Một số câu hỏi về sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh khá phổ biến trên cơ thể, virus sốt xuất huyết được lây truyền qua đường muỗi chích. Vậy một khi bạn bị sốt xuất huyết thì bạn nên lưu ý những trường hợp nào, hãy cùng chúng tôi khám phá.
Sốt xuất huyết có được tắm không ?
Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt tắm rửa bình thường. Những bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý là không nên tắm hay ngâm cơ thể quá lâu trong nước và phải tắm bằng nước ấm, dưới đây là lưu ý khi tắm:
- Tắm với điều kiện nước ấm. Không sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm vì khi bạn tắm nước quá nóng bạn sẽ khiến da bạn bị khô, trong tình trạng mạch máu không ổn định lúc này có nguy cơ bạn bị giãn nở mạch máu và lâm vào tình trạng nguy hiểm, bên cạnh đó, khi bạn tắm nước quá lạnh bạn có thể gây vỡ mạch máu ngoài da, giãn mạch nội tạng,.. khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn
- Bệnh nhân cần tắm nhanh, hạn chế tắm lâu hay ngâm mình trong nước
- Cần nhanh chóng lau khô cơ thể sau khi tắm, tránh tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Với trường hợp bạn bị hạ tiểu cầu, bạn nên tránh kỳ cọ mạnh ở vùng đùi, bụng, cẳng chân, cánh tay,… vì như thế sẽ khiến bạn chảy máu dưới da hoặc trong cơ, như thế sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vì an toàn cho sức khỏe bản thân bạn nên dùng khăn bông mềm để kỳ cọ hoặc hạn chế tắm rửa và nên dùng khăn có nước ấm để lau người.
Vì những lý do trên, tùy theo mức độ sốt của bạn như thế nào mà cân nhắc việc tắm rửa nhé.
Sốt xuất huyết có được nằm quạt không ?
Với trẻ bị sốt xuất huyết: vẫn có thể nằm quạt bình thường tuy nhiên phụ huynh nên điều chỉnh mức độ quạt từ 27-29 độ để cho con em thoải mái hơn:
- Tránh để máy quạt thổi trực tiếp vào người trẻ nhỏ vì có thể sẽ khiến bé bị khô mũi hoặc ho.
- Không nên để trẻ nằm quạt 24/24 vì có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Phải đảm bảo phòng, giường và máy quạt được sạch sẽ để tránh mầm bệnh lây lan hoặc khiến bé bị bệnh nặng hơn trước.
- Với người lớn: Bật quạt ở mức tạo cho bạn cảm giác thoải mái, không nên để mức to trong thời gian dài đặc biệt khi đi ngủ, không để quạt hướng thẳng vào cơ thể tránh làm bay hơi mồ hôi dẫn đến mất nước.
Sốt xuất huyết có được gội đầu không ?
Bệnh nhân sốt thường thắc mắc, liệu rằng khi bị bệnh có nên tắm rửa – gội đầu không. Câu trả lời đưa ra chính là hoàn toàn có thể gội đầu khi mắc bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên để tránh cơ thể xuất hiện triệu chứng hay người bệnh mắc bệnh nặng hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bệnh nhân nên dùng nước ấm khi gội đầu, gội nhẹ nhàng, đối với bệnh nhân tóc dày, dài thì nên làm khô nhanh tránh tình trạng cơ thể nhiễm lạnh.
- Bên cạnh đó, vào ngày thứ 4-7 trong giai đoạn bị sốt xuất huyết sẽ xuất hiện triệu chứng nặng hơn những ngày đầu, bệnh nhân nên hạn chế gội đầu vào thời điểm này để tránh hệ quả nghiêm trọng.
Sốt xuất huyết uống nước dừa được không ?
Đối với bệnh sốt xuất huyết, nước dừa như thần dược bởi nước dừa là nguồn nước thiên nhiên, hương vị ngọt tự nhiên, tươi mát, có tác dụng bổ sung vitamin C, sắt, protein, canxi, photpho, vitamin nhóm B, axit amin và còn giúp hạ sốt, giảm tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày, cung cấp chất điện giải và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh. Ngoài ra, nước dừa được các chuyên gia sử dụng dụng thay dung dịch pha chế thuốc hay dung dịch truyền.
Khi bị sốt xuất huyết, uống nước dừa là liệu pháp an toàn, hiệu quả cho cơ thể.
Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không ?
Bệnh nhân sốt xuất huyết bị tiêu chảy khá phổ biến nhưng không phải ai cũng bị tiêu chảy, chính xác thì đây là dấu hiệu nhận biết bạn đang bị bệnh nặng hơn. Bên cạnh bị tiêu chảy bạn còn gặp phải cơn đau bụng quằn quại và đau nhức khắp mình. Đây một trong số những dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh tình của bạn đang trầm trọng hơn. Virus sốt xuất huyết ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng làm giảm chức năng của chúng, đặc biệt là đường tiêu hóa. Cần làm gì để giảm tiêu chảy:
- Nạp thêm thực phẩm chứa vitamin C cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi và tránh làm những việc nặng nhọc.
- Theo chế độ ăn ít chất xơ và uống nhiều nước.
- Giữ vệ sinh cơ thể.
Sốt xuất huyết có bị chảy máu chân răng không ?
Vào ngày thứ 3-7 trong giai đoạn bị sốt xuất huyết, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh trở nên nặng hơn, như xuất huyết niêm mạc và đặc biệt là chảy máu chân răng, dưới đây là một số trường hợp của bệnh xuất hiện triệu chứng nặng hơn:
- Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài, âm đạo ra dịch máu bất thường.
- Xuất huyết nội tạng như nôn thốc nhiều, nôn ra dịch máu, đau tức vùng bụng, đại tiện phân đen, tay chân lạnh run,… hoặc có thể xuất huyết não. Nếu xuất hiện triệu chứng này thì bệnh nhân cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để chữa trị tránh tình trạng thương vong.
- Nếu bạn đang trong trường hợp sốt xuất huyết mà chảy máu chân răng thì bạn cần đến ngay trung tâm y tế hay bệnh viện gần nhất để xem xét, tránh trường hợp không đáng có xảy ra.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về những gì cần làm và không nên làm khi mắc phải bệnh sốt xuất huyết, để tránh những hệ lụy về bệnh sốt xuất huyết, bạn nên tham khảo bài viết này.
Trả lời