Nhận biết ngay bạn có bị viêm nang lông không?
Viêm nang lông là bệnh lý khá phổ biến trên da. Mặc dù đây là bệnh chữa khá đơn giản nhưng viêm nang lông vẫn luôn là nỗi sợ hãi của tất cả mọi người, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu về viêm nang lông trong bài viết dưới đây để biết rõ hơn viêm nang lông là gì, các biểu hiện, triệu chứng của viêm nang lông cũng như phân biệt được bệnh viêm nang lông với bệnh dày sừng nang lông- 2 bệnh lý dễ nhầm lẫn trên da.
Tìm hiểu về bệnh viêm nang lông
“Viêm nang lông là gì?’ là một trong những câu hỏi thường gặp khi nói về bệnh viêm nang lông. Viêm lông còn có tên gọi khác là viêm lỗ chân lông, là tình trạng viêm ở một, một số hoặc nhiều nang lông; các nang lông bất kỳ ở mọi vị trí trên cơ thể, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ban đầu, bệnh viêm nang lông xuất hiện những mụn nhọt màu trắng hoặc những búi nhỏ màu đỏ xung quanh nang lông. Khi đã chuyển biến nặng hơn sẽ trở thành những vết loét, gây ra cảm giác khó chịu, đau rát,…
Viêm lông không phân biệt giới tính, độ tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến hơn vẫn là những người trẻ. Ngực, lưng, râu, cánh tay,.. là những vùng da thường bị viêm lông. Bệnh có 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Trong giai đoạn cấp tính, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Ở giai đoạn này, bệnh khó chữa hơn và có thể xuất hiện những dấu hiệu, có ảnh hưởng nghiêm trọng, như: không thể điều trị dứt điểm, gây nên sẹo bởi các vết thương bị viêm nhiễm, gây rụng tóc và phá hủy nang lông ở vùng da đầu,..
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lông. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aurens. Bệnh xuất hiện cũng có thể do các loại nấm hoặc vi nấm khác. Viêm lông xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể và các vị trí lại có những nguyên nhân riêng.
- Viêm lông trên mặt: một số yếu tố tác động gây nên viêm nang lông trên mặt là mụn mủ, mụn trứng cá, mụn bọc, virus herpes, khuẩn gram âm, nấm,..Những vùng da bị viêm lông sẽ gây cảm giác rát, ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Râu là một trong những vùng dễ xuất hiện viêm nang lông nhất trên mặt.
- Viêm lông trên da đầu: nguyên nhân của viêm nang lông trên da đầu là do sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu, nấm Trichophyton, khuẩn gram âm hoặc do sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi nhiều,.. Người bị viêm trên da đầu thường bị rụng tóc rất nhiều, có thể có các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ…
- Viêm vùng lưng: nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông ở vùng lưng là vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, bị nhiễm vi khuẩn, mặc quần áo không thoải mái, thô cứng, cọ xát lên da. Người bị viêm nang lông vùng lưng sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa, có thể hình thành nên các mụn nhọt và để lại sẹo sau đó.
- Viêm vùng chân: viêm nang lông chân rất dễ mắc, thường là do vệ sinh không sạch sẽ, tẩy lông, cạo lông không đúng cách, sử dụng các sản phẩm triệt lông gây viêm lỗ chân lông. Bên cạnh đó, việc mặc trang phục chật, quá bó sát,..cũng là nguyên nhân gây nên viêm lông chân.
- Viêm lông vùng kín: vệ sinh không sạch sẽ, tẩy lông tại bộ phận sinh dục, lớp sừng trên da dày, cơ đại tuyến nang lông hoạt động mạnh,..là những nguyên nhân dẫn đến viêm lông vùng kín. Việc mặc đồ lót quá chật, mặc đồ lót chưa khô hẳn, sử dụng dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh không phù hợp,.. cũng có thể dẫn đến viêm nang lông.
Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông
Cũng như các bệnh về da khác, viêm lông cũng có những dấu hiệu nhận biết cụ thể để có thể, rõ ràng. Các dấu hiệu cho biết bạn đang bị viêm nang lông là:
- Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị triệt lông: sau quá trình triệt lông, hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy cho thấy bạn có nguy cơ bị viêm nang lông. Khi bị viêm lông tại vùng da triệt lông này, bạn đừng quá lo lắng vì đây là trường hợp viêm lông nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà bằng cách dừng triệt lông, tẩy da chết thường xuyên, vệ sinh làn da sạch sẽ, tránh bụi bẩn, tránh bít tắc lỗ chân lông,..
