Mụn bọc ở mũi không được chủ quan!
Mũi là vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động rất mạnh. Do đó là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn cũng như vi khuẩn. Điều này giải thích tại sao mà mụn bọc ở mũi là phổ biến nhất trên khuôn mặt. Chúng không chỉ khiến bạn đau nhức mà ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đây là điều các nàng rất e ngại. Nếu lâu ngày không chữa trị tận gốc, nó có thể để lại sẹo trên da. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là gì?
Có rất nhiều ký khiến mụn bọc có thể xuất hiện ở mũi. Tuy nhiên, để chị em có thể hình dung một cách khái quát nhất, Máy lọc Htech đã tổng hợp được 5 nguyên nhân chính. Đó là:
Mụn bọc ở mũi do hệ bài tiết ở trên da
Hệ bài tiết không tốt khiến da dễ nổi mụn hơn. Tuyến bã nhờn của da luôn hoạt động nhằm đào thải các chất không tốt cho cơ thể cũng như mồ hôi hoặc bã nhờn. Nếu tuyến bã nhờn này hoạt động bất bình thường sẽ làm cho da tiết dịch nhiều hơn. Điều đó có thể làm cho mụn bọc phát sinh.
Hormone trong cơ thể bị rối loạn
Lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn cũng là một trong những nguyên nhân ở mũi mọc mụn bọc. Thông thường nội tiết tố nữ ở trong giai đoạn dậy thì, trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh em bé… thường có chỉ số bất thường.
Rối loạn hormone sẽ làm suy giảm khả năng điều tiết lượng bã nhờn của da. Điều đó cũng khiến da dễ bị kích ứng và thậm chí có thể làm mụn bọc dữ dội hơn.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng quá mức ảnh hưởng tới lượng hormone trong cơ thể. Vì vậy khiến cho da dễ bị nổi mụn hơn. Cuộc sống căng thẳng, thời gian chăm sóc bản thân không nhiều cũng khiến làn da dẻ không được sạch sẽ, xấu đi và dễ nổi mụn.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học
Chế độ ăn uống là một nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi. Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau xanh, trái cây và protein sẽ giúp bạn có làn da khỏe mạnh. Ngược lại, nếu bạn ăn quá nhiều chất béo, làn da sẽ có nguy cơ bị mọc mụn nhiều hơn bình thường. Có thể nói, ăn uống cũng là nguyên nhân rất phổ biến.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp điều hòa cơ thể và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da hiệu quả. Thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động kém hiệu quả. Điều đó dẫn đến hậu quả như da sạm đen, nổi mụn, thiếu máu …
Thói quen sờ tay lên mặt thường xuyên
Đôi tay là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Việc thường xuyên chạm tay lên mặt sẽ khiến cho chất ô nhiễm dễ dàng xâm nhập vào da. Điều này tạo cơ hội mụn bọc xuất hiện. Thói quen xấu này thường gặp nhất khi mụn hình thành. Chúng ta hay có xu hướng lấy tay sờ hoặc nặn loại bỏ nhanh chóng những nốt mụn bọc. Tuy nhiên, việc làm này lại vô tình khiến mụn lây lan hoặc viêm nhiễm nặng hơn. Vì vậy, khi bị mụn mà kể cả không bị mụn, bạn cũng cần bỏ ngay thói quen sờ tay lên mặt.
Không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn
Đây cũng là một trong những tác nhân gây ra những nốt mụn bọc rất đáng ghét. Bụi bẩn siêu nhỏ gây bít tắc lỗ chân lông, làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Các chất nhờn bị bụi chắn không thể thoát ra ngoài dần dần tích tụ lại gây nên mụn bọc. Để hạn chế bụi bẩn, bạn có thể sắm ngay một chiếc máy lọc không khí lắp trong ngôi nhà. Điều này giúp cho không gian của bạn luôn sạch bụi và giữ cho làn da không bị mụn.
Mụn bọc ở mũi do bệnh lý trong cơ thể
Mụn bọc ở mũi rất có khả năng là biểu hiện cảnh báo cơ thể của bạn đang mắc một trong các bệnh lý sau:
– Rối loạn chức năng gan kèm theo các bệnh như viêm gan, xơ gan… gây ra mụn.
– Hệ tiêu hóa không ổn định, dạ dày hoặc các cơ quan nội tạng bị nóng.
– Có thể do bạn đang bị viêm xoang.
