Hầu hết mọi người đều hít thở sai cách?
Hít thở là hoạt động thường xuyên và bản năng của con người. Do đó gần như tất cả mọi người đều hít thở một cách vô thức. Không nhiều người nghĩ phải rèn luyện để có cách hít thở đúng. Việc hít thở sai cách sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của phổi và dẫn đến vô vàn vấn đề sức khỏe khác. Những hậu quả đó là gì, biểu hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu với Máy lọc Htech ngay sau đây!
Xem thêm: Máy lọc Htech
Biểu hiện của hít thở sai cách
Khi hít thở, cơ hoành vận động để không khí đi vào phổi một cách tối đa, làm cho khoang ngực mở rộng, phổi căng lên. Khi vào phổi, không khí được tách thành oxi cho hệ tuần hoàn và các tế bào khác sau đó thải carbon dioxide ra ngoài.
Hít thở là bản năng nhưng không phải ai cũng biết hít thở đúng cách. Theo các bác sĩ, việc hít thở sai cách sẽ được biểu hiện qua các vấn đề sau đây:
Thở dài thường xuyên
Tình trạng này xảy ra khi khỉ 1/3 dung tích phổi tham gia vào hoạt động hô hấp hít vào thở ra, lượng khí còn lại, đặc biệt là carbon dioxide ứ đọng ở 2/3 dung tích phổi còn lại. Khi nồng độ carbon dioxide đạt đến ngưỡng bắt buộc phải đẩy ra sẽ làm cho bạn thở dài.
Thở dài là thói quen nhằm giữ hơi thở. Đây là hoạt động cải thiện hô hấp nhưng thở dài thường xuyên là không nên. Với mỗi lần thở dài, cơ thể sẽ phải cố lọc lượng oxi theo bản năng. Thở dài nhiều chứng tỏ hô hấp đang có vấn đề và cần được điều chỉnh.
Ngáp thường xuyên
Thở nông thiếu oxi là nguyên nhân dẫn đến ngáp thường xuyên. Nếu hít thở đúng cách, hầu hết phế nang sẽ tham gia vào quá trình trao đổi khí, như vậy trong trạng thái thư giãn thì chỉ cần thở 5 đến 8 lần là đủ. Nhưng vì thở nông nên số lần thở tăng, có thể lên 20 nhịp/ phút mà vẫn không đủ oxi. Do đó thỉnh thoảng phải ngáp để có thêm không khí.
Nghiến răng vào ban đêm
Thiếu oxi là một trong các yếu tố gây ra tình trạng nghiến răng vào ban đêm. Nguyên nhân là do căng thẳng hoặc thở nông. Hít thở sai cách thường và nghiến răng thường đi kèm với nhau.
Đau vai gáy
Khi hít thở sai cách sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxi ở các cơ vùng vai gáy, gây ra hiện tượng đau vai gáy thường xuyên, thậm chí kéo dài.
Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và buồn ngủ
Não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxi, nên khi hít thở không đúng cách, hơi thở không hiệu quả như bình thường, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, uể oải và buồn ngủ.
Xem thêm: Hít thở sâu đúng cách cải thiện sức khỏe như thế nào?
Các cách hít thở sai lầm hay mắc phải
Việc kiểm soát hơi thở đúng cách là điều quan trọng. Nhất là với những người tập thể dục thì đây là một trong những kỹ năng đầu tiên phải nắm thật rõ. Để tránh những sai lầm khi hít thở thì cần phải biết những sai lầm đó là gì. Các cách hít thở sai lầm mọi người hay mắc phải bao gồm:
Nín thở quá lâu
Đôi khi trong lúc tập luyện, có những động tác yêu cầu phải chịu lực cao, thì việc nín thở là cần thiết. Nhưng nếu chưa chuẩn bị kĩ buộc cơ thể phân phối hơi thở không đều, dẫn đến nín thở lâu hơn. Hậu quả xảy ra là mặt tái nhợt, hoa mắt, đau đầu, loạng choạng… Có nhiều người thường hít một hơi rồi thực hiện liên tục động tác 2 – 3 lần đẩy ngực sau đó mới thở ra và mặt đỏ bừng bừng.
Thở nhanh
Nhịp thở và trạng thái tâm lý liên quan chặt chẽ với nhau. Khi bạn sợ hãi, nóng giận, mệt mỏi hay căng thẳng, hơi thở của bạn sẽ rất nhanh. Trong quá trình tập luyện ở những người mới bắt đầu, có lẽ do tâm lí nên đôi khi quá vội vàng thực hiện động tác dẫn đến hơi thở rất nhanh và gấp.
Thở ngược
Đây là biểu hiện ít khi xảy ra, nhưng khi xảy ra hậu quả của nó để lại khá nghiêm trọng. Vấn đề là do người tập khá vội vàng trong những động tác làm cho nhịp thở bị dồn lên nén xuống không đều, dẫn đến máu lưu thông không đều, mặt đỏ bừng lên khi kết thúc tập.
