Triệu chứng cảnh báo ung thư khoang miệng không thể bỏ qua
Có khi nào bạn đã từng bị nhầm lẫn những dấu hiệu ung thư miệng với các tình trạng loét miệng, nhiệt miệng chưa?… Nếu không kịp thời phát hiện sớm ung thư miệng sẽ có nguy cơ bệnh tiến triển nặng sẽ có thể gây ra nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Vậy sau đây là các triệu chứng cảnh báo ung thư khoang miệng không thể bỏ qua:
Ung thư miệng là một loại ung thư phát triển trong các mô của miệng hoặc cổ họng của con người, và có thể xảy ra ở lưỡi, amidan, nướu và các bộ phận khác của miệng. Cũng như các bệnh ung thư khác, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tăng cơ hội điều trị thành công hơn. Vậy sau đây là một số thông tin về triệu chứng cảnh báo ung thư khoang miệng không thể bỏ qua.
Triệu chứng cảnh báo ung thư khoang miệng không thể bỏ qua
Triệu chứng ung thư miệng trong giai đoạn đầu:
Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn trong miệng: Thông thường ở giai đoạn đầu của ung thư khoang miệng người bệnh không cảm thấy đau đớn quá mức hoặc chỉ đau ở một vị trí nào đó trong miệng khi ta chạm vào. Cũng có trường hợp có vết loét da trong miệng gây đau, dẫn đến khối u có thể xâm lấn đến các dây thần kinh xung quanh gây nên cảm giác đau ở khoang mũi họng và đau trong bên tai.
Ngoài ra ung thư khoang miêng ở giai đoạn đầu sẽ có triệu chứng như: Cảm giác vướng trong khoang miệng, có thể kèm theo nuốt đau.Tăng tiết nước bọt, đôi khi có máu và nói khó.
Sẽ cảm thấy nhức đầu: lan tỏa, âm ỉ, thường ở một bên, đau lan lên tai.
Có thể phát hiện tình cờ khi đi khám một bệnh lí khác mà không có một triệu chứng lâm sàng.
Triệu chứng ung thư miệng trong giai đoạn cuối
Những triệu chứng nào của ung thư khoang miệng giai đoạn cuối ?
Một số biểu hiện ung thư khoang miệng giai đoạn cuối rất phức tạp hơn so với giai đoạn đầu,và khó điều trị hơn rất nhiều do ung thư không còn giới hạn ở khoang miệng. Triệu chứng ung thư khoang miệng giai đoạn cuối là một tập hợp của các triệu chứng biểu hiệu bệnh ở vị trí khối u khởi phát và đã di căn.
Màu sắc niêm mạc sẽ thay đổi: Khi niêm mạc khoang miệng có sự thay đổi về màu sắc theo hướng nhợt màu hoặc đen lại tức là đang có sự thay đổi tế bào ở biểu mô niêm mạc miệng. Ngoài ra còn có trường hợp niêm mạc miệng trở nên xơ cứng, dày và thô hơn so với giai đoạn trước, có ban đỏ hoặc trắng bợt thì đó là sự cảnh báo ung thư đã biến chứng bạn nên chú ý hơn.
Sẽ bị chảy máu trong khoang miệng: Đây được coi là một triệu chứng nguy hiểm của ung thư khoang miệng mà người bệnh nên chú ý theo dõi sức khỏe.Khối u đã phát triển mạnh nên dù chỉ là tiếp xúc nhẹ cũng sẽ bị chảy máu.
Vận động miệng sẽ trở nên khó khăn: Khi khối u xâm lấn xương hàm và cơ đóng mở miệng nên khả năng vận động của miệng để đóng mở cơ miệng gặp nhiều khó khăn.
Vận động tri giác và lưỡi kém: Người mắc bệnh ung thư khoang miệng cũng bị giảm tính linh hoạt của lưỡi và khó khăn trong các hoạt động nói, nuốt, nhai. Cũng đã có những trường hợp lưỡi sẽ bị tê và mất cảm giác khi ăn. Bên cạnh đó, người mắc bệnh còn có những bất thường khác như: chảy máu mũi không xác định được rõ nguyên nhân, dây thần kinh mặt bị tê,…
Rất đau khoang miệng và cơ quan xung quanh: Do sự gia tăng kích thước cũng như sự khuếch tán của các tế bào ung thư mà các dây thần kinh trong khoang miệng bị chèn ép, từ đó khiến bệnh nhân gặp phải đau đớn rất khó chịu.bênh cạnh đó người bị ung thư khoang miệng sẽ khó chịu không chỉ xảy ra trong khoang miệng và nó còn kéo đến cả mũi họng và tai, ảnh hưởng cực lớn đến ăn uống cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Bất thường ở răng, xương hàm: Trên khuôn mặt người bệnh dễ bị lệch đi vì xương hàm bị sưng to; răng đột nhiên lung lay và rụng gây nên tình trạng khó nhai, khoang mũi họng đau, tê,… đây cũng được xem là những dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng.
Di căn hạch: Điều đáng chú ý tế bào ung thư khoang miệng lan rộng ra các hạch bạch huyết xung quanh (ung thư di căn) nên ở giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ cảm thấy cổ xuất hiện các hạch với kích thước khác nhau, tần suất mọc cũng nhanh và dày hơn.
Khi bước vào giai đoạn cuối bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu tiêu cực như tâm lý bất ổn,không trách được cáu gắt, chán ăn dẫn đến sụt cân nhanh, cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược và dẫn đến mệt mỏi..
Tìm hiểu thêm: ung thư amidan
Hình ảnh ung thư khoang miệng
Chăm sóc bệnh ung thư khoang miệng
Những bệnh nhân đang điều trị ung thư thường có thay đổi trong khoang miệng. Cần theo dõi 1-3 tháng/lần trong năm đầu tiên, 4-6 tháng/lần trong năm thứ hai, 8 tháng/lần trong các năm tiếp theo. Sau 5 năm có thể tái khám 1 năm/lần.Và khám lâm sàng: đánh giá tái phát tại chỗ, di căn hạch.
Chế độ dinh dưỡng: Nên chuẩn bị bệnh nhân các chế độ ăn đặc biệt, nhiều dinh dưỡng, khẩu phần cân đối.
Bên cạnh đó điều trị các bệnh răng miệng và chăm sóc răng miệng trong quá trình điều trị. Chuẩn bị tốt dụng cụ cố định bệnh nhân, tốt nhất dùng mặt nạ nhựa plastic đặc dụng.
Để trách mắc bệnh thì mọi người nên hạn chế không hút thuốc lá và uống rượu, ăn trầu…và các yếu tố nguy cơ gây ung thư để giảm nguy cơ bệnh, khi có bất thường vùng họng miệng đến khám chuyên khoa để phát hiện sớm.
Trên đây là các triệu trứng của bệnh nhân bị mắc ung thư khoang miêng. Hãy đọc và những kiến thức giúp bạn có thể bảo vệ tốt sức khỏe và có thể sớm phát hiện ra bệnh để tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất. Ngoài ra khói bụi, thuốc lá ngay nay cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, vậy nên hãy tham khảo máy lọc không khí để giảm thiểu tác hại của khói bụi và mang đến cho bạn có cuộc sống tốt nhất.
Tham khảo: máy lọc htech
Trả lời