Độ pH của nước là gì? Mách bạn cách kiểm tra độ pH của nước chính xác.
Tại sao khi mua các thiết bị lọc nước ngày càng có nhiều người dùng quan tâm tới pH? Đặc biệt là những trường hợp đang có nhu cầu sử dụng nước ion kiềm. Vậy độ pH của nước là gì và cách kiểm tra pH của nước như thế nào? Hãy cùng Maylochtech.com tìm hiểu về pH của nước qua bài viết dưới đây nhé.
Độ pH của nước là gì?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về độ pH nói chung và độ pH của nước nói riêng, thế nhưng bạn có biết độ pH của nước có ý nghĩa là gì không?
pH là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của dung dịch. Cụ thể, nó là thước đo hoạt động của ion H + trong dung dịch. Không cần phải nhớ công thức logarit, bạn chỉ cần nhớ rằng giá trị pH thay đổi trong khoảng 0 đến 14. Giá trị pH của nước cũng nằm trong khoảng này, tương ứng với nước có tính kiềm, nước có tính axit và nước “trung tính”.
(i) Nước có độ pH từ 7 trở lên được gọi là nước có tính kiềm.
(ii) Nước có độ pH dưới 7 được gọi là nước có tính axit.
(iii) Nước “trung tính” hoặc nước lọc có độ pH xấp xỉ 7, không phải axit cũng không kiềm.
Độ pH của nước thực đo là một thước đo quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước.
Theo định nghĩa trên, giá trị pH nào là tốt cho nước uống? Theo EPA – Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ thì độ pH phù hợp và an toàn cho nước uống là từ 6,5 đến 8,5, tương ứng với nước có tính kiềm.
Bạn cần biết rằng, pH của nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như do địa chất (với nước ngầm), thời tiết và hoạt động của con người hoặc các quá trình tự nhiên. Vì vậy, nếu nước có độ pH quá cao hoặc quá thấp có khả năng là bắt nguồn từ việc ô nhiễm.
Đối với nước có tính axit, độ pH < 6.5 quá nhiều sẽ không an toàn để uống trực tiếp. Đường ống dẫn nước từ kim loại sẽ có nguy cơ ăn mòn cao hơn với loại nước này. Trong nước có thể lẫn các ion kim loại nặng gây mất an toàn. Khi nước có tính kiềm quá cao cũng tương tự khi nó sẽ có mùi khó chịu và gây nôn nao khi uống.
Hướng dẫn cách đo độ pH của nước
Ở Việt Nam bạn cũng có thể tự trang bị các phương tiện để đo rẻ tiền và cũng tương đối hiệu quả như giấy thử giá 5000 đồng / hộp, tuy độ chính xác không tuyệt đối nhưng cũng có thể ước lượng được hay sử dụng bút đo pH…
Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn một vài cách đo được pH của nước:
Cách 1: Sử dụng giấy pH
Giấy pH được tẩm với nhiều chất chỉ thị màu khác nhau và đính kèm bảng màu để so sánh khi đọc kết quả trong mỗi hộp giấy. Tùy theo loại mà có những loại giấy sẽ cho kết quả chính xác lên đến 0,5 độ pH và sẽ thường mắc tiền hơn những loại cho độ chính xác 1 độ pH. Kết quả đọc được bằng cách so sánh màu sắc trên giấy thử với bảng màu cho do đó mà những người bị mù màu không thể sử dụng cách này được.
Bảo quản giấy pH ở những nơi khô ráo và không để chung với các chất dễ bay hơi hay những hóa chất, bởi những chất này sẽ làm đổi màu giấy pH dẫn đến sai lệch trong kết quả.
Cách 2: Sử dụng giấy quỳ tím
Một phương pháp được sử dụng nhiều trong khoảng thời gian trước đây là dùng giấy quỳ tím để đo độ pH trong nước. Mục đích của phương pháp này là nhận biết kiềm (base hoặc bazơ) , axit của dung dịch nào đó. Khi dung dịch có tính axit, giấy quỳ tím sẽ hóa màu đỏ. Còn giấy quỳ tím sẽ hóa màu xanh khi gặp dung dịch có tính bazơ.
Khi ta nhúng giấy vào nước thì giấy qùy sau đó sẽ chuyển màu, lúc này so sánh với bảng màu thì mỗi một màu sẽ có độ pH khác nhau. Phương pháp này có ưu điểm là dễ sử dụng và đơn giản nhưng kết quả về độ pH chỉ mang tính chất tương đối.
Cách 3: Nếu chỉ có dung dịch pH 7.00 hoặc dung dịch > 7.00 thì:
Ngâm đầu đo vào dung dịch, rồi bật công tắc về ON và vặn ốc bên trái về đúng chỉ số pH ghi ở ngoài vỏ lọ. Sau đó dùng cốc sạch chứa nước cần đo (nước ao, đầm…) và nối máy với đầu đo.
