Cha mẹ đã biết các bệnh “chết người” vì lông chó mèo?
Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc của các gia đình, là người bạn vô cùng đáng yêu, gần gũi với con người. Những hành động rất tưởng chừng rất bình thường nhưng thực chất rất có hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Lông chó, lông mèo có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được tác hại khi bé thường xuyên tiếp xúc với lông chó mèo. Đồng thời đưa ra một số giải pháp xử lý lông chó mèo cho cha mẹ để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Tác hại khi bé thường xuyên tiếp xúc với lông chó mèo?
Lông chó, lông mèo có tác hại gì đối với trẻ là câu hỏi chung của rất nhiều gia đình có con nhỏ nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Bộ lông bóng mượt, thướt tha của những chú chó, chú mèo lại tiềm ẩn những điều gây hại cho con người. Đối với trẻ nhỏ, là đối tượng có sức đề kháng yếu và có làn da rất nhạy cảm nên việc tiếp xúc nhiều với lông chó mèo rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, mắc các bệnh về đường hô hấp, gây kích ứng da và một số trường hợp có hại khác.
Tham khảo: Tác hại của lông động vật đến sức khỏe gia đình bạn
Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng
Thường xuyên tiếp xúc với lông chó và lông mèo có thể khiến cơ thể bé tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sán dải. Đây là loại ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm, nó lây lan rất nhanh trong cơ thể bé. Khi nhiễm loại ký sinh trùng này, bé sẽ có dấu hiệu quấy khóc, mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy,…
Tại sao tiếp xúc với lông chó, lông mèo lại nhiễm ký sinh trùng sán dải ư? Đó là bởi vì sán dải là ký sinh trùng có trong ruột non của chó. Trứng của ký sinh trùng sán dải theo phân chó ra ngoài, và có thể bám dính trên lông chó, lông mèo.
Nguy cơ mắc các bệnh về hệ hô hấp
Lông chó mèo là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây nên các bệnh về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ. Lông chó mèo có thể gây nên dị ứng cấp tính cho trẻ hoặc gây sưng đường hô hấp. lông chó mèo thường dính nhiều trên sofa, quần áo, chăn ga gối đệm và xuất hiện nhiều trên sàn nhà. Khi hít phải lông chó, lông mèo sẽ gây ra một số bệnh như sưng đường hô hấp, viêm khí quản,.. Đối với các bé có sẵn bệnh nền về hệ hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, khi hít phải lông chó, lông mèo sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.
Gây kích ứng da
Trẻ em có làn da mỏng nhẹ, nhạy cảm, lông chó mèo bám trên quần áo, sofa, chăn gối,… sẽ dễ gây nên tình trạng kích ứng da, nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa,..
Cha mẹ nên làm gì để xử lý lông chó mèo?
Tác hại của lông chó mèo đến trẻ nhỏ luôn là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Với các gia đình vừa nuôi chó mèo, vừa có trẻ nhỏ, cha mẹ cần phải có biện pháp hợp lý để lông chó và lông mèo không ảnh hưởng đến sức khỏe con em mình.Cha mẹ có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:
Không nuôi chó mèo trong nhà
Không nuôi chó mèo trong nhà là biện pháp tối ưu nhất để trẻ tránh được các tác hại từ lông chó mèo. Các gia đình có thể ngừng nuôi chó mèo hoặc nuôi chó mèo ở không gian khác, không cùng với không gian sinh hoạt của gia đình mình, tình trạng bé hít phải lông chó, lông mèo, lông chó mèo vương ở quần áo, ở các đồ vật trong nhà sẽ không còn nữa.
Sử dụng máy lọc không khí hút lông chó, lông mèo
Các gia đình có thể làm sạch không khí bằng máy lọc không khí. Với các gia đình nuôi chó mèo mà có trẻ nhỏ, sử dụng máy lọc không khí để hút lông chó hay lông mèo là một giải pháp tốt. Ngoài chức năng loại bỏ hết các bụi bẩn, các vi khuẩn gây hãi, giữ cho không khí luôn trong lành, thơm mát, giúp tiêu diệt muỗi thì máy lọc không khí còn có khả năng hút tất cả lông chó mèo sạch sẽ, ngay cả những sợi lông nhỏ bé nhất mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Máy lọc không khí giúp khử hôi mùi từ chó mèo rất hiệu quả. Sở hữu máy lọc không khí trong gia đình mình, các cha mẹ sẽ không còn phải lo lắng đến việc lông chó và lông mèo có tác hại như thế nào đến trẻ nhỏ.
Ngoài các tác dụng trên, máy lọc không khí còn có công dụng giữ ẩm, giúp bé giảm tình trạng khô da, khô mũi khi thời tiết hanh khô hoặc khi sử dụng điều hòa thường xuyên.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa
Cha mẹ cần giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thường xuyên lau chùi dọn dẹp mọi ngóc ngách của ngôi nhà. Cần vệ sinh đồ đạc cẩn thận để loại bỏ lông chó và lông mèo. Gia đình nuôi chó mèo cần tạo được một không gian sống thông thoáng, không bị ám mùi chó mèo.
Tiêm phòng cho chó mèo định kỳ.
Tiêm phòng chó mèo định kỳ là vô cùng cần thiết, giúp thú cưng tránh khỏi các bệnh nguy hiểm có nguy cơ xấu đến con người. Cần tẩy giun sán cho chó mèo thường xuyên, tắm cho chó mèo bằng các dung dịch có khả năng loại bỏ các vi khuẩn có hại bám trên lông.
Rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay bằng xà phòng là bước quan trọng, giúp phần bảo vệ sức khỏe tránh khỏi các vi khuẩn. Cần cho bé rửa tay thật kỹ bằng xà phòng sau khi chơi đùa với chó mèo. Các mẹ cho con bú thì cần rửa tay bằng xà phòng trước khi cho con ăn.
Cho con em của mình chơi đùa với chó mèo rất tốt, có thể rèn luyện cho bé biết yêu thương động vật, sống tình cảm, vui vẻ hơn. Thế nhưng cha mẹ cần phải lưu ý và có những biện pháp để hạn chế và ngăn chặn tác hại của lông chó và lông mèo đến trẻ nhỏ.
Tham khảo: Dị ứng lông chó mèo nhưng yêu thú cưng phải làm sao?
Trên đây là những chia sẻ hữu ích của chúng tôi về tác hại của lông chó mèo đối với trẻ nhỏ và một số giải pháp xử lý lông chó mèo mà cha mẹ nên biết. Hi vọng rằng những chia sẻ này có ích đối với bạn!
Trả lời