Xem thêm: Vốn tưởng như bẩm sinh đã biết nhưng tại sao phải tập thở?
Các vấn đề gặp phải khi hít thở sai cách
Hít thở không chỉ có nhiệm vụ đưa oxi vào cơ thể mà còn là hoạt động bơm của dịch não tủy quanh não và tủy sống ta. Dịch não tủy rất quan trọng vì nó nuôi dưỡng và bảo vệ các thành phần quý giá nhất của hệ thần kinh trung ương. Hít thở làm nhiệm vụ bơm thông qua việc kéo dài và uốn cong nhẹ cột sống, điều này xảy ra khi phổi hít và thải khí ra ngoài.
Mặt khác, cơ thể thường hít thở khoảng tầm 20.000 lần mỗi ngày. Điều này có nghĩa là nếu hít thở không đúng cách thì số lần dịch não tủy không được bơm đúng cách cũng lên đến 20.000 lần mỗi ngày. Nói cách khác não và tủy sống không được nuôi dưỡng thích hợp khi hít thở sai cách, dẫn đến vô vàn vấn đề trên toàn cơ thể.
Một trong những vấn đề có thể phát sinh nếu hít thở sai cách là chứng đau lưng dưới mãn tính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra đau lưng dưới có mối quan hệ chặt chẽ với hít thở sai cách, dù không hoàn toàn là mối quan hệ nhân quả nhân quả, nhưng có bằng chứng chứng minh chúng có mối liên hệ mật thiết.
Khi dịch não tủy do thiếu chuyển động của cột sống khi thở mà không được bơm đúng cách, cơ thể thường sẽ điều chỉnh tư thế để bù đắp. Hơi nghiêng về phía trước hoặc vấn đề tăng huyết áp có thể bị ở nhiều người, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đau mỏi vai gáy, cổ, lưng, vẹo cột sống… Nếu càng thở sai cách, những điều chỉnh tư thế càng nghiêm trọng hơn. Tại thời điểm nhất định, có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm do áp lực được tác động liên tục lên một bên của đĩa đệm. Kết hợp với sự thiếu hụt dịch não tủy trong khu vực làm các rễ thần kinh dễ bị co cứng và sẽ gây ra đau lớn, cản trở các hoạt động của bạn.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dòng chảy và sự tương tác của dịch não tủy với các bộ phận khác của não có khả năng tác động trực tiếp đến sự khởi phát của các vấn đề về thần kinh như Alzheimer, động kinh hay đột quỵ.
Xem thêm: 9 bài tập thở giúp bạn thư giãn, giải tỏa stress
Hít thở sai cách trong tập luyện gây hậu quả gì?
Với việc hít thở sai cách trong hô hấp bình thường đã có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Hít thở sai cách khi tập luyện sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các vấn đề đó. Một số cách hít thở sai khi tập luyện có thể kể đến như:
Thở ngắn, không sâu trong các bài tập căng cơ vai và nhăn mặt (đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp…) sẽ khiến bạn nhanh mệt mỏi, không đạt hiệu quả mong muốn của bài tập. Bởi lẽ, cách thở như vậy ngăn cản việc đào thải carbon dioxide ra ngoài cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, đau đầu, có thể phải bỏ tập giữa chừng.
Để khắc phục, hãy thư giãn phần vai và mặt khi tập các bài tập aerobic; cố gắng hít bằng mũi và thở bằng miệng để cân bằng hô hấp. Khi tập các bài tập tăng cường sức mạnh, hãy cố gắng thở hết ra như khi bạn đang nâng một vật nặng để dễ dàng hơn khi thực hiện các tư thế và di chuyển.
Không hít thở sâu khi giảm mỡ bụng khiến carbon dioxide không được giải phóng hết. Muốn giảm mỡ bụng sẽ phải làm cho cơ hoành co bóp để lấy không khí mới vào phổi và đẩy toàn bộ khí độc, khí cũ ra ngoài. Nhưng nếu hóp bụng lâu và cơ hoành bị bó hẹp, dẫn đến hơi thở yếu và nông, khoảng 30% carbon dioxide vẫn sót lại trong phổi. Vì vậy, cần phải tập hít thở sâu để cơ hoành co bóp thoải mái, có thể làm giảm triệu chứng lo âu và huyết áp, hạn chế được tình trạng béo phì do lo âu, căng thẳng.
Xem thêm: Bạn đã hít thở đúng cách khi tập thể dục?
Như vậy, hít thở sai cách khi hoạt động thể chất nói riêng và trong hô hấp bình thường nói chung rất ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ thể. Chính vì vậy bạn cần phải lưu tâm hơn nữa đến vấn đề hít thở đúng để có một cơ thể khỏe mạnh.
Trả lời