Sốt xuất huyết có nguy hiểm không ?
Từng có rất nhiều trường hợp bệnh sốt xuất huyết khiến rất nhiều người tử vong là nỗi lo ngại của rất nhiều người. Vậy căn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? và nguy hiểm ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.
Triệu chứng của sốt xuất huyết và sốt xuất huyết nặng
Sốt xuất huyết là một căn bệnh có khả năng gây truyền nhiễm bởi một loại virus tên dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegupti( muỗi vằn) .Vào mùa mưa là thời điểm tốt nhất mà bệnh gia tăng. Bệnh có thể biểu hiện triệu chứng ban đầu khá tương đồng với cúm nên dễ gây nhầm lẫn nhưng gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.Bệnh có thể gặp ở người lớn và cả trẻ em và căn bệnh này đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, xảy ra trên 100 quốc gia với số ca bị mắc bệnh sốt xuất huyết mỗi năm từ 50 đến 1000. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi xuất huyết là nằm trong nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm. vì thế ta cần phải hiểu biết về triệu chứng của căn bệnh này mà có thể điều trị kịp thời.Bệnh này có 2 trường hợp là thể nhẹ và thể nặng:
–Thể nhẹ còn được gọi triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn dạng cổ điển vì ở trường hợp này người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng rầm rộ hơn,các triệu chứng thường xuất hiện các biểu hiện điển hình và không có biến chứng.Người bệnh sẽ bắt đầu sốt cao trường hợp sốt lên tới 40 độ C ,kéo dài từ 2 đến 7 ngày và có thể kèm theo các triệu chứng:
+đau ở các vùng như phía sau mắt,các khớp và cơ,đặc biệt là sẽ đau đầu nghiêm trọng
+Cảm giác buồn nôn và ói mửa
+Khắp vùng da có thể bị nổi mẩn và phát ban.Các ban đỏ có thể kéo dài từ 3 đến ngày và giảm sau 1 đến 2 ngày khi phát sốt xong.Tuy nhiên vẫn có khả năng cao sẽ bị nổi lại
-thường chỉ có 5% người nhiễm bệnh có khả năng bị chuyển sang thể nặng với các triệu chứng:
+Cơ thể bị xuất huyết,chảy máu cam và chảu máy ở nướu dưới da
+Có những vết bầm tím ở chỗ tiêm
+Trường hợp nạn nhân bị xuất huyết nội tạng sẽ bao gồm biểu hiện đau đầu bình thường và sốt nhẹ, không phát ban. Tầm khoảng 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi ngoài ra phân đen có máu và trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, phát ban, người mắc bệnh trở nên mệt mỏi, da tái xanh …
+Nặng nhất là hội chứng sốc dengue thường xảy ra người bệnh đã từng bị dính bệnh sốt xuất huyết và khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus. Bệnh nhân có thể bị mắc bệnh nặng sau khoảng sau khoảng 2 – 5 ngày, dạng bệnh này có thể xảy ra ở trẻ và gây tử vong nhanh chóng. Với những biểu hiện bao gồm tất các các bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với những triệu chứng suy tuần hoàn cấp gây biểu hiện vật vã, li bì hoặc bứt rứt, bàn chân, bàn tay lạnh, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt và bệnh nhân có thể bị huyết áp thấp.Và có thêm các các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết dengue là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do Dengue virus gây ra, còn thường được biết tới cái tên xuất huyết .Virus mang các huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 là bốn chủng hoàn toàn khác biệt. Nên thành ra bệnh nhân chỉ có thể tạo miễn dịch chỉ với chủng loại virus mà mình từng bị dính phải.
Vì căn bệnh này có những biến chứng phức tạp và nguy hiểm đối với người bi mắc bệnh. Nên quả thật đúng đắn khi WHO liệt căn bệnh này vào nhóm bệnh nguy hiểm vì hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc trị đối với căn bệnh sốt xuất huyết.Tuy nhiên đối với thể bệnh nhẹ thì đa số người mắc bệnh này có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần
Những yếu tố nào làm tăng khả năng sốt xuất huyết ?
Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian trong và ngay sau mùa mưa ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung đông, khu vực Caribe, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Tây Nam Thái Bình Dương.Nên vì thế người dân và khách du lịch sinh sống ở những nơi này có khả năng tiếp xúc và mắc bệnh sốt xuất huyết khá cao. Nhóm người trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ và người da trắng thuộc diện dễ dính bệnh so với những người khác.VÀ nếu bạn đã từng nhiễm bệnh xuất huyết trước đây thì khi nhiễm lại, các triệu chứng sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn
Vì thế nếu có những triệu chứng nào như nói trên thì tốt nhất nên đi khám bệnh ở bệnh viện hoặc các y bác sĩ để được hỗ trợ điều trị. Không tự ý mua thuốc tự điều trị vì có thể sai bệnh và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì căn bệnh này là một căn bệnh nguy hiểm vì vậy cách phòng bệnh như sau:
- Đổ vật dụng chứa nước không cần dùng tới.
- Vệ sinh lu, khạp, vại đựng nuớc mỗi tuần một lần để tránh trường hợp tạo điều kiện cho muỗi sinh sản.
Nên ngủ dùng màn, mùng để phòng ngừa bị muỗi đốt. Sử dụng các thiết bị giệt muỗi như bình xịt côn trừng, vợt điện, nhang muỗi,.. - Vệ sinh cỏ dại, chậu hoa, bình bông hoặc rác có khả năng chứa nước.
- Ở những hồ chứa nước không sử dụng có thể thả cá rô hoặc cá bảy màu.
- Phun thuốc theo định kì và phối hợp với các chuyên viên xã phường hỗ trợ công tác ngừa bệnh.
Qua bài viết trên đã chia sẽ thông tin quan trọng về căn bệnh sốt xuất huyết và chúng có nguy hiểm không. Từ đó đưa ra cho bản thân và gia đình cách phòng tránh cho phù hợp nhé.
Trả lời