Bệnh lao có chữa được không?
Bệnh lao là bệnh về hô hấp và nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân. Trước đây bệnh lao là một trong tứ chứng nan y vô cùng khó điều trị. Bệnh lao đã từng là nỗi sợ của cả nhân loại. Vậy hiện nay bệnh lao có chữa được không và nên chữa trị như thế nào để hiệu quả nhất? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để có thể giải đáp câu hỏi bệnh lao có chữa được không.
Xem thêm: Máy lọc Htech
Bệnh lao có chữa được không?
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2019, trong số 10 triệu người mắc bệnh lao năm 2018 thì có khoảng 3 triệu ca không thể cứu chữa. Mặc dù tỉ lệ tử vong của căn bệnh ở mức cao, nhưng theo WHO hoàn toàn có thể chữa khỏi cũng như phòng tránh được bệnh lao. Những trường hợp không qua khỏi thường là do điều kiện tài chính nghèo, điều kiện y tế kém hay không đủ thuốc để điều trị. Ngoài ra phần lớn còn do các nguyên nhân sau đây:
Bệnh không được phát hiện kịp thời
Bệnh lao có triệu chứng lâm sàng tương đối giống với các bệnh về đường hô hấp thông thường. Chẳng hạn như giãn phế quản, viêm phế quản, viêm phổi cấp, phổi tắc nghẽn mãn tính, cúm… Chính vì thế, người bệnh thường chủ quan không đi khám và điều trị ngay từ ban đầu. Đến khi triệu chứng đã thể hiện mức độ nặng mới thăm khám và điều trị thì vi khuẩn lao đã xâm nhập và làm tổn thương cơ thể rất nhiều.
Vi khuẩn kháng thuốc
Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn lao cực kỳ mạnh. Vì vậy việc điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Nếu không thường xuyên điều chỉnh phác đồ điều trị thì rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
Người bệnh ngừng hoặc không điều trị dứt điểm
Điều trị bệnh lao phổi phải cần ít nhất từ 6 đến 8 tháng mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, nhiều người bệnh nghi ngại điều trị lâu dài mà không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Một vài trường hợp khi thấy các triệu chứng bệnh lao đã suy giảm thì tự ý ngừng điều trị. Điều này dẫn đến vi khuẩn lao không được đào thải hoàn toàn và rất dễ xuất hiện trở lại.
Tâm lý chủ quan
Kiến thức về bệnh lao phổi của nhiều người bệnh còn hạn chế nên nhiều người bệnh lại có tâm lý chủ quan, không đi khám cho đến khi xảy ra các biến chứng như lao phổi ho ra máu, tràn khí màng phổi…
Một số người bệnh không tuân thủ chỉ định của bác sỹ chuyên khoa về thời gian dùng thuốc, tự ý mua thuốc theo quảng cáo…
Bên cạnh đó, còn có cả trường hợp bác sỹ chẩn đoán sai, nhầm triệu chứng sang các bệnh lý về hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản mạn hay ung thư phổi…
Bệnh lao có chữa được không? Qua phân tích nêu trên, có thể trả lời là bệnh hoàn toàn có thể điều trị một cách dứt điểm. Tuy nhiên điều kiện để câu trả lời cho bệnh lao có chữa được không là có thì người bệnh phải phát hiện và điều trị sớm, tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kiên trì trong thời gian dài.
Chữa bệnh lao thế nào đúng cách?
Điều trị bệnh lao tại nhà
Khi điều trị lao tại nhà người bệnh cần chú ý kiên trì tuân thủ điều trị theo phác đồ. Thời gian chữa bệnh lao cần đủ dài từ 6 đến 8 tháng để có thể tiêu diệt hết tất cả các trực khuẩn lao. Từ đó ngăn ngừa tối đa khả năng tái phát. Do thời gian khá dài nên không ít bệnh nhân tự ý dừng thuốc hoặc quên dùng thuốc dẫn đến khả năng tái phát bệnh cao. Nếu người bệnh lao bị tái phát mà còn gặp phải tình trạng kháng thuốc thì quá trình điều trị sẽ kéo dài đến 19 – 24 tháng. Kèm theo đó là khả năng chữa trị dứt điểm cực kỳ thấp.
Điều trị bệnh lao sẽ gồm hai giai đoạn là giai đoạn tấn công và duy trì:
– Giai đoạn tấn công kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Mục đích của giai đoạn này là làm giảm nhanh số vi khuẩn lao có để ngăn chặn hiện tượng đột biến kháng thuốc.
– Giai đoạn duy trì kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Mục đích của giai đoạn này là tiêu diệt các vi khuẩn lao để ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh.
