Suyễn là gì? nguyên nhân lớn nhất là ô nhiễm không khí?
Ô nhiễm không khí gây nên nhiều hiểm họa cho sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến phổi. Gần đây suyễn là một trong những căn bệnh đã và đang để lại mối đe dọa cho con người đang có dấu hiệu gia tăng. Vậy suyễn là gì? Nguyên nhân lớn nhất là ô nhiễm không khí? Biểu hiện của bệnh này là gì? Nguyên nhân gây ra cơn suyễn? Những cách để giảm tác động của môi trường đến bệnh suyễn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên về căn bệnh này.
Bệnh suyễn là gì?
Suyễn là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới phổi của con người. Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em. Khi cơn hen suyễn xuất hiện sẽ làm lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên và viêm nhiễm, bị kích ứng. Làm cho thở khò khè, tức ngực và khó thở, thường ho vào lúc đêm hoặc buổi sáng sớm.
Tham khảo: ô nhiễm môi trường không khí tác động đến bệnh hen suyễn thế nào?
Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm mà chỉ giúp kiểm soát bệnh suyễn, giảm thiểu tỉ lệ tái phát. Bệnh hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm nhưng có khả năng di truyền. Khi cha mẹ mắc bệnh hen suyễn thì bạn có nguy cơ xuất hiện cơn hen khá cao.
Những biểu hiện của bệnh suyễn là gì?
Mỗi người khi mắc bệnh suyễn sẽ có các biểu hiện khác nhau. Biểu hiện của suyễn dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về hô hấp khác như giãn phế quản, lao, COPD… Biểu hiện rõ rệt nhất của suyễn là:
- Ho kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm: Ho có thể xuất phát từ các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh… nhưng nếu ho kéo dài và thường xuất hiện vào ban đêm là một biểu hiện của suyễn.
- Thở khò khè: Đây được coi là một dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Khi không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản thì sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Khi trời trở lạnh, người nhiễm bệnh dễ bị biểu hiện trên.
- Khó thở: Do đường thở thu hẹp gây nên triệu chứng này.
- Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là một triệu chứng đặc trưng và sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều.
- Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: Xuất hiện khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxi.
- Lo lắng: vừa là một triệu chứng, vừa là một yếu tố gây khởi phát bệnh.
- Co rút: Biểu hiện này thường gặp nhiều ở trẻ em hơn là người lớn, xảy ra khi da và cơ ở vùng cổ co thắt lại hoặc bị lõm xuống khi thở.
- Khó tiêu: Đây là một nguyên nhân thầm lặng gây ra những triệu chứng hen suyễn. Ngoài ra, tình trạng này cũng kích thích đường hô hấp và gây khởi phát các cơn hen cấp tính.
Nguyên nhân gây ra cơn suyễn?
Khói thuốc lá
Khói thuốc không tốt cho sức khỏe, đặc biệt người bị mắc bệnh suyễn khi hít phải khói thuốc sẽ gây ra cơn suyễn bởi thành phần cấu tạo của thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mạt bụi
Những con bọ liti chính là mạt bụi và chúng xuất hiện ở mọi nơi trong không gian nhà bạn. Để phòng ngừa cơn suyễn tái phát bạn nên vệ sinh sạch vỏ gối, vỏ nệm. Giặt đồ với nước nóng để phòng ngừa tối đa mạt bụi.
Ô nhiễm không khí
Không khí đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, bầu không khí bị ảnh hưởng cũng là một phần tác nhân gây bệnh suyễn tái phát nhiều hơn.
Thú nuôi
Lông thú nuôi có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh suyễn. Vì vậy nên hút bụi thường xuyên, lau nhà bằng khăn ẩm để giữ vệ sinh cho chính mình và mọi người xung quanh.
Nấm mốc
Hít thở phải nấm mốc cũng là một tác nhân gây ra cơn suyễn. Nấm mốc thường xuất hiện ở môi trường có độ ẩm cao.
Tham khảo: Bệnh hen suyễn là gì? hen suyễn có nguy hiểm không
Khói do đốt gỗ hoặc đốt cỏ
Khói do đốt gỗ hoặc thực vật khác sẽ tạo nên hỗn hợp khí và các mảnh than nhỏ có hại. Hít phải quá nhiều khói là sẽ gây nên cơn suyễn.
Giảm tác động của môi trường đến bệnh suyễn thế nào?
Khi môi trường nhà ở có ít dị nguyên, chúng ta sẽ ít tiếp xúc với dị nguyên có hại, vì thế triệu chứng hen suyễn sẽ giảm. Hãy cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng một số biện pháp sau:
- Mở cửa sổ thường xuyên để nhà cửa thông thoáng hơn.
- Trồng nhiều cây xanh hơn,đặc biệt trong nhà.
- Hạn chế nuôi động vật trong nhà và giữ vệ sinh cho chúng.
- Sử dụng những sản phẩm tẩy rửa hữu cơ để vệ sinh nhà cửa.
- Cải thiện không khí trong nhà bằng máy lọc không khí thông minh
Những người có nguy cơ bị bệnh suyễn cần tránh không để mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là khi trời đổ lạnh. Vì vậy cần vệ sinh răng miệng thật tốt hàng ngày bằng cách súc họng bằng nước muối sinh lý và đánh răng trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy. Luôn giữ ấm cơ thể. Không hút thuốc lá, thuốc lào. Cần tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao gây hen suyễn hoặc làm cho bệnh hen suyễn nặng thêm ví dụ như tôm, cua, …Tập thể dục thường xuyên hơn cũng một biện pháp phòng bệnh hen suyễn và cải thiện cuộc sống. Sử dụng máy lọc không khí cho không gian sống trong lành thoáng đãng hơn.
Xem thêm: Suyễn là gì? hen suyễn ở trẻ em cha mẹ phải biết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về bệnh suyễn mà bạn không thể bỏ qua. Toàn bộ thông tin mà chúng tôi chia sẻ như trên đều được tìm hiểu và nghiên cứu, chắt lọc một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ để đem đến cho bạn đọc những tri thức, hiểu biết hữu ích nhất về cuộc sống. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xung quanh bằng cách bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta- môi trường, đặc biệt là bầu không khí.
Tham khảo: Đừng để “chết đuối” trên cạn với hen phế quản nặng
Trả lời