Tìm hiểu về bệnh sởi – những điều cần lưu ý
Bệnh sởi có lẽ không còn xa lạ với các gia đình có con nhỏ bởi khi trẻ chưa đầy một tuổi, các bậc phụ huynh đã phải đưa trẻ đi tiêm phòng sởi tại các trung tâm y tế địa phương hay tại bệnh viện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh sởi, thấy được sự phổ biến và dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi. Bên cạnh đó, giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh sởi.
Bệnh sởi ngày nay có phổ biến không?
Về câu hỏi bệnh sởi có phổ biến không, thì câu trả lời là có. Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm khá phổ biến, đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo số liệu thống kê, có hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh sởi ở người có độ tuổi dưới 20. Mặc dù đã có vắc xin tiêm phòng bệnh sởi nhưng số người mắc và tử vong vẫn ở mức cao.
Hàng năm, ghi nhận hàng nghìn ca bệnh tử vong do sởi. Đây là căn bệnh không có thuốc đặc trị, chỉ có các biện pháp dự phòng. Vì vậy, khi bị mắc bệnh sởi cần đến khám và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để tránh những hậu quả và biến chứng nghiêm trọng.
Tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em là gì?
Có rất nhiều người băn khoăn về căn bệnh này, không biết bệnh sởi là bệnh gì và bệnh sởi lây qua đường nào. Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây dịch. Bệnh sởi do virus Paramyxovirus gây nên, là virus có đường kính 120-150nm, có dạng hình cầu. Tuy nhiên virus này do có sức chịu đựng kém nên dễ bị tiêu diệt bởi accs thuốc khử trùng hoặc sức nóng có nhiệt độ khoảng 546oC.
Sởi thường xuất hiện vào khoảng thời gian có nhiệt độ ẩm thấp như màu xuân và đông. Virus sởi có hai kháng nguyên có 2 kháng nguyên và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin) và kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin). Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy,..
Đường lây bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, lây qua 2 phương thức trực tiếp và gián tiếp. Với phương thức trực tiếp, sởi có thể lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân giao tiếp, hắt hơi, ho. Lúc này, các giọt nước nhỏ chứa virus sởi bắn ra ngoài, người khác có thể sẽ hít vào hoặc tiếp xúc với các bề mặt dính virus bị bắn ra đó. Trường hợp lây gián tiếp ít gặp hơn bởi virus sởi dễ bị tiêu diệt trong điều kiện ngoại cảnh.
Đây là là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, người lớn với tốc độ lây lan cao. lây qua đường không khí, rất dễ trở thành dịch bệnh đối với những người có sức đề kháng yếu hoặc có khả năng miễn dịch kém. Tùy thuộc vào thể trạng của Bệnh sởi từng người mà bệnh sẽ để lại những biến chứng khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
Sởi có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong bất cứ độ tuổi nào. Tùy vào thể trạng, sức đề kháng của từng người mà bệnh sẽ có những biểu hiện, biến chứng khác nhau. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh sởi là: sốt, phát ban, chảy nước mũi, mắt đỏ, ho có đờm,..Các triệu chứng này thường xuất hiện sau 7-14 ngày bệnh nhân tiếp xúc với virus gây bệnh.
Các dấu hiệu của sởi được chia thành 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: Ủ bệnh, thời gian từ 7 đến 14 ngày. Giai đoạn này chưa có triệu chứng
Giai đoạn 2: Khởi phát, thời gian từ 3 đến 4 ngày. Người bệnh có dấu hiệu sốt cao, sổ mũi, ho khan, mắt đỏ. Nổi ban( đốm Koplik), là dấu hiệu chỉ điểm, xuất hiện vào ngày thứ hai. Đốm Koplik xuất hiện và biến mất rất nhanh chóng, chỉ từ 12 đến 24 giờ.
Giai đoạn 3: Toàn phát, thời gian kéo dài từ 2 đến 5 ngày. Sau khi các hạt Koplik biến mất sẽ bùng phát phát ban. Ban đầu là các đốm nhỏ sần lên bề mặt da, sau đó xuất hiện thành từng cụm hoặc riêng lẻ. Ban sởi nổi sau trai, trán rồi mới lan rộng ra khắp cơ thể.
Giai đoạn 4: Giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn này, các nốt phát ban mờ dần, bong vảy và để lại thâm. Bệnh sẽ tự khỏi nếu như không xuất hiện biến chứng. Trường hợp xuất hiện biến chứng ho thì bệnh sẽ hồi phục sau 1-2 tuần.
