Thông tin quan trọng về bệnh nấm lưỡi
Nấm lưỡi , nấm miệng, tưa lưỡi hay dân gian còn gọi là đẹn, là một bệnh lý phổ biến có thể gặp ở nhiều đối tượng, do một loại nấm có tên là Candida albicans gây nên. Vậy nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi là gì ? Đối tượng nào có thể bị nấm lưỡi ? Những thông tin quan trọng về bệnh nấm lưỡi mà bạn cần phải biết.
Nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi
Nấm miệng là tình trạng viêm nhiễm nấm ở vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang miệng, bị gây ra do sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên là candida albicans (thường có trong khoang miệng , lẫn trong thức ăn hoặc không khí ). Khi hệ miễn dịch hoạt động bình thường, nấm candida albicans có một lượng nhỏ trong khoang miệng, sẽ không gây bệnh cho cơ thể của chúng ta. Nhưng khi xuất hiện một số yếu tố gây suy giảm miễn dịch hoặc mất cân bằng độ pH tại niêm mạc hay vệ sinh răng miệng không tốt cũng dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Đọc thêm : Bệnh nấm da đầu có nguy hiểm không
Đối tượng nào dễ bị bệnh nấm lưỡi
Bệnh nấm lưỡi có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, cả trẻ nhỏ và người lớn.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của các bé còn yếu, nấm candida albicans phát triển , gây ra những tình trạng như những mảng trắng đục trên niêm mạc lưỡi, mặt trong má hay vòm họng. Cứ 100 trẻ thì sẽ có 2 – 5 trẻ nhiễm phải bệnh nấm lưỡi này. Ở những trẻ lớn hơn, nguyên nhân gây nấm lưỡi chủ yếu là do các bé ít súc miệng sau ăn hoặc ăn đồ ngọt.
Ở người lớn, nếu vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc có thói quen hay ăn đêm, ăn xong không đánh răng cũng rất dễ khiếng cho khoang miệng trở thành môi trường thuận lợi cho nấm candida albicans phát triển mạnh.
Bệnh nấm lưỡi thường xảy ra nhất ở những người mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như HIV, lao, hen suyễn, tiểu đường,… Những người hay sử dụng đến corticoid, thuốc kháng sinh trong thời gian lâu dài , bệnh nhân ung thư phải sử dụng đến hóa chất cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm.
Ngoài những trường hợp nêu trên, một số trường hợp cũng dễ mắc phải bệnh nấm miệng như :
- Những người hay bị khô lưỡi, sử dụng thuốc lá, rượu bia hay chất kích thích trong thời gian dài.
- Hay sử dụng thuốc trị hen suyễn.
- Thiếu máu, những bệnh nhân bị suy giảm bạch cầu.
- Nấm lưỡi có thể lây trực tiếp từ người sang người thông qua các hành động thân mật như hôn hay quan hệ tình dục bằng miệng với những người bị nấm lưỡi, nấm âm đạo, nấm dương vật, nấm hậu môn,…
- Trẻ bị nấm có thể lây sang mẹ trong quá trình bú sữa mẹ.
- Do trong môi trường có bào tử nấm đang phát tán tự nhiên.
Triệu chứng của bệnh nấm lưỡi
Ở giai đoạn đầu bị bệnh nấm lưỡi, bệnh nhân thường không cảm nhận được triệu chứng gì quá rõ rệt, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy nóng rát ở vùng lưỡi, ở một vài vị trí khác nhau hay có cảm giác hơi ngứa.
Nếu để lâu ngày dẫn đến bệnh trạng nặng hơn, sẽ xuất hiện những triệu chứng như :
- Trên lưỡi xuất hiện những mảng màu trắng kem, sau chuyển dần sang màu vàng như phô mai, xanh, thâm chí là những mảng màu đen nếu bệnh trở nên quá nặng.
- Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát khi nuốt nước bọt, thức ăn, đặc biệt là thức ăn rắn hoặc cay nóng. Vào giai đoạn bệnh nặng hơn, người bệnh hầu như không ăn không uống được gì.
- Người bệnh sẽ có cảm giác khô lưỡi, thâm chí là bị chảy máu lưỡi.
- Nấm lưỡi cũng gây ra tình trạng hôi miệng, khiến cho người bệnh bị tự ti trong khoản giao tiếp hàng ngày.
Đọc thêm : Bệnh nấm mèo và những điều cần biết
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em không chỉ khiến các bé khó chịu, bỏ ăn, bỏ bú do đau rát mà còn có thể khiến do các bé dễ bị những bệnh như tiêu chảy, ho, viêm phế quản…
Những biểu hiện dễ thấy ở trẻ em khi bị bệnh nấm lưỡi :
- Những mảng trắng đục, loang lổ ở vùng trong khoang miệng như lưỡi, lợi, vòm họng,…chúng gồ lên , sưng đỏ và có thể chảy máu.
- Những mảng này khiến bé khó chịu , quấy khóc, bỏ ăn.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị lây nấm miệng từ núm vú của mẹ, biểu hiện nấm ở vú mẹ thường gặp :
- Núm có màu đỏ bất thường, nứt ra, đau ngứa, bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn.
- Đau bất thường trong lúc tcho con bú, đau buốt sâu trong núm vú.
Tuy nấm miệng là bệnh lý thường gặp và khá lành tính , nhưng khi mắc bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.Tránh trường hợp để thời gian lâu dài, nấm sẽ lan xuống phần niêm mạc, đôi khi là vùng phổi, ảnh hưởng đến phần hô hấp hoặc lan xuống dường tiêu hóa, gây ra các bệnh lý như tiêu chảy cho bé.
Những điều cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh nấm lưỡi :
- Trước khi bôi thuốc, vệ sinh tay sạch sẽ.
- Giữ vệ sinh khoang miệng cho bé sạch sẽ, rơ miệng cho bé thường xuyên và đúng cách.
- Đảm bảo cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Đảm bảo vệ sinh cả không gian xung quanh và nguồn nước, sử dụng máy lọc htech để có nguồn nước sạch khuẩn.
Bệnh nấm lưỡi là một bệnh lý khá phổ biến, không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống và giao tiếp. Vì vậy , cần chú ý phòng ngừa bệnh bằng cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và kiểm soát bệnh lý nền hiệu quả. Các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên quan tâm tới tình trạng răng miệng của con em mình để tránh các bé bị nhiễm nấm miệng lúc nào không hay nhé.
Trả lời