Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân và triệu chứng để phòng tránh
Viêm phế quản là một trong những căn bệnh nguy hiểm xảy ra phổ biến hiện nay, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh bất thường. Nếu bệnh viêm phế quản không được kịp thời chữa trị thì sẽ rất dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Vậy viêm phế quản là gì? Nguyên nhân gây bệnh và những triệu chứng của căn bệnh này là gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là bệnh lý của đường hô hấp dưới liên quan đến tình trạng niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng và từ đây dẫn đến các phản ứng viêm nhiễm. Phế quản là các ống mà không khí di chuyển qua đó. Viêm phế quản thường ho ra đờm đặc.
Bệnh viêm phế quản trong tiếng anh được gọi là Bronchitis. Bệnh là tình trạng viêm màng nhầy bao quanh phế quản. Đường thở nối khí quản với phổi và phế quản bị tổn thương khiến không khí khó lưu thông qua phế quản và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.
Căn bệnh hô hấp này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Trong đó, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già hay người mắc các bệnh về đường hô hấp là đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản nhất.
Viêm phế quản được các chuyên gia chia thành hai nhóm gồm:
- Viêm phế quản cấp tính: Nhiễm trùng ngắn hạn gây ra đường hô hấp trong phổi bị sưng và chứa đầy chất nhầy. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần.
- Viêm phế quản mạn tính: kích thích các ống phế quản một cách liên tục và kéo dài trong thời gian khá lâu từ vài tháng cho đến vài năm. Tình trạng mạn tính nguy hiểm hơn so với cấp tính
Viêm phế quản triệu chứng
Sốt cao
Khi các virus tấn công vào cơ thể, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ tăng cường hoạt động và phản ứng lại tiêu diệt chúng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể. Vì thế khi phế quản bị viêm nhiễm bệnh nhân có thể phải trải qua những cơn sốt có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày nếu người bệnh bị viêm phế quản cấp tính.
xem thêm: Cách phòng bệnh viêm phế quản cấp từ những điều nhỏ nhặt
Khó thở, tức ngực
Tổn thương phế quản khiến đường thở của cơ thể bị thu hẹp, gây khó thở, thở khò khè và thường tức ngực. Đặc biệt ở bệnh nhân hen phế quản có biểu hiện lợm giọng, bệnh vĩnh viễn chuyển thành hen suyễn.
Ho có đờm, ho khan: Không chỉ sốt, khó thở, tức ngực, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng ho khác. Phế quản co bóp liên tục, kéo theo đó là chất nhầy tích tụ lại, người bệnh xuất hiện những cơn ho, nhất là khi ho về đêm.
Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
Khi người bệnh bị viêm phế quản, bệnh nhân luôn cảm thấy toàn cơ thể như không có sức lực, mệt mỏi khó chịu vì ho dai dẳng và sốt kéo dài. Cơ thể uể oải, thiếu sức sống và luôn có cảm giác chán ăn.
Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản
Theo số liệu thống kê từ các tổ chức y tế, chứng viêm phế quản có đến khoảng 80% do các loại virus vi khuẩn tấn công.
Hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm là nguyên do cho các virus đi vào cơ thể và phát tán bệnh. Trong đó, virus phổ biến nhất là virus RSV, virus cúm, virus sởi, Rhinovirus và Adenovirus,…Ngoài ra, bệnh nhân có thể mắc bệnh do các yếu tố khách quan tác động từ môi trường sống xung quanh cũng như sự chủ quan trong lối sống của chính bản thân. Những yếu tố đó gồm:
Thời tiết thay đổi thất thường
Bệnh viêm phế quản cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều điều kiện thời tiết. Thông thường bệnh phát triển dễ dàng vào mùa hè hoặc mùa đông. Những thay đổi bất thường về nhiệt độ và không khí dẫn đến kích thích niêm mạc của hô hấp. Các bệnh nhân ở đó dễ bị viêm phế quản hoặc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Tham khảo: Viêm phế quản ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và phòng tránh
Ô nhiễm môi trường
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói, hóa chất có nguy cơ cao bị tổn thương phế quản. Không khí bị ô nhiễm khiến cho phế quản bị tiết nhiều đờm một cách liên tục. Đây là nguyên nhân để vi khuẩn có môi trường thuận lợi để sinh sôi và phát triển.
Tuổi tác
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và người cao tuổi là những nhóm người có hệ miễn dịch kém và sức đề kháng yếu hơn. Cơ thể của nhóm người này dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và virus nhưng lại không có khả năng chống kháng. Chính vì thế nhiều cơ quan hô hấp và phế quản dễ bị tổn thương.
Hút thuốc lá
Phổi và phế quản của những người hút thuốc lá thường rất dễ bị nhiễm các chất ô nhiễm trong khói thuốc. Cụ thể là nicotin, đây là một chất có thể nhiễm vào niêm mạc đường hô hấp và gây ung thư phổi.
Bệnh lý về dạ dày
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, ợ chua hoặc nôn trớ không chỉ làm tăng nguy cơ viêm họng mà còn có thể gây viêm phế quản do niêm mạc của bệnh nhân bị kích thích và thường xuyên bị chấn thương
Điều trị viêm phế quản
Phương pháp Tây học
Phương pháp điều trị bằng Tây y là hướng điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì thuốc Tây cho hiệu quả điều trị khá nhanh, tuy nhiên người bệnh cũng nên biết rằng thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài.