Một số câu hỏi về bệnh sởi
Bệnh sởi được rất nhiều người quan tâm và có rất nhiều câu hỏi về bệnh sởi mà đa số mọi người đều muốn biết để có thể có những biện pháp phòng, tránh bệnh sởi một cách tốt nhất. Dưới đây là hai câu hỏi thu hút được nhiều sự chú ý.
Câu hỏi bị sởi uống thuốc gì
Hiện nay, sởi chưa có thuốc đặc trị. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc sau để tăng sức đề kháng cho cơ thể, khắc phục các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng.
Thuốc phải được dùng phù hợp theo giai đoạn bệnh và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn hãy đến khám tại cơ sở uy tín để nhận được điều trị từ bác sĩ bởi biến chứng từ sởi là rất nguy hiểm.
Câu hỏi vắc xin sởi rubella là gì, sởi tiêm mấy mũi
Vắc xin Sởi – Rubella là vắc xin phối hợp để phòng cả bệnh Sởi và bệnh Rubella. Sau khi tiêm 1 liều vắc xin này cho trẻ, đối với trẻ 9 tháng tuổi, khả năng miễn nhiễm bệnh là 85%, đối với trẻ 12 tháng tuổi, khả năng lên đến 95%. Vắc xin sởi-Rubella khá an toàn, khả năng xảy phản ứng phụ với vắc xin thấp. Sốt là một phản ứng thường gặp nhất của cơ thể sau khi tiêm vắc xin.
Bên cạnh đó, còn có một số phản ứng như đau, sưng tấy, đỏ ở vị trí tiêm. Các trường hợp này thường hết sau 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, việc sốt hay có tác dụng phụ không không ảnh hưởng đến việc tạo miễn dịch của vắc xin.
Vắc xin sởi-Rubella cũng giống các loại vắc xin khác, không thể đạt hiệu quả tốt nhất khi tiêm 1 mũi. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi-Rubella có khả năng phòng ngừa bệnh 80 đến 85%, tiêm đủ 2 mũi hiệu quả khoảng 95%. Theo tổ chức Y tế Thế giới, người tiêm đủ vắc xin sởi-Rubella đủ 2 mũi có khả năng miễn dịch sởi và Rubella cả đời, đối với phụ nữ, có khả năng kháng thể truyền sang con.
Sau khi tiêm vắc xin sởi, vắc xin sẽ kích thích cơ bắp , tạo nên miễn dịch giúp cơ thể tránh khỏi virus sởi. Thông thường, cần 2 đến 3 tuần sau khi tiêm để tạo kháng thể bảo vệ cơ thể. Trong khoảng thời gian này, vẫn có nguy cơ mắc bệnh sởi. Bệnh nhân tiếp xúc với người bị virus sởi trong vòng 72 giờ và tiếp xúc với virus sởi trong 6 ngày, tiêm vắc xin có thể phòng được các biến chứng.
Thời gian tiêm vắc xin sởi-Rubella được quy định như sau để đảm bảo hiệu quả tốt nhất:
- Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
- Đối với tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm cho tất cả các đối tượng thuộc phạm vi chiến dịch, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm tối đa là 1 tháng.
- Đối với tiêm chủng dịch vụ: tuân thủ các quy tắc, biện pháp y tế, theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất
- Có thể tiêm phòng vắc xin phối hợp 3 trong 1 Sởi – Quai bị – Rubella khi trẻ 12 tháng tuổi. Tiêm mũi 1 cho trẻ khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và mũi 2 sau mũi 1 từ 2 đến 5 năm.
- Tất cả các trường hợp trẻ tiêm vắc xin sởi dưới 9 tháng tuổi, cần tiêm lại khi đủ 9 tháng tuổi. Chỉ tiêm cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi trẻ bị mắc và tuân theo sự chỉ đạo của chương trình Tiêm chủng mở rộng…
- Trẻ trên 18 tháng tuổi mà chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, cần đi tiêm bổ sung càng sớm càng tốt.
Bệnh sởi là bệnh rất phổ biến. Bài viết là những chia sẻ hữu ích của chúng tôi về bệnh sởi. Đọc xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết thế nào là sởi, nó có dấu hiệu gì và cần phải dùng thuốc, tiêm vắc xin sởi như thế nào rồi chứ? Bạn cũng có thể sử dụng máy lọc không khí để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh cho trẻ. Máy lọc không khí sẽ loại bỏ các vi khuẩn viruss lây bệnh lan truyền trong không khí, đảm bảo chúng sẽ không tiếp cận bạn và gia đình. Ngoài ra máy lọc không khí còn nhiều công dụng khác trong việc phòng các tác nhân gây bệnh như khói thuốc, bụi mịn hay trung gian truyền bệnh là loài muỗi. Máy lọc không khí cũng có tác dụng trong làm đẹp chăm sóc da và tóc của bạn..
Trả lời