Bệnh thương hàn ở gà có đáng sợ không
Bệnh thương hàn ở gà được biết đến là một căn bệnh phổ biến. Để phòng căn bệnh này hãy cùng đi tìm hiểu xem bệnh thương hàn ở gà có đáng sợ không và từ đó đưa ra cách phòng tránh nhé.
Bệnh thương hàn ở gà là gì?
Bệnh thương hàn ở gà hay bệnh phó thương hàn ở lợn là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, với tốc độ lây lan nhanh chóng gây thiệt hại một cách nặng nề cho người chăn nuôi. Bệnh thương hàn ở gà gây mắc bệnh cho gà ở mọi giai đoạn, lứa tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở gà
Chủng vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh thương hàn ở gà. Chủng vi khuẩn này được phát hiện vào năm 1981 tại Anh và có trong các loại động vật máu nóng và động vật máu lạnh và thậm chí chúng còn có trong môi trường.
Trong tự nhiên các giống gà như gà tây, gà sao có mẫn cảm với bệnh, các loài động vật dưới nước hay các loài chim hoang đều có thể mang mầm bệnh nhưng sẽ không có nhiều dấu hiệu biểu hiện ra ngoài.
– Ở gà con bị mắc bệnh thương hàn vi khuẩn sẽ tồn tại trong máu, phủ tạng, tủy xương, túi lòng đỏ chưa tiêu.
– Ở gà lớn mầm bệnh, vi khuẩn có trong buồng trứng, dịch hoàn, các cơ quan có biểu hiện bệnh tích.
Bệnh thương hàn ở gà lây lan qua các con đường nào
Bệnh thương hàn ở gà là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nên nó có thể lây dọc từ đường bố mẹ và có thể lây nhiễm từ môi trường tự nhiên theo con đường gián tiến do gà mang bệnh thải chất thải ra môi trường vào thức ăn , nước uống, chất độn chuồng rồi lây cho gà xung quanh. Và bệnh có thể lây lan trực tiếp qua trứng-con đường nguy hiểm nhất vì ta khó có thể phòng bệnh.
Hiện nay chúng ta được biết chỉ có 3 chủng Salmonella gây bệnh trực tiếp trong vô vàn chủng Salmonella
– Chủng Salmonella gallinarum: là chủng có khả năng làm cho gà con và gà lớn nhiễm bệnh thương hàn
– Chủng Salmonella typhimurium: là chủng có khả năng làm cho gà lớn hoặc gà con nhiễm bệnh phó thương hàn
– Chủng Salmonella pullorum: là chủng nên gây bệnh bạch lỵ ở gà con 3 tuần tuổi.
Trong đó, căn bệnh này là một loại bệnh thuộc type nguy hiểm đem đến nhiều thiệt hại cũng như tốc độ lây lạn bênh nhanh, do vậy phòng bệnh có khi hơn chữa bệnh, các chủ chăn nuôi nên tìm hiểu rõ bệnh tình sau đó tiến hành ngăn ngừa và chữa bệnh.
Bệnh thương hàn ở gà có các triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết là gà đi phân chảy màu trắng và có dịch nhầy, gà có biểu hiện ủ rũ, xù lông, kém ăn, khó đi lại, khớp sưng to, phân bết dình vào hậu môn, trường hợp nặng hơn sẽ làm gà không đi phân được, gây bít tắt và chết.
Bệnh do chủng Samonella gây ra có thể lây lan thông qua cả hai phương thức từ mẹ sang con là phương thức truyền dọc và giữa các gà trong đàn là phương thức truyền ngang.
– Phương thức truyền dọc: vi khuẩn gây bệnh từ buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc thông qua lỗ huyệt rồi lây lan qua vỏ trứng, sau đó nguồn bệnh vào trong máy ấp trứng và lan truyền cho gà con.
– Phương thức truyền ngang: trong lồng ấp có gà con nở ra mang mầm bệnh sẽ lây truyền cho các gà con cùng lồng ấp; hoặc những con gà bị bệnh hay gà sống sót sau bệnh trở thành vật mang nguồn nhiễm làm lây lan bệnh cho những con gà khác.
Quá trình lây truyền ngang có thể xảy ra khi trực tiếp tiếp xúc với những cá thể mang mầm bệnh hoặc thông qua các vật dụng lau dọn chuồn hay thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Nhưng nguồn lây bệnh chủ yếu là qua phân chứa mầm bệnh. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho gà nên chú ý vệ sinh sạch sẽ các vật dụng và chuồng trại. Đảm bảo thưc ăn và nguồn nước sạch sẽ. Một nguồn nước sạch sẽ giúp cho gà bạn có sức khỏe tốt hơn.
Cách phòng tránh bệnh thương hàn ở gà
Ở bất kì dằn vật nuôi nào thì công tác phòng tránh bệnh ở động vật theo 3 chỉ tiêu sau:
– Luôn làm sạch bằng những vật phẩm sát khuẩn để hạn chế tối đa mầm bệnh trong môi trường
– Tăng sức đề kháng cho động vật bằng cách bổ sung thuốc và các thực phẩm trong thức ăn và nguồn nước để nó tự chống chọi lại với bệnh.
– Phòng bệnh cho động vật bằng cách chủ động bằng vaccine (nếu có) và thuốc.
Những quy tắc trên cũng áp dụng cho bệnh thương hàn ở gà. cách phòng phòng bệnh cho các trang trại, chuồng trại như sau:
– Vệ sinh chuồng nuôi, các dụng cụ chăn nuôi, đồ dựng thức ăn nước uống cho chuồng trại hằng ngày. Không để phân tích tụ lâu ngày trong chuồng nuôi dễ gây bệnh.
– Mỗi tuần đều phun khử khuẩn từ 1 đến 2 lần tùy thuộc điều kiện của từng trại chăn nuôi và dịch tễ ở vùng chăn nuôi.
– Đảm bảo các nhân tố về môi trường, không có nguồn khí hậu, thời tiết bất lợi nào xảy ra như: điều kiện bên trong chuồng trại không được quá nóng cũng như quá lạnh, cũng không được để cho môi trường trong chuồng trại ẩm thấp, nấm mốc. Đảm bảo điều kiện thức ăn nước uống luôn luôn sạch và vệ sinh.
– Nên đặt chế độ dinh dưỡng cho gà ở từng giai đoạn và sinh trưởng khác nhau.
– Hãy bổ sung cho gà bằng các loại thuốc bổ, vitamin và khoáng chất giúp cho gà tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
– Ngoài ra, do Việt Nam là một đất nước có rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn nên đa phần muốn phòng bệnh tốt đều phải dùng đến kháng sinh trộn vào trong thức ăn hoặc nước uống cho vật nuôi. Tùy thuộc vào kết quả kháng sinh đồ của từng khu vực trong từng thời điểm mà chọn dùng loại kháng sinh nào. Một số dòng kháng sinh thường dùng để phòng bệnh Salmonella là: Colistin, Norfloxacin, Enrofloxacin, Halquynol.
– Hiện chưa có vaccine phòng hiệu quả bệnh thương hàn ở gà.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh thương hàn ở gà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các chủ nuôi có thêm nhiều thông tin và kiến thức để chăm sóc chuồng trại mình nhé.
Trả lời