Hiện nay nhiều bệnh nhân mắc bệnh lao lựa thường chọn lựa phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên điều trị tại nhà không được các bác sĩ khuyến khích. Bởi lẽ việc trị bệnh cần được theo dõi thời gian dài. Không những thế, không ít người bệnh quên dùng thuốc hay tự ý ngừng thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Để đảm bảo phục hồi sức khỏe, chống lại bệnh lao được tốt nhất, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ lời chỉ dẫn của bác sĩ, khám định kỳ để đạt được kết quả tốt.
Khi nào người bệnh nên nằm viện?
– Nếu người bệnh không có đủ điều kiện cách ly ở nhà, hãy vào viện để phòng tránh lây nhiễm bệnh lao sang cho người thân cũng như để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân người bệnh.
– Các loại lao nặng, chẳng hạn như lao màng não, lao cột sống… thì nên điều trị ở bệnh viện, không nên điều trị tại nhà.
– Bệnh lao có nguy cơ chuyển đến giai đoạn suy hô hấp, phổi tổn thương rộng.
– Bệnh lao có nguy cơ gây ra trụy tuần hoàn, chẳng hạn như lao màng tim, lao phổi suy kiệt.
– Gặp các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ho ra máu, tràn khí, tràn dịch màng phổi
– Người bệnh bị tai biến gây ra bởi thuốc chống lao.
Xem thêm: Lao xương là gì? Có nguy hiểm không
Người bệnh lao cần lưu ý gì?
Khi mắc bệnh lao, người bệnh cần lưu ý đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể để có thể thúc đẩy quá trình phục hồi, nâng cao thể trạng. Người bị bệnh lao phổi cần có riêng một chế độ ăn uống.
– Năng lượng: Bệnh nhân lao có nhu cầu năng lượng tăng lên do mắc bệnh. Cần tăng năng lượng trong khẩu phần ăn từ 20 đến 30% để duy trì trọng lượng của cơ thể.
– Protein: Protein là chất rất quan trọng giúp ngăn ngừa sự lãng phí năng lượng được dự trữ trong cơ thể.
– Các vi chất dinh dưỡng: Cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất. Các chất này nên vượt 50 đến 150% lượng chất người bình thường kết nạp.
– Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu đạm, rau quả, calo, các loại nước ép…
– Người bệnh lao phổi thường bị phản ứng phụ là chán ăn trong khi điều trị bằng thuốc. Do đó cần chia nhỏ nhiều bữa ăn và đa dạng các món.
Phòng bệnh trước khi lo bệnh lao có chữa được không
Mặc dù bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nhưng mỗi chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh lao trước khi lo lắng bệnh lao có chữa được không. Bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh lao bằng các việc nhỏ sau:
Hạn chế tiếp xúc gần với bệnh nhân lao một cách tối đa
Điều này giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ hít phải khuẩn lao trong không khí. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì đừng quên đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và tránh nơi ngột ngạt, thiếu vệ sinh.
Khi chăm sóc bệnh nhân lao, chú ý khoog dùng chung bát đĩa, giường ngủ, chăn màn với người bệnh. Thường xuyên giặt giũ, tiệt trùng chăn màn, quần áo, ga gối bằng cách nhúng nước sôi và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để vi khuẩn lao bị tiêu diệt.
Tăng sức đề kháng của cơ thể
Ngay cả khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể thì cũng khó gây bệnh nếu bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Để được như vậy cần duy trì chế độ ăn lành mạnh. Bổ sung các chất chống oxy hóa trong rau xanh, hoa quả tươi. Đảm vào vitamin và protein đầy đủ…
Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
– Cần luyện tập cho mình thói quen dùng nước sát khuẩn để rửa tay thường xuyên. Bạn có thể loại bỏ bất kì vi khuẩn nào không chỉ riêng vi khuẩn lao.
– Không hút thuốc lá cũng như tránh xa khói thuốc, khói bụi… vì chúng là tác nhân tăng nguy cơ nhiễm trùng ở phổi, suy giảm hô hấp, tạo điều kiện cho khuẩn lao phát triển.
– Giữ gìn không gian sống sạch sẽ. Có thể lựa chọn máy lọc không khí để giúp cho không gian luôn tươi mát, tránh xa bụi bẩn ô nhiễm. Ngoài ra máy lọc không khí còn có các tác dụng khác trong việc diệt viruss gây bệnh, lây nhiễm, phòng trừ tác hại của môi trường gây các bệnh như ung thư, tạo ẩm cho không khí..
Tiêm vaccine ngừa lao
Cho đến nay, tiêm vacxin phòng ngừa bệnh lao vẫn là biện pháp phòng bệnh hàng đầu. Tiêm phòng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể để có thể chống lại vi khuẩn lao xâm nhập. Việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tác dụng phòng ngừa của vaccine không phải là 100%.
Trả lời