Sốt rét nên làm gì ?
Khi bạn bị sốt rét nên làm gì và sốt rét nên làm gì cho người bệnh? Sốt rét là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, nếu người mắc bệnh sốt rét không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ nguồn bệnh sẽ lây từ người bệnh sang người lành. Các đối tượng bị nhiễm bệnh sốt rét lần đầu thường xuất hiện các triệu chứng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn rằng mình bị sốt xuất huyết hay cảm cúm,…Để có thể hiểu thêm về sốt rét hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó.
Triệu chứng của bệnh sốt rét
- Cơn sốt rét thường gặp: được nhận thấy qua 3 triệu chứng: lạnh run, sốt cao và chảy mồ hôi.
- Cơn sốt rét không thường gặp: mệt mỏi, nhức đầu, thường ngáp vặt, có thể thấy lạnh gáy.
Sốt rét lâm sàng có 4 yếu tố để nhận biết: trong trường hợp bạn có đủ các triệu chứng của cơn sốt rét thường gặp, hoặc có triệu chứng của cơn sốt rét không thường gặp hay sốt cao liên tục thì bạn nên đến trung tâm để chữa trị kịp thời. Các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây, bạn đang ở trong khu vực có dịch sốt rét hoành hành ít nhất trong thời gian 14 ngày gần đây hoặc trong vòng 2 năm gần đây có tiền sử mắc sốt rét, các dấu hiệu trên thể hiện bạn đang mắc bệnh sốt rét lâm sàng
- Sốt rét thể thông thường – chưa biến chứng: việc chẩn đoán sẽ dựa vào: xét nghiệm, dịch tễ, triệu chứng sốt rét lâm sàng. Trường hợp mắc bệnh này sẽ không đe dọa đến tính mạng
- Sốt rét ác tính – biến chứng: với trường hợp này, người mắc bệnh sốt rét sẽ có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này đó là rối loạn ý thức, sốt cao liên tục, không dứt trong nhiều ngày, đau đầu dữ dội, tiêu chảy nhiều thập chí nôn thốc.
Sốt rét nên làm gì ?
Sốt rét là một bệnh có thể khả năng gây tử vong cao, để biết sốt rét nên làm gì thì sau đây là một số lưu ý.
Bệnh nhân sốt rét nên tiếp nhận chẩn đoán và trị liệu bệnh sớm
Khi bạn không biết sốt rét nên làm gì thì điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới đó là đến các trung tâm y tế, bệnh viện đáng tin cậy để nhận cách điều trị thích đáng.
Khi bạn thấy bản thân có biểu hiện mắc bệnh sốt rét thì bạn cần đến ngay trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để bác sĩ khám và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.
Hạ sốt đúng cách cho bệnh nhân sốt rét
Để có một liệu pháp chữa trị hợp lý và an toàn người bị sốt rét không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt tại nhà mà phải đến các trung tâm y tế có chuyên môn để được hướng dẫn tận tình. Trong trường hợp bạn không thể đến được cơ sở y tế kịp thời, người nhà bệnh nhân cần nắm rõ tình hình của bệnh nhân và cho được liều lượng phù hợp nhất, sau đây là một số lưu ý để người nhà biết sốt rét nên làm gì cho người bệnh
Người nhà cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân, sử dụng các loại nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt, khoảng 30 phút/1 lần. Nếu thân nhiệt dưới 38,5 độ thì chỉ cần dùng khăn ấm lau tay, chân, nách, trán và bẹn cho người bệnh để hạ nhiệt. Nếu thân nhiệt lên đến 38,5 độ thì người nhà nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.
Khoảng 36 – 48 tiếng sau khi dùng thuốc hạ sốt thì hẳn rằng thuốc đã có tác dụng, khi đó bệnh nhân sẽ mau chóng khỏe lại sau 2 – 3 ngày sau đó vì vi khuẩn sốt rét đã được kháng sinh. Nhưng cũng đừng chủ quan, hãy đưa người bệnh đến trung tâm y tế để chẩn đoán lại nhé.
Có một biện pháp an toàn và hiệu quả hơn đó là người nhà bệnh nhân có thể gọi đến các trung tâm y tế để xin cách sử dụng thuốc tại nhà.
Người bị sốt rét nên được chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý
Người bị sốt rét nên làm gì? Khi bạn mắc bệnh sốt rét, sức đề kháng của bạn sẽ bị yếu hẳn đi nên việc bạn cần được nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý là vô cùng cần thiết.
Khi dùng thuốc điều trị sốt rét thì bạn nên nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động vì có thể bạn sẽ bị ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc.
Người bệnh nên ăn nhiều các thực phẩm cung cấp đủ chất dinh dưỡng và vitamin từ các loại rau, củ, quả để tăng cường đề kháng và thể lực. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn những thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa giúp cơ thể dễ hấp thu hơn.
Bệnh nhân sốt rét cần uống thật nhiều nước như nước lọc, nước cam, nước điện giải,…để ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể.
Tuyệt đối cấm dùng nước đá hay nước quá lạnh vì nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, làm bệnh nặng thêm.
Bệnh nhân sẽ được kê liều sử dụng thuốc sau khi điều trị bệnh khoảng 2 tuần để tránh hiện tượng tái phát sốt rét. Liều lượng uống sẽ được chuyên gia quy định theo từng trạng thái mắc bệnh của bệnh nhân. Khi đó, bạn cũng cần quan sát xem cơ thể có biểu hiện gì bất thường không, nếu có phải báo ngay với bác sĩ trị liệu.
Sốt rét có nên đắp chăn không ?
Câu hỏi “sốt rét nên làm gì” và câu trả lời chắc hẳn là “không được đắp chăn, mền”.
Với bệnh nhân đang bị sốt rét, việc đắp chăn, mền sẽ không giúp xua tan cơn lạnh run mà càng khiến cơ thể bệnh nhân khó giải nhiệt, tình trạng sốt kéo dài hơn trước. Thân nhiệt càng lên cao khi càng đắp chăn, mền và bệnh nhân sẽ càng cảm thấy lạnh hơn.
Phía trên là những thông tin dành cho bạn khi hỏi về việc bị sốt rét nên làm gì để tránh cho người bệnh gặp các tình trạng không mong muốn. Hy vọng mọi người có thể sử dụng những thông tin hữu ích trên cho câu hỏi sốt rét nên làm gì.
Trả lời