– Gặp các vấn đề tim mạch. Vì vậy nếu thấy mũi sưng tấy vì mụn thì rất có thể bạn đang bị huyết áp cao.
Câu hỏi mụn bọc ở mũi bao lâu thì khỏi?
Với câu hỏi mụn bọc ở mũi bao lâu thì khỏi thì câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là:
– Loại da
Mụn bọc ở mũi bao lâu biến mất tùy vào loại da của bạn. Nếu bạn có làn da dầu thì nó sẽ lâu bị loại bỏ hơn những loại da khác.
– Tình trạng nghiêm trọng của mụn
Nếu mụn ở mức độ nhẹ, không nghiêm trọng thì chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Còn nếu mụn nặng thì không chỉ lâu khỏi mà còn có nguy cơ thâm, sẹo.
– Quá trình cơ thể phục hồi
Nếu bạn có cơ thể khỏe mạnh, khả năng phục hồi vết thương nhanh thì mụn bọc ở mũi cũng sẽ nhanh khỏi hơn. Chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp cũng góp phần duy trì sức khở và phục hồi tổn thương nhanh chóng.
– Chế độ chăm sóc da
Mụn bọc ở mũi bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc da của bạn. Nếu bạn chăm sóc da không đúng cách hoặc sử dụng những loại thuốc trị mụn bọc không hợp với da sẽ càng khiến mụn bọc gắn bó với bạn lâu hơn.
Mẹo trị mụn bọc ở mũi sau 1 đêm có thật?
Có một vài loại thuốc trị mụn có thể giúp bạn đánh bay mụn trong 1 đêm. Tuy nhiên tác dụng phụ của nó cũng không phải là ít. Cho nên các bạn nên bỏ ý định hết mụn bọc ở mũi chỉ sau 1 đêm. Mặc dù vậy cũng có nhiều cách trị mụn hiệu quả. Những cách này không hết mụn sau một đêm nhưng sẽ hết trong thời gian ngắn.
Đó là dùng các nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp như tỏi, chanh, nghệ, muối biển… Nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng các cách này. Tỏi có thể gây nóng và phồng rộp nốt mụn bọc nếu da bạn không hợp. Chanh có tính axit khá cao lại dễ bắt nắng. Nghệ là phương pháp hiệu quả nhưng lại khó tẩy rửa, đôi khi khiến chị em ngại ra ngoài.
Những cách trị mụn đơn giản này bạn có thể áp dụng nhưng cần tìm hiểu thật kỹ. Vả lại ông bà ta có câu “Dục tốc bất đạt” nên khi trị mụn bọc ở mũi, các bạn phải kiên trì, không nên nóng vội sẽ khiến tình trạng làn da trở nên nghiêm trọng hơn.
Tìm hiểu mụn bọc ở mũi bị chai?
Mụn bọc ở mũi bị chai là gì?
Mụn bọc ở mũi bị chai là dấu hiệu chai cứng của nốt mụn trên bề mặt da. Khác với mụn bọc mủ, mụn bọc chai có đầu mụn nhẵn bóng, tròn và cứng. Thông thường mụn bọc sẽ khô cồi và cồi mụn sẽ lên. Tuy nhiên vì một số lý do khiến mụn bị chai, bám chắc sâu dưới da mà không trồi lên hay biến mất. Càng ngày mụn bọc càng cứng hơn, bạn sẽ không thấy cảm giác đau mà nốt mụn còn bị thâm tím hoặc thâm đen.
Biểu hiện mụn bọc ở mũi bị chai
– Khó thấy nhân mụn bằng mắt thường.
– Mụn chai thường mọc độc lập chứ không mọc thành cụm.
– Mụn bọc ở mũi bị chai có kích thước lớn, tròn, tương đối nhẵn bóng.
– Mụn bọc bị chai không đau nhưng bị thâm.
– Sờ có cảm giác vón cục, cộm, chai cứng.
Nguyên nhân mụn bọc ở mũi bị chai
Mụn bọc bị chai chủ yếu là do thói quen sờ tay vào nốt mụn hoặc nặn mụn khi mụn vẫn chưa chín, nặn không đúng cách. Chính vì thế dẫn đến viêm nhiễm ở nốt mụn. Đến khi bước vào giai đoạn hồi phục thì lại hình thành lớp sừng và khiến nốt mụn bọc bị chai.
Trả lời