Viêm phế quản phổi gần bạn thế nào khi không khí ô nhiễm?
Viêm phế quản phổi là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm có liên quan đến đường hô hấp. Bệnh này thường gặp ở những người có hệ thống miễn dịch kém, không có khả năng kháng lại các virus, vi khuẩn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh viêm phế quản phổi, nguyên nhân cũng như những cách phòng tránh bệnh viêm phế quản phổi trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh viêm phế quản phổi là gì?
Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm cấp tính. Viêm phế quản phổi chủ yếu gây các tổn thương xuất hiện ở phế quả sau đó lan đến phế nang. Các tổn thương bệnh viêm phế quản thường được xem là các ổ viêm được xác định rõ ràng, nằm tách biệt với nhau thông qua mô phổi tương đối khỏe mạnh. Các tổn thương này lần lượt xuất hiện từng đợt, thường phát triển độc lập với nhau và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau. Ngay cả khi bị chấn thương, hình ảnh của vết thương không đồng nhất mà có những vùng khác nhau.
Tham khảo: Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân và triệu chứng để phòng tránh
Viêm phổi khiến chất lỏng tích tụ trong phế nang, làm ảnh hưởng đến chức năng phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp. Viêm phế quản phổi là một dạng viêm phổi ảnh hưởng đến cả phế quản và phế nang bên của phổi.
Bệnh viêm phế quản phổi nguy hiểm thế nào?
Bệnh viêm phế quản phổi có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn trao đổi khí, viêm nhiễm dẫn đến phù nề, hẹp đường thở dẫn đến khó thở, thậm chí suy hô hấp. Nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe phổi là tình trạng vi khuẩn lây lan đến phổi tạo thành các ổ nhiễm trùng, có mủ trong nhu mô phổi.
- Viêm phổi là một căn bệnh trong đó phổi bị vi khuẩn và vi rút tấn công làm lây nhiễm các mô xung quanh, bao gồm tiểu phế quản, ống dẫn phế nang và túi phế nang.
- Tràn dịch màng phổi là tình trạng phổi chứa nhiều dịch, khiến bệnh nhân kiệt sức, diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong
- Nhiễm trùng huyết là tình trạng hệ thống miễn dịch bị vi khuẩn, vi rút tấn công và mất chức năng lọc vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu.
Ở giai đoạn nặng, khả năng tử vong tương đối cao nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 51.811 ca tử vong vì căn bệnh này mỗi năm. Đây cũng là bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi
Viêm phế quản phổi được chia thành 2 giai đoạn với những biểu hiện cụ thể như sau:
Viêm phế quản phổi khởi phát
Ở giai đoạn đầu, bệnh có triệu chứng không rõ ràng dễ nhầm với cảm cúm, cảm lạnh: tăng dần sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
Khi chuyển sang giai đoạn khởi phát đột ngột, các triệu chứng về hô hấp dần xuất hiện: sốt cao, khó thở, ho dai dẳng, có thể ho khan hoặc ho có đờm, khó tiêu, chán ăn, nôn mửa
Viêm phế quản phổi toàn phát
Đây là giai đoạn bệnh nặng, các triệu chứng hô hấp của bệnh biểu hiện rõ hơn: sốt cao, không phản ứng với thuốc hạ sốt, ho từng cơn hoặc ngắt quãng, có thể khan hoặc đặc, ho ra đờm; khó thở, thở khò khè, tức ngực; tím tái, co giật; sốt cao hoặc không và hạ thân nhiệt (triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng).
Trong trường hợp nhiễm độc nặng có thể xuất hiện tình trạng da xanh xao, môi khô, lưỡi bẩn. Căn bệnh này có các triệu chứng gần giống với bệnh viêm phổi nên thường bị nhầm lẫn. Việc chẩn đoán thích hợp phải dựa trên các phương pháp xét nghiệm để xác định loại vi rút. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng điển hình như: ho có đờm vàng hoặc xanh, sốt cao, ớn lạnh, đau ngực, môi xanh do thiếu oxy, buồn nôn, …
Đặc biệt, viêm phế quản phổi ở trẻ em rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh, cha mẹ cần cho trẻ đến ngay bệnh viện cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị kịp thời.