Có một số nhóm thuốc Tây được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân như:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Erythromycin, Clarithromycin, Cefaclor, Ciprofloxacin, Penicillin,…Tùy từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
- Nhóm thuốc giảm ho: Codein, Atussin, Codepect, Rhumenol, Neo Codion,… Phù hợp với các bệnh nhân có triệu chứng ho thắt, ho khó thở.
- Nhóm thuốc long đờm: Acetylcystein, Natri benzoat, Terpin hydrat,… Giúp bệnh nhân giảm khó thở và tức ngực do đờm tắc nghẽn ở họng.
- Thuốc chống viêm: Ngoài ra, bệnh nhân khi gặp các triệu chứng bệnh kéo dài thuốc thể sử dụng thuốc chống viêm và Steroid Glucocorticoid giúp ngăn ngừa viêm mãn tính.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Tham khảo: Viêm phế quản phổi gần bạn như thế nào khi không khí ô nhiễm?
Điều trị viêm phế quản bằng các bài thuốc Đông y được đánh giá không những mang lại hiệu quả tốt mà còn đảm bảo an toàn, lành tính. Các bài thuốc Đông y vừa điều trị bệnh, cải thiện chức năng các tạng phủ vừa tăng cường bồi bổ khí huyết và tăng cường sức khỏe.
Bài thuốc 1
Vị thuốc gồm có: chỉ xác, tiền hồ, cam thảo, sinh khương, hạnh nhân, cát cánh, trần bì, tô diệp.
Cách sử dụng:
Bạn mang các nguyên liệu này sắc với 1000ml nước. Phần thuốc thu về bằng 1/3 lượng nước sắc ban đầu. Người bệnh chia thuốc làm 3 bữa nhỏ và sử dụng đều đặn mỗi ngày. Thuốc nên uống khi còn ấm sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2
Vị thuốc gồm có: ngũ vị tử, bán hạ, quế chi, cam thảo, ma hoàng, cam thượng, tế tân.
Cách sử dụng:
Các vị thuốc trên chúng ta sử dụng ấm hoặc nồi sắc thuốc cùng 800 – 1000ml nước. Bạn sắc cho đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát con. Phần thuốc chúng ta chia 3 bữa và uống hết trong ngày, thuốc để sang ngày hôm sau sẽ làm giảm các dược tính.
Dân gian chữa bệnh viêm phế quản
Nếu như người mới bị viêm phế quản, các triệu chứng còn nhẹ thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo vặt tại nhà, các mẹo này cũng khá lành tính với các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh như sau:
Lá rau diếp cá
Dùng 1 nắm lá rau diếp cá, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút. Lá được rửa sạch, sau đó nghiền hoặc nghiền nát và lấy nước cốt. Bệnh nhân thêm 1 thìa mật ong và nước trái cây và uống ngày 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Lá trầu không
Dùng lá trầu không đã rửa sạch và sau đó xay nhuyễn. Sau đó có thể cho thêm một chút nước lọc đổ vào hỗn hợp vừa xay, khuấy đều và lọc lấy phần nước cốt lá trầu. Người bệnh có thể pha 1-2 thìa mật ong uống nước lá trầu vào 2 buổi sáng và tối mỗi ngày. Nước ép lá trầu nên uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
Viêm phế quản uống thuốc gì?
Bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng như
- Thuốc kháng sinh: Trên thực tế, nhóm thuốc này không mang lại công dụng đáng kể nào trong việc điều trị bệnh viêm phế quản, tuy nhiên bác sĩ có thể kê đơn để giảm nguy cơ nhiễm trùng nếu sức đề kháng thấp
- Thuốc ho: Thường được dùng để điều trị bệnh viêm phế quản có dấu hiệu bệnh quá phát. Thuốc ho được sử dụng để tránh nguy cơ tổn thương cổ họng và phế quản của bệnh nhân và khắc phục chứng mất ngủ do ho
- Các loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể sử dụng ống hít và kê đơn khác thuốc để giảm viêm và mở các ống hẹp trong phổi
Ngược lại, đối với người bệnh viêm phế quản mãn tính thì phải phục hồi chức năng. Liệu pháp này thường giống như một chương trình thể dục giúp người bệnh dễ dàng trong việc thở và tăng khả năng vận động.
Xem thêm: viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không
Viêm phế quản có nguy hiểm không
Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không và ảnh hưởng đến sức khỏe là một trong những vấn đề khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản là: ho, sốt, chảy nước mũi, có đờm, khò khè, thở khò khè,… một số có biểu hiện khó thở. Bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày mà còn dễ gây ra những biến chứng tiêu cực có hại cho sức khỏe người bệnh, biến chứng nguy hiểm của các bệnh viêm phế quản như viêm phổi, hen phế quản, các bệnh tim mạch,…
Viêm phế quản có lây không
Một trong những vấn đề liên quan đến căn bệnh này khiến nhiều người quan tâm đó là bệnh viêm phế quản có lây không. Trên thực tế, có nhiều nguy cơ lây nhiễm khi nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở người lớn và trẻ em là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn từ người này sang người khác bằng cách ho hoặc hắt hơi. Vì vậy dùng máy lọc không khí để bỏ đi những vi khuẩn, virus lây lan ấy là điều rất cần thiết.
Vì vậy để tránh nguy cơ lây nhiễm, người bệnh và người không bị bệnh nên tập các thói quen như rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc ra ngoài, ho vào khăn tay. Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch kém.
Trên đây là những kiến thức của chúng tôi về bệnh viêm phế quản. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn phòng ngừa được căn bệnh quái ác này.
Trả lời