Bị chàm môi có sao không ?
Bị chàm môi là một bệnh lý phổ biền ở người, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tình trạng môi bị bong tróc , chảy máu, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và giao tiếp, đặc biệt là thẩm mỹ. Vậy bị chàm môi là gì ? Bị chàm môi có lây truyền không ? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu ngay những triệu chứng và các phương pháp chữa bị chàm môi.
Bị chàm môi là gì ? Có lây không ?
Bị chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi còn được gọi là bệnh viêm da môi, hoặc bệnh viêm môi có vảy tiết, tên tiếng anh là Cheilite Simple, thuộc nhóm bệnh viêm da gây ngứa , đặc trưng bới sự thay đổi của lớp trên cùng của da, thường xuất hiện ở môi của vùng quanh miệng.
Bị chàm môi có lây nhiễm không ?
Đây là một loại bệnh lý không truyền nhiễm nhưng nếu có xuất hiện viết loét hở hoặc mụn nước đã nhiễm trùng thì có thể lây sang người khác.
Tuy bị chàm môi không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng gây khá nhiều khó chịu, khiến cho người bệnh thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến sự ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt và cuộc sống.
Đọc thêm : Những điều cần biết về bệnh nấm da
Triệu chứng nhận biết khi bị chàm môi
Trong thời gian đầu bị bệnh chàm môi, bênh nhân sẽ thấy môi bị khô, bong tróc thành từng mảng rõ rệt, dẫn đến đau và rát khi ăn uống hoặc giao tiếp. Triệu chứng này rất giống với khô môi thông thường khi vào mùa đông hoặc thời tiết hanh khô nên đa số mọi người đều chủ quan, không để ý nhiều.
Đến giai đoạn bệnh nặng hơn, môi và các khu vực da xung quanh sẽ xuất hiện các viết lở loét, mụn nước li ti có dịch bên trong, da môi bị bong tróc dẫn đến chày máu. Lâu dần, các vết lở loét sẽ bị nứt ra, gây cản trở cho việc ăn uống và nói chuyện.
Một số triệu chứng rõ nhất cho thấy bạn bị chàm môi :
-
- Ban rát đỏ
- Môi khô, nứt nẻ
- Ngứa
Đọc thêm : Thông tin quan trọng về bệnh nấm candida
Các phương pháp chữa chàm môi từ thiên nhiên
Bên cạnh những cách điều trị tràm môi bằng tây y, điều trị chàm môi bằng các phương pháp từ thiên nhiên cũng được dùng rất phổ biến nhờ vào khả năng chữa bệnh và độ an toàn cao. Sau đây là một số phương pháp điều trị bị chàm môi từ cách nguyên liệu tự nhiên.
Chữa bị chàm môi từ mật ong.
Từ xưa đến nay, mật ong luôn được coi là 1 loại thuốc quý, chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên, bổ sung độ ẩm tốt, có thể nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ngứa rát trên da, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng nhanh chóng.
Cách làm :
– Vệ sinh phần môi đang bị chàm sạch sẽ.
-Bôi mật ong lên môi, đợi tầm 30 giây sau cho mật ong khô lại , bôi 1 lớp son dưỡng lên.
-Đợi 15 phút rồi đi rửa sạch lớp mật ong cùng lớp son dưỡng trên môi, chà nhẹ để lấy đi lớp da chết.
Kiên trì áp dụng cách này từ 1 – 3 lần/ngày để được thấy được hiệu quả.
Trị chàm môi bằng dầu dừa
Dầu dừa là một loại nguyên liệu rất tốt cho là da và cơ thể, có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da và môi, giúp da mềm mịn hơn. Các hoạt chất trong dầu dừa có khả năng khắc phục rất tốt bệnh chàm, kháng khuẩn kháng nấm tự nhiên. Đặc biệt cách chữa trị này rất an toàn, có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em.
Cách làm :
-Vệ sinh môi thật sạch.
-Dùng bông thấm một lượng dầu dừa vừa đủ , thoa đều lên môi.
-Đợi 1 tiếng sau thì rửa sạch lại bằng nước ấm hoặc có thể để qua đêm.
Bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để tình trạng môi được cải thiện hơn.
Chữa chàm môi bằng bơ
Axit oleic trong bơ có tác dụng giúp môi mềm mại hơn, ngoài ra còn có vitamin A và E giúp làm mềm, nuôi dưỡng da, thích hợp cho những đôi môi bị tổn thương do bị chàm môi.
Cách làm :
-Cắt, nghiền nát và đắp 1/4 quả bơ lên môi.
-Đợi 30 phút, lau sạch phần thịt quả trên môi bằng nước ấm.
Người bị chàm môi nên làm đều đặn mỗi ngày để tái tạo làn da môi bị tổn thương.
Chữa chàm môi bằng trầu không
Trầu không là một nguyên liệu thiên nhiên có tính kháng sinh thực vật và an toàn cho da.
Cách làm :
-Vệ sinh vùng da cần điều trị
-Rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước lá trầu không, sau đó bôi lên môi.
Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần để sớm đạt được kết quả.
Chữa chàm môi bằng cánh hoa hồng
Trong cách hoa hồng có rất nhiều những hạt tinh dầu siêu nhỏ cùng với vitamin E giúp làm mềm và dưỡng ẩm môi.
Cách làm :
-Ngâm cánh hoa hồng cũng với sữa tươi không đường từ 2 – 3 giờ.
-Giã nát cánh hoa hồng, trộn đều với sữa tạo thành dung dịch nước hoa hồng.
-Bôi dung dịch nước hoa hồng có được lên môi, để qua đêm
-Sạch dậy vệ sinh lại môi với nước ấm.
Thực hiện đều đặn môi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng khô nẻ do bị chàm môi.
Trị chàm môi bằng lá ổi
Ổi là loại cây ăn quả khá phổ biển ở các quốc gia nhiệt đới, ngoài tác dụng để ăn và ép lấy nước, lá ổi cũng được dùng để chữa các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm môi. Các hoạt chất trong ổi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa và điều trị viêm loét miệng, môi, cái thiện tình trạng ngứa ngáy và đau rát.
Cách làm :
-Rửa sạch lá ổi
-Ngâm lá ổi với nước muối loãng trong 15 phút.
-Vớt ra, rửa sạch lại với nước.
-Đun lá ổi với nước, đến khi nước hơi đặc thì tắt bếp.
-Vệ sinh phần da bị chàm sạch sẽ.
-Dùng bôi gòn thấm lấy dung dịch thu được để bôi lên phần da cần điều trị.
Người bệnh nên kiên trì làm 2 lần / ngày đền khi bệnh thuyên giảm.
Đọc thêm : máy lọc htech
Trả lời