Bật công tắc về ON để kiểm tra pin, nếu thấy màn hình lộ chữ “LO BAT” là pin yếu.
Mở nút lọ bảo quản rồi lấy đầu đo ra và đưa vào cốc chứa nước môi trường, bạn cần lưu ý tránh không để nước ngập gần dây điện.
Tiếp đến, hãy bật công tắc về ON, sau đó giữ yên máy và chờ khoảng 1 đến 2 phút để số trên màn hình ổn định rồi đọc kết quả. Nhiều khi số hiện trên màn hình nhấp nháy thay đổi, ta đọc số trung bình. Ví dụ: 6.99 – 7.00 và 7.01) thì ta đọc thành 7.00.
Trước khi đo mẫu tiếp theo, bạn hãy rửa đầu đo bằng nước cất hoặc thấm khô bằng giấy mềm.
Cách 4: Sử dụng dung dịch đổi màu để đo pH
Hiện nay có 3 dung dịch đổi màu thường được sử dụng để đo pH trong khoảng pH = 3 – 11, đó là:
(i) Methyl Red: chuyển màu đỏ khi độ pH từ 4 trở xuống và biến thành vàng khi pH từ 7 trở lên. Dung dịch đổi màu từ đỏ, đỏ cam, cam, và vàng thì pH giữa khoảng pH 4 và pH 7.
(ii) Bromthymol Blue: ở pH 6 trở xuống chuyển thành màu vàng và ở pH từ 8 trở lên chuyển thành màu xanh dương, giữa pH 6 – pH 8 dung dịch sẽ chuyển từ xanh lá cây sang xanh dương, màu vàng sang vàng xanh.
(iii) Phenolphthalein: Khi ở pH < 8 sẽ không có màu và sẽ đổi màu đỏ ở pH > 10.
Vì vậy, chúng ta chỉ có thể đo được pH trong khoảng cố định nào đó thôi khi sử dụng dung dịch đổi màu để đo pH chứ không thể nào xác định cụ thể và chính xác độ pH của nước là bao nhiêu. Ví dụ như trong trường hợp dùng Bromthymol Blue, ta chỉ biết được pH của nước < 6 (khi nước có màu vàng) hoặc từ 6-8 (khi nước có màu chuyển tiếp), hoặc pH > 8 (khi nước có màu xanh dương).
Cách 5: Dùng máy đo độ PH
Với rất nhiều cách để đo độ pH của nước tuy nhiên để cho kết quả nhanh và chính xác nhất thì ta sử dụng các thiết bị đo độ pH. Hiện nay có rất nhiều dòng máy đo pH nước tiện dụng để bạn thoải mái lựa chọn.
Máy đo pH được ứng dụng công nghệ hiện đại với các tính năng hữu dụng, dùng để kiểm tra chất lượng của nước. Phương pháp này đang được nhiều người sử dụng trong các mục đích như: đo pH trong dung dịch thủy canh, đo pH trong đất, độ pH của nước máy, độ pH của nước giếng khoan, độ pH của nước tinh khiết,… Chỉ cần thực hiện bằng một tay với những thao tác đơn giản, bạn đã có được kết quả đo chỉ sau vài giây.
Một số máy đo độ pH phổ biến hiện nay
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số máy đo độ pH phổ biến hiện nay để bạn tham khảo:
(i) Bút đo PH/ORP/Nhiệt độ Hanna HI98121
(ii) Bút đo PH/EC/TDS/nhiệt độ Hanna HI98130
(iii) Máy đo pH/ORP/Nhiệt độ HI991002
Sử dụng nước ion kiềm – xu thế của tương lai
Thực tế, con người đang bị axit hóa từng ngày bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Người bình thường có pH của máu trong khoảng 7,35 – 7,45 tức là hơi kiềm. Nếu độ pH nằm ngoài khoảng này (thông thường là thấp hơn) thì cơ thể sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh và không có thể trạng tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta lại đang bị axit hóa từng ngày do chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Nước ion kiềm hay nước kiềm trong thời gian gần đây đang được nhiều người ưa chuộng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước có độ pH từ 8 đến 10 có tác dụng:
(i) Hỗ trợ cải thiện sức khỏe khi cung cấp thêm khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Ca, Mg, K…
(ii) Tăng hiệu quả hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng.
(iii) Hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, dạ dày.
(iv) Chống gốc tự do và hạn chế ảnh hưởng quá trình oxy hóa.
Lưu ý: Mặc dù hiệu quả của nước ion kiềm đã được chứng minh nhưng để đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi quá trình sử dụng cần tiếp diễn liên tục trong thời gian dài với độ pH phù hợp.
Hãy sử dụng ngay máy lọc Htech để có thể sử dụng nguồn nước ion kiềm bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình bạn nhé.
Trả lời