Nên làm gì ở giai đọan ung thư cổ tử cung giai đoạn 2
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trên dưới 50. Nhưng trong thời gian gần đây, bệnh ung thư cổ tử cung lại gặp nhiều ở cả những người trẻ. Vậy ung thư cổ tử cung có tính nguy hiểm ra sao? Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là gì và những điều nên làm khi mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 khối u đã phát triển ra ngoài tử cung và cổ tử cung nhưng chưa lan đến cơ quan xa khác cũng như các hạch bạch huyết lân cận. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là giai đoạn mà vi rút HPV bắt đầu phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Khi người bệnh bị nhiễm loại vi rút này cho đến khi tiền ung thư, thời gian kéo dài trong 5 đến 10 năm. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 nếu được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là gì?
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2A: Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2A có các tế bào ung thư đã lan rộng đến phần trên nhưng chưa có ảnh hường nghiêm trọng đến phần dưới âm đạo.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2B: Sang giai đoạn này các tế bào đã lan sang các mô ở dạ con.
Biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là gì?
Người mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 thấy cơ thể mình ra nhiều khí hư hơn, khí hư có mùi và màu sắc lạ, có hiện tượng chảy máu bất thường mặc dù không trong thời gian kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục thì cảm thấy đau rát. Thường xuyên bị đau xương chậu và đau vùng bụng dưới, …Các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 cũng gần giống với dấu hiệu viêm phụ khoa nhưng các bệnh này đều nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời.
Cách phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sớm?
Những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục mà bị viêm nhiễm phụ khoa, các chuyên gia khuyến cáo nên đi khám phụ khoa để bác sĩ phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, vì đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ sau ung thư vú.
Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung mà xét nghiệm PAP là một xét nghiệm rất đơn giản bao gồm lấy tế bào từ niêm mạc tử cung, nhuộm màu, sau đó sử dụng kính hiển vi để tìm tế bào bị tổn thương ở các mức độ như bình thường, loạn sản, ung thư, tiền ung thư, …
Cách thứ hai là soi vào cổ tử cung, đây là một biện pháp được áp dụng cho ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, được thực hiện khi cổ tử cung bị thương bất thường hoặc phụ nữ hơn 40 tuổi.
Cách thứ ba để nhận biết dấu hiệu ung thư cổ tử cung là sinh thiết. Đây là phương tiện cuối cùng và cho kết quả chính xác hơn. Người ta thực hiện bằng cách lấy mô tại nơi soi cổ tử cung bị tổn thương nghi ngờ rồi soi tìm tế bào ác tính qua kính hiển vi.
Tham khảo: ung thư cổ tử cung là gì
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2
Phẫu thuật
Một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, do kích thước của khối u lớn và bắt đầu xâm lấn ra ngoài cổ tử cung nên giai đoạn này thường là phẫu thuật. Loại bỏ triệt để toàn bộ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, bạch huyết, bóc tách hạch bạch huyết. Sau ca mổ này, bệnh nhân không thể mang thai được nữa. Bác sĩ cũng có thể chỉ định hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật bằng hóa trị hoặc xạ trị, nếu cần thiết.
Trị xạ
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Có 2 hình thức xạ trị được áp dụng để điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Đó là:
Sử dụng máy chiếu xạ đặt trong cơ thể, thiết bị bức xạ này rất nhỏ và được đặt gần tử cung để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị này được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Tham khảo: ung thư cổ tử cung có chết không
Sử dụng máy chiếu xạ đặt bên ngoài cơ thể, bệnh nhân được chiếu xạ xung quanh tử cung mỗi ngày một lần, 5 ngày một tuần trong thời gian từ 5- 6 tuần.
Ở giai đoạn 2, khối u đã bắt đầu ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và các cơ quan xung quanh khung chậu. Thông thường người bệnh cần kết hợp cả hai phương pháp xạ trị nêu trên để kiểm soát khối u. Khi điều trị ung thư cổ tử cung bằng xạ trị, sau khi điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau vùng chậu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau khi giao hợp, kích ứng bàng quang.
Hóa trị
Đây là một phương pháp hóa học (uống hoặc tiêm tĩnh mạch) để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư. Các bác sĩ cũng có thể chỉ định hóa trị kết hợp với xạ trị để việc điều trị hiệu quả hơn ở những bệnh nhân giai đoạn trước hoặc sau phẫu thuật. Hóa trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, tiêu chảy, lở miệng, mệt mỏi, nôn mửa, mãn kinh sớm, v.v.
Xem thêm: Hút thuốc chủ động, bị động ảnh hưởng thế nào đến bệnh ung thư cổ tử cung?
Trên đây là những thông tin về ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 mà chúng tôi chia sẻ đến độc giả. Như vậy bạn đã hiểu ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là gì cũng như các phương pháp giúp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là gì rồi chứ? Việc môi trường sống của con người bị đe dọa bởi không khí ô nhiễm nên sử dụng máy lọc không khí là điều mà chúng tôi khuyên bạn nên làm. Chúng tôi rất mong rằng bài viết trên hữu ích đối với các chị em phụ nữ.
Trả lời