Cách nặn mụn bọc không đầu? nên hay không?
Mụn bọc không đầu là thứ đáng ghét mà không ai muốn gặp phải. Nếu chẳng may bị mụn bọc không đầu thì chẳng có cách nào khác là đợi nó dịu rồi xử lý nó. Nhưng sẽ ra sao nếu mụn bọc không đầu cứ hành hạ và gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức cho bạn. Có thể nặn mụn bọc không đầu hay không và cách nặn mụn bọc không đầu như thế nào là đúng. Đọc ngay bài viết này Máy lọc Htech sẽ cung cấp cho bạn cách nặn mụn bọc không đầu nhé!
Có nên nặn mụn bọc không đầu?
Với câu hỏi này thì câu trả lời là có nhưng phải biết nặn và xử lý đúng cách cũng như đủ điều kiện an toàn. Bởi nếu không như vậy sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn.
Trước hết, tay chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn siêu nhỏ mắt thường không thấy được. Việc nặn cậy mụn mà không vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ truyền từ tay sang da. Điều này làm cho mụn càng bùng phát trên diện rộng và nguy hiểm hơn lúc đầu. Đồng thời nếu như mụn bọc không được nặn dứt điểm và triệt để thì các nang lông dễ bị làm vỡ. Khi đó mủ chảy ra sẽ làm cho mụn lây lan nhanh sang vùng da khác.
Hơn nữa mụn có thể mọc ở những vùng da nhạy cảm. Nếu bạn nặn có thể sẽ ảnh hưởng tới các dây thần kinh, khi đó sẽ càng nguy hiểm hơn. Chính vì vậy nếu muốn nặn mụn bạn cần xác định xem vị trí đó có được nặn hay không.
Thêm vào đó, nếu không thực hiện đúng cách nặn mụn bọc không đầu dù có hết mủ nhưng sẽ để lại sẹo và thâm trên da. Đồng thời việc vệ sinh và chăm sóc da sau khi nặn không đến nơi đến chốn dễ làm da bị nhiễm trùng và tồi tệ khó chữa hơn.
Chính vì vậy, có thể nặn mụn và bạn phải biết cách nặn mụn bọc không đầu để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Cách nặn mụn bọc không đầu tại nhà có hiệu quả?
Để có thể lấy được nhân mụn từ sâu bên trong da một cách dễ dàng mà không gây sưng da mặt và để lại sẹo sau này thì bạn cần áp dụng đúng cách nặn mụn bọc không đầu. Đó là thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra mụn đã nặn được chưa
Trước hết bạn cần kiểm tra xem mụn ở trên da của bạn có được nặn hay không. Mụn bọc không đầu khoảng 5 đến 6 ngày mới bắt đầu chín. Lúc này bạn mới có thể nặn. Dấu hiệu để nhận biết mụn bọc không đầu chín đó là:
– Nốt mụn khô gom cồi nhỏ lại.
– Sờ vào thấy cứng và không đau.
Ngoài ra nếu nốt mụn đáng ghét mọc ở vị trí nhạy cảm như vùng chữ T (trán, mũi, cằm) thì bạn cũng không nên nặn. Đây là vị trí có nhiều dây thần kinh. Nếu nặn không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Bước 2: Xông hơi da mặt
Bạn cần xông hơi cho da mặt bằng nước nóng khoảng từ 10 đến 15 phút trước khi nặn mụn. Việc xông hơi cho da mặt trước khi nặn mụn sẽ làm cho các lỗ chân lông được mở to hết cỡ. Nhân mụn theo đó sẽ được đẩy ra bên ngoài. Nhờ đó bạn có thể loại bỏ nó dễ dàng mà không bị đau.
Bước 3: Tiệt trùng tay, da mặt và dụng cụ nặn mụn
Đây là bước vô cùng quan trọng khi trị mụn bọc nhưng nhiều người lại thường bỏ qua. Tay chúng ta có hàng triệu vi khuẩn trong đó có cả những vi khuẩn có hại cho da. Khi dùng tay nặn mụn vi khuẩn sẽ bám vào da, xâm nhập vào mụn hở gây viêm nhiễm. Vì vậy, công đoạn này giúp loại bỏ sạch vi khuẩn có trên dụng cụ nặn mụn, tay, da mặt một lần nữa. Qua đó, tránh vi khuẩn xâm nhập khi làn da vốn đang tổn thương do nặn mụn
Đối với da tay, bạn có thể làm sạch bằng xà phòng sát khuẩn rồi lau khô bằng khăn sạch. Với da mặt thì bạn dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối loãng rồi lau khô.
