Hiện tượng nồm ẩm là gì? khắc phục nồm ẩm hiệu quả
Nồm chắc hẳn là một hiện tượng rất quen thuộc. Đặc biệt là với người dân ở miền Bắc. Nồm ẩm gây rất nhiều khó khăn cho đời sống sinh hoạt. Những chiếc chiếc gối, chiếc chăn bạn thường ôm nó mỗi khi ngủ cũng vì hiện tượng nồm mà ẩm ướt không còn thơm tho như trước. Rồi cả quần áo đi làm cũng trở lên hôi hám, dính dấp… Tất cả đều do đầu sỏ “nồm” gây ra. Hãy cùng Máy lọc Htech tìm hiểu về hiện tượng nồm và cách khắc phục hiệu quả!
Tìm hiểu hiện tượng nồm ẩm là gì?
Nồm ẩm là một hiện tượng thời tiết ẩm ướt, đọng sương ở bề mặt nền nhà, tường, các bề mặt cứng, đồ vật. Hiện tượng nồm xảy ra khi độ ẩm trong không khí cao khoảng 90% trở lên. Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành nước và đọng trên bề mặt các vật xung quanh ta. Nồm cũng là một hiện tượng thời tiết đặc trưng ở miền Bắc. Nồm thường diễn ra vào cuối xuân. Hiện tượng nồm gây bất tiện, khó khăn cho sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đển sức khỏe con người vào mùa nồm.
Tại sao lại có hiện tượng nồm ẩm
Thời tiết nồm và độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng nhà chúng ta bị “đổ mồ hôi”. Đặc biệt là các khu vực như nền gạch men, nền ốp gỗ, cầu thang, cửa kính. Khi sờ vào bạn có thể cảm nhận được rõ sự trơn trượt, rít rít khó chịu. Ngoài ra, bề mặt tường nhà, trần nhà, nền nhà không được chổng ẩm, chống thấm phù hợp, đặc biệt là ở các tầng thấp. Điều này sẽ gây ra khả năng tường nhà bị dính ẩm và mốc là rất cao.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng ngôi nhà, các vật liệu cát, vữa được trộn với nước sẽ khiến cho độ ẩm tăng lên. Dù là chất kết dính không thể thiếu nhưng nó lại khiến mạch tường hay nền nhà bị ẩm. Từ đó các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc có điều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là khi trời nồm.
Nồm xảy ra vào những ngày cuối xuân, thời tiết rét khô kéo dài. Nhiệt độ mặt tường, sàn nhà xuống mức rất thấp. Khi gió nồm mang theo không khí ẩm ở ngoài biển thổi vào gặp ngay không khí lạnh ở tầng thấp bên trong đất liền sẽ làm cho mưa rả rích kéo dài. Cùng với đó là tình trạng đọng hơi nước trên bề mặt các đồ vật cứng như đá, kính, sàn nhà. Vì vậy, hiện tượng nồm ẩm thường hay chỉ xảy ra ở những căn nhà có nền nhà thấp. Đối với những nhà cao tầng khoảng từ tầng 2 trở lên thì sàn nhà ít bị nồm hơn. Vì càng lên cao, không khí có chứa hơi nước càng ít đi.
Thời tiết nồm gây ra sự khó chịu, làm cho cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra nồm còn tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển. Điều này ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống sinh hoạt trong gia đình.
Khắc phục hiện tượng nồm ẩm hiệu quả
Để khắc phục hiện tượng nồm ẩm một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
Lau chùi, vệ sinh nhà cửa
Đây là biện pháp cơ bản để khắc phục hiện tượng nồm. Trong những ngày thời tiết nồm ẩm bạn nên chăm lau chùi, vệ sinh nhà cửa. Các vật dụng có thể sấy khô bằng cách sử dụng máy móc. Bạn cũng không nên lau nhà bằng khăn ướt mà hãy sử dụng giẻ khô để thấm nước. Nếu không thấm hết nước, không khí ẩm bên ngoài thổi vào sẽ làm nền nhà bị nồm hơn.
Đóng kín các cửa
Khi độ ẩm không khí lên cao, nhiều sương mù, bạn hãy đóng kín các cửa, che các khe hở càng kín càng tốt. Nhờ đó hạn chế hơi ẩm vào nhà. Chỉ nên mở cửa vào những ngày độ ẩm giảm xuống. Bởi nếu mở cửa trong những ngày nồm, không khí ẩm vào nhà nhiều hơn và ngôi nhà càng bị nồm.
Bảo vệ các thiết bị điện
Nồm ẩm là một trong những nguyên nhân làm các đồ điện tử dễ hỏng hóc, chập cháy… Để khắc phục bạn cần cắm các thiết bị liên tục trong chế độ chờ. Ngoài ra, cần duy trì dàn máy hoạt động một vài tiếng mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đặt trực tiếp các đồ điện như tivi, máy tính, điện thoại xuống nền nhà hay kê sát vào tường. Điều này giúp tránh các thiết bị hỏng hóc. Nên đặt chúng cao hơn so với mặt đất khoảng tầm 1m và cách tường khoảng tầm 10 đến 15cm.
Tránh để quần áo bị nồm ẩm làm mốc
Đối với quần áo, nên hạn chế giặt giũ trong những ngày thời tiết nồm. Nếu giặt thì cần phải phơi cho thật khô hẳn mới cất vào tủ. Không nên hong khô quần áo bằng quạt trong những ngày nồm bởi hơi nước sẽ ngưng tụ nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng vài viên chống ẩm cho tủ quần áo. Hoặc nhanh hơn thì mang quần áo ra hiệu sấy khô.
Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh
Trời nồm làm đồ ăn dễ bị ẩm ướt dẫn đến đốm mốc, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên cho đồ ăn nên vào tủ lạnh, không nên để bên ngoài. Đồng thời, cần chú ý dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng việc ăn uống lành mạnh, cân đối, bổ sung vitamin chống bệnh tật.
Chọn vật liệu chống thấm tốt
Để phòng tránh nồm ẩm, khi xây nhà có thể chọn các vật liệu có công dụng thấm nước tốt. Nhờ đó hạn chế lượng nước hay hơi ẩm đọng trên sàn. Trước khi làm nền nhà, nên lót bằng một lớp cách nhiệt để giảm tối đa biên độ nhiệt giữa không khí với sàn nhà. Sử dụng, lắp đặt các cửa sổ và cửa ra vào thật kín. Bên cạnh đó, nên thiết kế và xây nhà thông thoáng, có trần cao. Với cách này, bạn sẽ không phải lo nồm khiến nhà bị ẩm ướt.
Dùng máy lọc không khí hút ẩm
Có thể nói máy lọc không khí hút ẩm là thiết bị cực kỳ tiện lợi. Thiết bị này có thể gọi là thiết bị hai trong một. Nó vừa có chức năng lọc không khí vừa có chức năng hút ẩm. Với chức năng lọc không khí thì bụi bẩn, vi khuẩn trong nhà bạn sẽ được đánh bay, tiêu diệt. Với chức năng hút ẩm, độ ẩm trong nhà bạn luôn được cân bằng, hợp lý mà không phải ngại nồm ẩm. Nhờ đó sức khỏe của bạn và gia đình sẽ được bảo đảm.
Trả lời