- Vùng da bị sần sùi và nổi những nốt nhỏ: đây là tình trạng viêm nang lông đã nặng hơn, không được dùng tay gãi, nặn vào những vùng da này dù có ngứa, khó chịu nhiều như thế nào. Cần vệ sinh da sạch sẽ, luôn giữ cho lỗ chân lông thông thoáng…
- Lông có hiện tượng xoắn vào bên trong: hiện tượng lông xoắn vào bên trong, mọc ngược gây nên những nốt sưng nhỏ. Tuyệt đối không dùng nhíp hoặc các dụng cụ tương tự lôi nó ra ngoài. Hãy chườm nước ấm xung quanh lỗ chân lông ý, đợi 1 thời gian, từ từ lấy nó ra và vệ sinh lại sạch sẽ bằng nước muối loãng.
- Mụn nước chứa mủ, vỡ ra và đóng vảy: khi có dấu hiệu này, tức là tình trạng viêm nang lông của bạn đang nghiêm trọng. Các mụn mủ, sờ vào thấy đau nhức. Khi các mụn mủ vỡ ra sẽ đóng lại thành vảy. Bạn nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để điều trị hoặc đến các trung tâm y tế, trung tâm thẩm mỹ, không nên tự tiện sử dụng các phương pháp điều trị thông thường..
Tìm hiểu viêm nang lông có lây không?
Bất cứ căn bệnh nào lây lan đều là nỗi ám ảnh, khiếp sợ của con người. không chỉ những người bị viêm nang lông mà tất cả mọi người đều muốn biết: “viêm nang lông có lây không?”. Câu trả lời được lấy từ các chuyên gia, họ khẳng định viêm nang lông có khả năng lây lan, lây từ người này sang người khác, lây từ bộ phận này sang bộ phận khác,.. Tuy nhiên, bệnh viêm nang lông ít lây.
Sự lây lan của viêm lông mạnh mẽ nhất trong trường hợp đã xuất hiện mụn mủ và mủ bị vỡ. Các vi khuẩn có trong những nốt mụn mủ sẽ tràn ra ngoài, dính vào các vùng da khác. Việc lây lan của bệnh viêm lông sẽ diễn ra dễ dàng hơn nếu bạn mặc quần áo chật, gãi, cào vào những chỗ nốt viêm, thường xuyên cạo râu, nhổ lông,…
Viêm lông không phải là chứng bệnh nguy hiểm, nó không đe dọa, ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng viêm lông sẽ có tác động xấu đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, đặc biệt là tâm lý của người mắc. Chính vì vậy, cần phải vệ sinh da sạch sẽ, tránh tác động mạnh đến da,…để có một làn da đẹp, mịn màng, để có thể tự tin tỏa sáng…
Phân biệt viêm nang lông và dày sừng nang lông
Viêm lông dù có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhưng nó vẫn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da khác, đặc biệt là đối với bệnh dày sừng nang lông. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được 2 loại bệnh này.
Bệnh dày sừng nang lông
Đây là bệnh với biểu hiện là những đám dày sừng có sự đối xứng 2 bên, sẩn lên da, sần sùi. Dày sừng nang lông thường xuất hiện ở vùng da của các vị trí như 2 bên má, 2 bên cánh tay, 2 bên đùi, mông,..Vào mùa đông, khi nhiệt độ , độ ẩm thấp, không khí hanh khô là lúc dễ xuất hiện dày sừng nang lông. Bệnh này có tính di truyền và có tính tái phát, lặp lại nhiều lần.
Bệnh viêm lông
Đây là bệnh mà biểu hiện của nó là viêm, và do các yếu tố vi khuẩn gây viêm. Khi bị viêm lông, da xuất hiện những đốm mụn nhỏ, sần sùi, tình trạng nặng là những nốt mụn mủ. Sau khi các nốt viêm bị vỡ ra sẽ đóng vảy và để lại vết trợt nhỏ.
Đây là những đặc điểm nổi bật giúp bạn có thể phân biệt được viêm nang lông và dày sừng nang lông. Nếu quan sát mà vẫn chưa đưa ra được kết luận nó là loại bệnh nào thì bạn nên gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị đúng đắn, phù hợp.
Bài viết là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi xoay quanh vấn đề về viêm nang lông. Đọc xong bài viết này, bạn đã hiểu rõ về bệnh viêm nang lông và phân biệt được với dày sừng nang lông rồi chứ? Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để phòng tránh viêm lông cho mình. Máy lọc không khí là giải pháp loại bỏ bụi bẩn vi khuẩn trong thời đại ô nhiễm ngày nay.
Trả lời