Đối với dụng cụ nặn mụn, bạn có thể đun chúng trong nước sôi khoảng 20 đến 30 phút. Hoặc cũng có thể dùng dung dịch sát khuẩn y tế nếu có.
Bước 4: Tiến hành cách nặn mụn bọc không đầu nhẹ nhàng
– Trước hết bạn dùng đầu nhọn ở dụng cụ nặn mụn để chích nhẹ ở giữa mụn nhằm để lộ nhân mụn.
– Tiếp theo đó bạn sử dụng đầu trọn ở dụng cụ nặn mụn để ấn nhẹ để đẩy nhân mụn ra. Nếu nhân mụn to quá đến nỗi không ra được thì bạn dùng 2 đầu ngón tay lần lượt ấn nhẹ nhàng các phía xung quanh nốt mụn để dồn lực đều về phía trung tâm nốt mụn. Mục đích là để nhân mụn được đẩy hẳn lên bề mặt da.
– Lưu ý quá trình nặn mụn cần hết sức nhẹ nhàng. Cần hạn chế tối đa việc làm tổn thương nốt mụn và vùng da xung quanh. Điều đó giúp tránh bị sẹo thâm sau này.
Bước 5: Rửa sạch lại da mặt và chăm sóc da sau nặn mụn
Sau khi nhân mụn đã được lấy hết ra khỏi bề mặt da, nên lau lại da bằng dung dịch nước muối sinh lý để sát khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch. Không nên dùng sữa rửa mặt nhằm tránh kích ứng da đang bị thương tổn.
Bên cạnh đó, bạn có thể đắp mặt nạ dịu nhẹ, phù hợp. Mục đích để giảm sưng tấy, giúp da nhanh chóng hồi phục hơn.
Cuối cùng sau khi đã lành các nốt mụn thì bạn có thể dùng các sản phẩm mờ thâm phù hợp với loại da của mình để tránh hình thành vết thâm và sẹo.
Khi thực hiện cách nặn mụn bọc không đầu ít hay nhiều cũng có thể gây tổn thương cho da. Vì vậy hãy tránh để làn da trực tiếp tiếp xúc với tia cực tím. Cần bảo vệ da trước ánh nắng của mặt trời.
Đồng thời, để da hồi phục tốt nhất, bạn cũng nên thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học.
Như vậy việc nặn mụn bọc không đầu tại nhà có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cách nặn và sự chăm sóc của bạn. Nếu không đáp ứng điều kiện vệ sinh và không biết cách nặn thì tốt nhất bạn không nên nặn.
Khi nào nên thăm khám bác sĩ da liễu
Nếu mụn bọc của bạn không viêm, bạn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Sau đó đợi thời điểm thích hợp để nặn mụn. Tuy nhiên, tình trạng mụn nếu không thuyên giảm trong 4 đến 8 tuần hoặc ngày càng trở nên tồi tệ hơn, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ.
Bạn cũng nên thăm khám bác sĩ da liễu trong các trường hợp:
– Mụn đã có tình trạng viêm, thường sưng đỏ, mụn bọc mủ trắng và đau nhức. Nếu mụn bị viêm, khả năng cao có thể gây ra thâm hoặc sẹo rỗ sau này. Vì thế bạn cần gặp bác sĩ da liễu sớm nhất để hạn chế nguy cơ thâm và sẹo mụn.
– Bạn muốn nhanh khỏi mụn hơn. Khi điều trị và tuân theo chỉ định của bác sĩ da liễu có thể sẽ giúp bạn cải thiện làn da nhanh chóng và hạn chế những rủi ro khi tự điều trị.
Để phòng ngừa nguy cơ mụn và các tình trạng lão hóa da gây sạm da làm chị em kém xinh, chúng tôi khuyên dùng máy lọc không khí để ngăn chặn bụi bẩn vi khuẩn tấn công làn da bạn. Máy lọc không khí còn có tác dụng ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh nan y khó chữa như khói thuốc, bụi mịn.. gây ung thư hay các bệnh truyền nhiễm khác..
Trả lời