Khi nào thì viêm dạ dày HP dẫn đến bệnh ung thư dạ dày ?
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm dạ dày HP viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên chỉ có một số các chủng vi khuẩn HP có độc tính cao mới thường gây ung thư dạ dày, vì vậy không phải tất cả các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP thì sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày.
Biểu hiện của viêm dạ dày HP
Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn viêm dạ dày HP. Hiện nay, trên thế giới ước tính có khoảng 50% trong tổng dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên tỷ lệ bị mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, khu vực địa lý, thói quen sinh hoạt và chất lượng sống.
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ bố mẹ hay người thân bị nhiễm vi khuẩn có thói quen hôn môi trẻ, mớm thức ăn cho trẻ.
Khoảng 70 đến 80% các trường hợp nhiễm khuẩn HP thường không có triệu chứng. Nhưng khi vi khuẩn HP gây ra viêm loét dạ dày, sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:
– Bị đau hoặc khó chịu vùng thượng vị
– Cảm giác bị đầy hơi sau khi chỉ ăn dù chỉ là 1 lượng ít thức ăn
– Không có cảm giác đói
– Buồn nôn hay nôn
– Đi cầu phân đen
– Cảm giác mệt mỏi
Bạn nên đi test HP nếu có các triệu chứng sau:
– Khi có các triệu chứng nghi loét dạ dày tá tràng
– Từng bị viêm loét trong quá khứ
– Có ung thư dạ dày
– Trường hợp bạn cần phải dùng thuốc kháng viêm hay Aspirin trong thời gian dài
– Đôi khi bác sĩ cũng cho thực hiện test HP ở những trường hợp có triệu chứng viêm dạ dày HP nhưng kết quả nội soi không phát hiện có viêm loét.
Tuy không phải tất cả các triệu chứng viêm loét dạ dày đều do HP gây nên nhưng nếu phát hiện có những biểu hiện trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị sớm nhất.
Cách phổ biến nhất để phát hiện trong dạ dày có thực sự tồn tại vi khuẩn viêm dạ dày HP không chính là nội soi. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ xâm nhập vào dạ dày theo đường thực quản, sau đó tiến hành lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí tổn thương của dạ dày để thực hiện xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn. Qua đó, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn HP của bệnh nhân. Nội soi cũng giúp cho bác sĩ có thể quan sát và đánh giá tốt nhất những tổn thương nếu có trong đường tiêu hóa trên.
Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không
Vi khuẩn viêm dạ dày HP khu trú dưới lớp chất nhầy dạ dày và gây ra bệnh ở niêm mạc dạ dày, tại đây chúng sinh ra men trung hòa acid dịch vị trong dạ dày, giúp chúng có khả năng tồn tại và phát triển. Vi khuẩn này có khả năng tiết ra các men và độc tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng, có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và mãn tính, ngoài ra chúng còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
HP hoàn toàn có thể được trị bằng thuốc. Hầu hết dùng từ 3 loại thuốc trở lên trong 2 tuần, bao gồm:
– Thuốc giảm lượng acid tiết ra ở dạ dày – Thuốc này có tác dụng điều trị nhiễm trùng và lành viêm loét
– Các loại kháng sinh khác nhau
Nếu được chỉ định test HP và cho kết quả dương tính thì nên tiến hành điều trị để:
– Giúp lành các vết viêm loét
– Tránh viêm loét tái phát
– Giảm nguy cơ vết viêm dạ dày HP loét nặng hơn hoặc tiến triển thành ung thư
Điều trị nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và phải báo cho bác sĩ biết ngay nếu bạn có các tác dụng phụ của thuốc.
Khi nào thì vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày ?
Theo thống kê có khoảng 80-90% số người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn viêm dạ dày HP, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp mang vi khuẩn cũng gây ra bệnh lý của đường tiêu hoá.
Trên thực tế có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn viêm dạ dày HP trong một số trường hợp không hẳn có hại, mà sự có mặt của vi khuẩn HP còn giống như một vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hoá, đôi khi chúng đem lại một số tác dụng có lợi đối với cơ thể. Ví dụ người nhiễm HP thì ít bị nhiễm trùng đường ruột hơn so với người không nhiễm HP, do vi khuẩn HP tiết ra các chất ngăn chặn các vi khuẩn khác phát triển.
Mặc dù vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, nhưng tỷ lệ người nhiễm viêm dạ dày HP tiến triển thành ung thư dạ dày chỉ chiếm khoảng 1%, chứ không phải tất cả các trường hợp mắc vi khuẩn HP cũng sẽ bị ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP có tới hơn 200 loại khác nhau, Loại HP đó mang gen CagA có độc lực cao, khi bị nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng chỉ có một số ít loại HP mang loại gen này.
Khi nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh có thể thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP có thuộc nhóm mang gen CagA hay không, nếu có thì người bệnh cần có kế hoạch điều trị diệt vi khuẩn và theo dõi bệnh định kỳ giúp phát hiện, xử lý sớm nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về căn bệnh tiêu chảy. Qua bài viết trên đây, bạn đã biết được căn bệnh viêm loét dạ dày HP là như thế nào rồi phải không? chúng tôi mong rằng bạn đã có kiến thức đầy đủ về căn bệnh này để có thể cho mình một hành trang tốt và chiến đầu với căn bệnh tiêu chảy này nhé này nhé.
Trả lời