lượng không khí?
Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ – EPA tính toán đánh giá chất lượng không khí qua 5 thông số ô nhiễm không khí chủ yếu. Mỗi một nước nhà sẽ dựa trên các thông số này để thiết lập một chỉ số AQI tiêu chuẩn riêng. Các thông số này bao gồm:
– Ozon mặt đất.
– Ô nhiễm và độc hại phân tử: được đánh giá qua các chỉ số về bụi mịn PM2.5 (các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet) và PM10 (chỉ số của các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet nhưng lớn hơn kích thước của PM2.5). Các hạt bụi này cực kì dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp khi chúng ta hít thở.
– Carbon monoxide (CO).
– Sulfur dioxide (SO2).
– Nitrogen dioxide (NO2).
Bạn đang xem bài viết về chất lượng không khí. Để hiểu thêm, hãy tham khảo: Thành phần của không khí – đâu là thành phần ô nhiễm?
Đối với mỗi chất gây ô nhiễm, EPA đã thiết lập bảng quy định các màu sắc cụ thể tương ứng với từng khoảng giá trị của chỉ số AQI để mọi người có hiểu một cách dễ dàng không khí đang đạt tới mức độ ô nhiễm như thế nào trong khu vực sống của họ, được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Khoảng giá trị AQI | Chất lượng không khí | Mã màu RBG | Màu sắc | Ảnh hưởng tới sức khỏe |
0 – 50 | Tốt | 0;228;0 | Xanh | Chất lượng không khí tốt và không ảnh hưởng tới sức khỏe |
51 – 100 | Trung bình | 255;255;0 | Vàng | Chất lượng không khí ở mức độ chấp nhận được. Lưu ý đối với những người nhạy cảm như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch…có thể phải chịu các tác động nhất định đối với sức khỏe. |
101 – 150 | Kém | 255;126;0 | Cam | Những người nhạy cảm dễ gặp phải các vấn đề xấu về sức khỏe, người bình thường ít bị ảnh hưởng hơn. |
151 – 200 | Xấu | 255;0;0 | Đỏ | Những người bình thường bắt đầu chịu ảnh hưởng nhẹ tới sức khỏe. Những người nhạy cảm có nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. |
201 – 300 | Rất xấu | 143;63;151 | Tím | Cảnh báo mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn. |
301 – 500 | Nguy hại | 126;0;35 | Nâu | Cảnh báo khẩn cấp: Toàn bộ dân số đang chịu các ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe đến mức nghiêm trọng. |
Bạn đang xem bài viết về chất lượng không khí. Để hiểu thêm, hãy tham khảo: Không khí là gì? sự cần thiết của không khí sạch với mỗi người
Chất lượng không khí AQI của Việt Nam?
Chất lượng không khí trên toàn quốc gần đây đã có phần cải thiện hơn. Tuy nhiên tại nhiều địa phương vẫn chịu cảnh ô nhiễm bụi PM2.5. Các tỉnh thành này thường tập trung ở miền Bắc, nhất là các tỉnh thành lân cận thủ đô Hà Nội. Ở khu vực phía Nam, các khu vực có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai do hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung nhiều ở những khu vực này.
Chất lượng không khí Hà Nội
Chất lượng không khí Hà Nội cũng giống như nhiều nước trên thế giới được đánh giá căn cứ theo chỉ số AQI.
Theo thống kê gần đây, thủ đô Hà Nội liên tục được cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí với chỉ số ở mức cao, tiệm cận với mức nguy hại, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Cụ thể, kết quả quan trắc trong các tuần của tháng 11 năm 2021 cho thấy chất lượng không khí thường chỉ xuất hiện ở mức xấu và kém. Chỉ số AQI ở mức trung bình và tốt giảm đi. Chỉ số không khí tại các trạm quan trắc thường dao động từ 21 đến 168. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động phát thải của con người, việc gỡ bỏ giãn cách xã hội do Covid 19 khiến hoạt động giao thông và xây dựng trở lại, tăng lượng khí thải đáng kể.
Hiện tại cũng đang là khoảng thời gian giao mùa nên lượng lớn sương mù dày trên cao, bầu không khí đặc quánh khiến không khí ô nhiễm ở tầng dưới không thể khuếch tán lên được. Chỉ những ngày có mưa thì không khí mới được cải thiện đôi chút.
Chất lượng không khí TP Hồ Chí Minh
Tại TP Hồ Chí Minh, các nghiên cứu cũng đều chỉ ra rằng các nguồn thải từ giao thông và hoạt động công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong các tác nhân gây ra bụi PM2.5.
Vào thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô, điều kiện thời tiết có những bất lợi gây ra hiện tượng nghịch nhiệt, dẫn đến giảm khả năng hòa trộn và khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí, làm xuất hiện hiện tượng sương mù quang hóa. Do đó, chất lượng không khí ở TP Hồ Chí Minh cũng có những diễn biến theo chiều hướng xấu. Kết quả ở các trạm quan trắc cho thấy nồng độ bụi mịn PM2.5 có sự gia tăng mạnh mẽ nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Với tình trạng không khí ở hai thành phố lớn như vậy, người dân đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp nên hạn chế ra ngoài, tham gia giao thông cũng như các hoạt động ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài thì cần trang bị khẩu trang, đeo kính mắt, vừa tuân thủ biện pháp phòng dịch Covid, vừa hạn chế những ảnh hưởng xấu của môi trường đến sức khỏe bản thân.
Bạn đang xem bài viết về chất lượng không khí. Để hiểu thêm, hãy tham khảo: Các biện pháp bảo vệ không khí trong lành cho gia đình bạn
Chất lượng không khí AQI trên thế giới, xếp hang AQI
Các quốc gia đang phát triển và đông dân là các nước có mức độ ô nhiễm không khí nặng nề nhất. Ở các nước phát triển, chất lượng không khí tốt hơn đôi chút những cũng không thực sự khả quan. Sự gia tăng của biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều vụ cháy rừng quy mô lớn, núi lửa phun trào giải phóng khí metan, lưu huỳnh càng làm không khí ô nhiễm trầm trọng. Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, phương tiện giao thông, các hoạt động quân sự cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng không khí trên thế giới ngày càng tồi tệ, gây ra không ít hậu quả đối với sức khỏe con người.
Các nước có chỉ số AQI cao có thể kể đến như Indonesia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Qatar , Mông Cổ, Ai Cập, Pakistan và Việt Nam cũng ở mức đáng báo động.
Các nước có không khí tốt có thể kể đến như Iceland, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Nauy, Pháp, Cuba, Australia…
Trong thời gian gần đây, các nước đã quan tâm, cam kết có những hành động tích cực để giảm biến đổi khí hậu, cải thiện không khí. Tuy nhiên vẫn cần những hành động quyết liệt hơn để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay.
Trả lời