Tham khảo: Cách phòng bệnh viêm phế quản cấp từ những điều nhỏ nhặt
Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản phổi?
Phần lớn các trường hợp bị bệnh là do virus xâm nhập, sau đó phát triển thành bội nhiễm vi khuẩn tại phế nang và các tổ chức xung quanh. Một số trường hợp là do cả virus và vi khuẩn tấn công cùng lúc. Ta có thể thấy nấm và ký sinh trùng ít gặp hơn trong việc gây nhiễm trùng phế quản phổi. Những tác nhân gây nên bệnh viêm phế quản phổi như:
- Virus: Vi rút là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh. Các loại virus có thể kể đến như Adenovirus, virus cúm, Rhinovirus, virus RSV, virus sởi
- Vi khuẩn: Chlamydia, Khuẩn phế cầu, nhóm vi khuẩn gây mủ, khuẩn liên cầu, khuẩn E.coli, Streptococcus pneumoniae và Haemophilus cúm loại b (Hib). Tuy nhiên, chúng có tỷ lệ gây bệnh thấp hơn so với các chủng virus.
- Nấm: Aspergillus và Candida albicans
- Ký sinh trùng: Pneumocystis carinii
Ngoài ra, các yếu tố như khói thuốc lá độc hại, môi trường bị ô nhiễm, ô nhiễm không khí cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phế quản. Vi rút và vi khuẩn tràn vào phế quản qua đường thở (mũi và họng), khiến chất lỏng, bạch cầu và chất thải tích tụ trong phế quản ứ đọng và làm gián đoạn sự trao đổi khí trong phế quản.
Bệnh nhân có hệ miễn dịch thấp hoặc suy yếu hơn so với người bình thường, cơ thể có thể dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân có hại hơn. Sự ảnh hưởng của các bệnh như trào ngược dạ dày, nhiễm trùng phổi, các bệnh về phổi là nguyên nhân khiến phổi và phế quản bị tổn thương, dễ dẫn đến nhiễm trùng và từ đó viêm phế quản. Thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để tình trạng kích ứng niêm mạc hô hấp xảy ra, dẫn tới sưng – viêm phế quản.
Tham khảo: Viêm phế quản ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và phòng tránh
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản phổi? Giải pháp?
Ngày nay, ô nhiễm môi trường ngày càng tồi tệ hơn, chúng ta phải tiếp xúc nhiều hơn với nhiều yếu tố ô nhiễm từ nhà ở cho đến tham gia giao thông, hay nơi làm việc, …Việc tiếp xúc một cách thường xuyên và liên tục với các yếu tố ô nhiễm khiến cho tình trạng phát sinh bệnh tật trở nên phổ biến hơn đặc biệt đối với viêm phế quản.
Khói bụi do chạy xe khi tham gia giao thông, làm việc trong các nhà máy xí nghiệp cũng là một trong những tác nhân ô nhiễm gây ra bệnh viêm phế quản phổi. Các hạt bụi mịn có khả năng di chuyển theo đường thở, xâm nhập vào phế quản, gây viêm nhiễm, thậm chí ăn sâu và trở thành ổ bệnh trong phế nang của bệnh nhân.
Mặc dù môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản đã rõ ràng nhưng để có thể phòng tránh được bệnh thì rất khó thoát khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm đối với bản thân. Tuy nhiên, có một số biện pháp dự phòng tích cực có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phế quản như:
Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống
Làm sạch khu vực giúp loại bỏ các yếu tố ô nhiễm gây ra bệnh viêm phế quản để có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh. Quét dọn, lau chùi nhà ở thường xuyên. Tuy nhiên ô nhiễm môi trường là vấn đề lớn của cả thế giới, để bảo vệ mình khỏi bụi bẩn, bạn có thê sử dụng các thiết bị lọc bụi như máy lọc không khí để có một bầu không khí tốt nhất cho gia đình bạn
Thay đổi môi trường sống
Thay đổi môi trường sống có thể được coi là một trong những mẹo hữu ích giúp con người phòng tránh bệnh viêm phế quản phổi. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để lọc sạch không khí trong không gian sinh sống, đem đến luồng khí trong lành, mát mẻ.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phế quản phổi, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như các triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi, cách nhận biết và giải pháp phòng ngừa bệnh
Trả lời