Phân biệt bệnh vảy nến hồng và các bệnh tương tự
Bệnh vảy nến hồng là một trong những bệnh về da phổ biến. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh bệnh này như bệnh vảy nến hồng có khác gì so với bệnh vảy nến và các bệnh tương tự khác? Bệnh vảy nến hồng có biến chứng, để lại sẹo không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến hồng khác gì bệnh vảy nến?
Sự khác biệt giữa bệnh vảy nến và vảy nến hồng rất được nhiều người quan tâm. Cùng là căn bệnh về da và cùng xuất hiện những mảng, nốt,.. Vậy thì điểm khác biệt đó nằm ở đâu? Bệnh vẩy nến là bệnh viêm da mãn tính, bệnh mà có quá trình tế bào cũ chết đi nhanh gấp 10 lần cacs tế bào mới mọc ra, khiến các tế bào da mới và cũ không kịp thay đổi, tích tụ lại và hình thành nên các mảng dày, có vảy bong tróc.
Bệnh vẩy nến làm người bệnh có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu. Người ta chia bệnh vảy nến thành nhiều dạng như: vảy nến thể mảng, vảy nến thể giọt, vảy nến mụn mủ, vảy nến móng, viêm khớp vảy nến,…
Bệnh vảy nến hồng, hay còn được gọi với tên gọi khác là vảy phấn hồng, là một dạng phát ban. Bệnh vảy nến hồng thường gặp nhiều ở các đối tượng và trẻ em và thanh thiếu niên. Biểu hiện của bệnh trên da là các đốm phát ban hình tròn hoặc hình bầu dục. Bệnh vảy nến hồng bùng phát dữ dội vào 2 mùa là xuân và thu, có khả năng tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, nó rất dễ tái phát lại. Các triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến hồng là:
- Giai đoạn đầu: mệt mỏi, sốt, có biểu hiện chán ăn,..
- Sang thương da khởi đầu: có mảng báo trước, các mảng có màu hồng, hình tròn hoặc bầu dục, có vảy màu trắng, có đường kính từ 2 đến 10cm,..
- Phát toàn thân: xuất hiện các phát ban nhỏ, nhiều, cũng là hình tròn hoặc bầu dục. Chúng tập trung theo đường cong trên da, tạo nên hình ảnh giống những cây thông. Các nốt tập trung trước hết là ở vùng ngực, bụng, sau đó lây lan ra khắp cơ thể.
- Cũng có một số trường hợp (khoảng 20%) không xuất hiện các dấu hiệu như trên.
Phân biệt bệnh vảy nến hồng và các bệnh tương tự
Bệnh vảy nến hồng có những triệu chứng, biểu hiện khá giống với các bệnh về da khác, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Cần phải quan sát thật kỹ, tỉ mỉ để có thể nhận diện các loại bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Chúng ta có thể phân biệt bệnh vảy nến hồng và một số bệnh khác nhờ điểm sau đây:
- Bệnh hắc lào: bệnh hắc lào có mảng vảy không phải là hình oval và vẩy thường ở ngoại vi mảng hồng ban
- Bệnh viêm da tiết bã: viêm da tiết bã cũng có vảy gần giống vảy nến hồng nhưng là vảy mỡ ở vùng mặt, lưng, ngực,…vùng bị tổn thương thường có biểu hiện đỏ da
- Bệnh giang mai đang ở giai đoạn 2: mảng viêm có sần sùi nhưng không có cảm giác đau, ngứa, khó chịu như bệnh vảy nến hồng
- Bệnh vảy phấn dạng lichen mãn tính: ở bệnh này, tình trạng bệnh kéo dài hơn, các mảng tổn thương nhỏ hơn, vảy cũng dày hơn và không có mảng báo trước..
- Bệnh vảy nến thể giọt: vảy dày hơn, mảng nhỏ hơn
Bệnh vảy nến hồng có biến chứng gì không?
Các biến chứng của bệnh về da luôn là nỗi ám ảnh của mọi người. Các biến chứng để lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình sinh hoạt, người bệnh sẽ không tự tin, ngại giao tiếp và một số vấn đề khác nữa. Bệnh vảy nến hồng có biến chứng gì không? Câu trả lời là có. Vảy nến hồng là một căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, lành tính nhưng có thể để lại các dấu hiệu xấu về sắc tố da sau viêm.
Cũng có những trường hợp bệnh vảy nến hồng mẫn cảm với thuốc, gây nên phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở da. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm. Khi da bị vảy nến hồng ở thời kỳ của thai đầu có thể có nguy cơ sảy thai, một số trường hợp sẽ gặp khó khăn trong quá trình mang thai và cũng có cả trường hợp sinh non.
Câu hỏi vảy phấn hồng có để lại sẹo không?
Các mảng da bị tổn thương là các mảng da sần sùi lên trên bề mặt da, các đốm da có màu trắng, nâu đậm hoặc hồng, tùy thuộc vào từng loại sắc tố da. Điều này gây lo lắng cho người bệnh về việc sẽ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.
Với bệnh vảy phấn hồng, thông thường sẽ không để lại sẹo. Một số trường hợp để lại sẹo là do sắc tố da của người bệnh xấu hoặc trong quá trình điều trị, sử dụng các sản phẩm không phù hợp. Mặc dù khả năng để lại thâm sẹo thấp nhưng người bị bệnh vảy nến hồng không được chủ quan, cần phải có những biện pháp điều trị nhất định. Nên điều trị vảy nến hồng bằng thuốc tây chứa các loại kháng sinh chống viêm.
Để hạn chế để lại sẹo do bệnh vảy nến hồng, người bệnh cần giữ gìn vùng da bị tổn thương thật cẩn thận, sạch sẽ, không được để các bụi bẩn bám vào, không để côn trùng cắn, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất,..Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung thêm nhiều nước, bổ sung các loại vitamin C, D, E,.. Sử dụng trang phục được làm bằng vải cotton mềm sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, cũng như hạn chế được tác động lên da, tránh để lại sẹo.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các câu hỏi có liên quan đến bệnh vảy nến hồng. Bạn đã phân biệt được bệnh vảy nến hồng và các bệnh về da khác rồi chứ? Bạn có thể cân nhắc đến máy lọc không khí để có thể hạn chế bệnh vảy nến hồng
Trả lời